Tìm hiểu điện áp ghi trên bo mạch chủ cho những người chuyên Overclock

Một trong những thủ thuật lâu đời nhất để tăng khả năng ép xung thành công là tăng điện áp vào linh kiện mà bạn muốn ép xung.

Giới thiệu

Một trong những thủ thuật lâu đời nhất để tăng khả năng "ép xung" thành công là tăng điện áp vào linh kiện mà bạn muốn ép xung. Ngày nay, ngay cả bo mạch chủ bình thường cũng cho phép một số điều chỉnh điện áp, các Model cao cấp cho phép vô số tùy chỉnh. Vấn đề là ngay cả những người đam mê phần cứng cũng gặp khó khăn để hiểu được từng lựa chọn. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa chính xác của từng lựa chọn tùy chỉnh.

Các nhà sản xuất bo mạch chủ đáng bị phê phán cho toàn bộ sự nhầm lẫn này. Mặc dù các nhà sản xuất CPU và chipset đặt tên chính thức cho tất cả các thành phần điện áp họ sử dụng, mỗi nhà sản xuất bo mạch chủ, vì một lý do nào đó gọi cùng một thứ với những cái tên khác nhau. Thông thường, hướng dẫn đi kèm không giải thích ý nghĩa của từng chức năng - hướng dẫn sử dụng thường chỉ đơn giản lặp lại tên của chức năng như là một lời không rõ ràng và qua loa.

Lựa chọn thay đổi điện áp được thiết lập bên trong bo mạch chủ, được nhập bằng cách nhấn Del (hoặc F2 trên một số bo mạch chủ) sau khi bật máy tính. Nhưng chúng tôi nghĩ bạn đã biết điều này, bởi bạn quan tâm đến một chủ đề rất cụ thể.

Để hiểu hiệu điện thế, bạn cần phải hiểu một chút ít về cách mỗi nhà sản xuất CPU xử lý điện áp trên dòng sản phẩm của họ.

Bộ xử lý AMD

Bộ vi xử lý AMD sử dụng các điện áp sau đây (tên dưới đây là tên "chính thức” do AMD đặt):

  • VDD: Đây là điện áp CPU chính, mà cũng có thể được hiểu vCore. Thông thường khi chúng ta nói " điện áp CPU " chúng ta đang nói về thông số này. Tùy chọn thay đổi điện áp này sẽ hiển thị trên thiết lập bo mạch chủ là "CPU vCore", "Offset CPU Voltage", " CPU Voltage at Next Boot ", "CPU vCore 7-Shift" " Processor Voltage ".
  • VDDNB: Đây là điện áp được mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp CPU, bộ điều khiển CPU HyperTransport và bộ nhớ cache L3 CPU (nếu có) sử dụng . Các thành phần này được gọi chung là "NB" hoặc "North Bridge" của AMD. Vấn đề là một trong những con chip trên bo mạch chủ cũng có thể được gọi là "NB" hoặc "North Bridge" và hầu hết người dùng nhầm lẫn khi tìm ra thứ thực sự phải được cấu hình khi có một tùy chọn "NB" , do đó chúng ta sẽ phải tìm hiểu chủ đề này  chi tiết. Trên các CPU AMD cho tới socket AM2, các điện áp VDD và VDDNB đều giống nhau. Bắt đầu từ Socket AM2 + CPU AMD sử dụng điện áp riêng cho CPU và riêng cho mạch điều khiển bộ nhớ (AMD gọi điều này là "Dual Dynamic Power Management").
  • VDDA: Đây là điện áp được sử dụng bởi các mạch nhân tần xung nhịp đồng hồ bên trong CPU, còn được gọi là PLL (Phase-Locked Loop). Điện áp này có thể thay đổi thông qua các tùy chọn như "CPU Voltage VDDA" "CPU PLL Voltage", và thường chỉ có bo mạch chủ cao cấp có tùy chọn này.
  • VDDIO: Đây là điện áp được sử dụng bởi các tín hiệu trên bus bộ nhớ. JDEC (Tổ chức tiêu chuẩn hóa bộ nhớ) gọi điều này là điện áp SSTL (Stub Series Termination Logic). Đây là cấu hình điện thế bộ nhớ có thể được tìm thấy dưới nhiều tên khác nhau như "DIMM Voltage", "DRAM Voltage", " Memory Over-Voltage ", " VDIMM Select ", “Memory Voltage”, vv mặc định giá trị cho dòng này là 1,8 V với bộ nhớ DDR2 hoặc 1,5 V với những bộ nhớ DDR3 .
  • VTT: điện áp được sử dụng để cấp cho mạch logic Ternimal bên trong chip nhớ. Theo mặc định nó được thiết lập như là một nửa của VDDIO. Hãy chú ý vì các CPU Intel có một điện áp gọi là VTT mà ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau.
  • MEMVREF: Đây là điện áp bộ nhớ tham chiếu, mà "cấu hình" cả CPU và thanh nhớ để phân biệt mức điện áp là "0" hay "1", tức là điện áp trên các bus bộ nhớ dưới MEMVREF được được xem là "0" và điện áp ở trên mức này sẽ được xem là "1".

Theo mặc định mức điện áp này là một nửa của VDDIO (0.500x), nhưng một số bo mạch chủ cho phép bạn thay đổi tỷ lệ này, thường là thông qua hai lựa chọn, "Ctrl Ref DRAM Voltage" (đối với các tín hiệu điều khiển từ bus bộ nhớ; theo JEDEC tên chính thức điện áp này là VREFCA) và " DRAM Ctrl Data Ref Voltage " (đối với các tín hiệu dữ liệu từ bus bộ nhớ; Tên chính thức của JEDEC cho điện áp này là VREFDQ). Các tùy chọn này được cấu hình như một số nhân, ví dụ "0.395x" có nghĩa là các điện áp tham chiếu sẽ gấp 0,395 lần VDDIO.

  • VLDT: Điện áp sử dụng trong các liên kết HyperTransport từ CPU. Điện áp này được gọi là "HT Voltage", "HT Over-Voltage", "NB / HT Voltage" và những tên gọi tương tự. Giá trị mặc định cho đường dây này là 1,2 V.

\"/\"Thách thức đối bo mạch dùng với những bộ vi xử lí của AMD là để tìm ra NB có nghĩa là gì bên trong các tùy chọn cấu hình điện áp.

Như đã giải thích, "NB" có thể có nghĩa là NorthBridge  (điều khiển bộ nhớ, bộ điều khiển bộ nhớ cache L3 và HyperTransport, nếu có) bên trong CPU hoặc các chip NorthBridge từ chipset. Có một số gợi ý để khám phá điều này.

Nếu "NB" được viết cùng với "CPU" hoặc "Processor", vậy tùy chọn này là để cấu hình các dòng điện áp VDDNB từ CPU. Ví dụ: "CPU / NB Voltage", " CPU NB Over Voltage ", "CPU / NB Offset Voltage " " Processor-NB Voltage ".

Nếu chỉ có một điện áp tùy chọn sử dụng tên "NB", vậy nó có thể cấu hình các dòng điện áp VDDNB.

\"/\"Nếu có nhiều lựa chọn điện áp dùng tên là "NB" và bo mạch chủ cũng có một tùy chọn "CPU / NB Voltage", các tùy chọn này là dành cho bộ chip, không phải cho CPU. Đối với một ví dụ thực tế, hãy xem xét một bo mạch chủ có ba lựa chọn: "CPU / NB Voltage", "NB Voltage" và "NB 1.8 V Voltage ". Tùy chọn đầu tiên đề cập đến các dòng CPU VDDNB (điều khiển bộ nhớ, giao diện HyperTransport  và cache L3), trong khi hai cái còn lại dùng cho các chipset bo mạch chủ.

Các điện áp mặc định khác nhau tùy thuộc vào CPU. Một trong những điều đầu tiên một chuyên giai chạy Overclock cần làm trước khi cố gắng thay đổi các tùy chọn điện thế là tìm hiểu các giá trị mặc định cho CPU của mình là gì. Điều này có thể được tìm thấy trên một tài liệu từ bộ xử lý AMD gọi là "Power and Thermal Data Sheet ", đều có cho mỗi họ CPU.

Bộ xử lý AMD - Tùy chọn Chipset

Các tùy chọn liên quan đến Chipset bao gồm tất cả các điện áp không được mô tả trên trang trước. Chúng bao gồm:

  • NB Voltage : Nếu bạn đã chắc chắn rằng tùy chọn "NB Voltage" trên bo mạch chủ của bạn không liên quan với điện áp CPU VDDNB (xem trang trước), vậy thì tùy chọn này dùng để chỉ điện áp từ chip NorthBridge từ chipset.
  • NB 1.8 V Voltage : chipset của AMD sử dụng hai điện áp tách biệt, một với 1.2 V (được cấu hình thông qua các tùy chọn ở trên và gọi là VDD_CORE) và thứ hai với 1.8 V, được cấu hình thông qua các tùy chọn này, và thường là điện thế sử dụng mạch nhân xung nhịp chipset (PLL, Phase-Locked Loop).
  • Điện áp đồ họa: Tùy chọn này, có sẵn trên một số bo mạch chủ với video có sẵn, cho phép bạn tăng điện áp từ bộ điều khiển video chipset tích hợp, có ích nếu bạn đang ép xung đồ họa của bo mạch chủ. Tùy chọn này còn được gọi là "mGPU Voltage".
  • Điện áp SidePort: Đây là điện áp cho chip bộ nhớ video trên Motherboard được sử dụng trong các đồ họa tích hợp từ bo mạch chủ .
  • Điện áp SB: điện áp được sử dụng bởi các chip SouthBridge từ chipset.
  • Điện áp PCI Express: điện áp được sử dụng trên các bus PCI Express. Bạn có thể muốn nâng cao nó nếu bạn ép xung bus này. Nó có thể được tìm thấy qua các tùy chọn như " PCIE VDDA Voltage " "VDD PCIE Voltage".

Bộ xử lý Intel

Bộ vi xử lý Intel sử dụng điện áp sau đây (tên dưới đây là những tên chính thức):

  • VCC: Đây là điện áp CPU , mà cũng có thể được gọi là vCore. Thông thường khi chúng ta nói " điện áp CPU " chúng ta đang nói về thông số này. Tùy chọn thay đổi điện áp này sẽ hiển thị trên bo mạch chủ thiết lập là "CPU Voltage", "CPU Core" vv
  • VTT: đường điện áp  cung cấp mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp (trên CPU có bộ phận này), bus QPI (trên các CPU có bộ phận này), tại Terminal FBS (trên các CPU dựa trên kiến trúc này), các bộ nhớ cache L3 ( trên các CPU có tính năng này), bus điều khiển nhiệt (PECI, Platform Environmental Control Interface,) và các mạch khác, tùy thuộc vào CPU.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng trên những CPU AMD "VTT" là tên của một hiệu điện thế khác; các VTT trên CPU Intel là tương đương với VDDNB trên AMD CPU. Điện áp này có thể thay đổi thông qua các tùy chọn như "CPU VTT", "CPU FSB", "IMC Voltage" "QPI / VTT Voltage".

  • VCCPLL: Điện áp sử dụng bởi các bộ nhân tần số xung nhịp CPU (PLL, Phase-Locked Loop). Điện áp này có thể thay đổi thông qua một tùy chọn gọi là "CPU PLL Voltage".
  • VAXG: Điện áp sử dụng bởi bộ đồ họa tích hợp bên trong CPU, có sẵn trên bộ vi xử lý Pentium G6950, Core i3 5xxx và Core i5 6xx. Tùy chọn này có thể được gọi bằng tên là " Graphics Core ", "GFX Voltage", "IGP Voltage", " IGD Voltage " "VAXG Voltage".
  • Điện áp đồng hồ CPU: Một số bo mạch chủ cho phép bạn tăng điện áp từ đồng hồ cơ bản CPU, thông qua các tùy chọn gọi là "CPU Clock Driving Control" hoặc " CPU Amplitude Control ".

Bây giờ hãy xem vào những tùy chọn bộ nhớ.

Bộ xử lý Intel - Tùy chọn Bộ nhớ

Trong khi tất cả các CPU của AMD đều tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ , điều này là không đúng với tất cả các Model của Intel, nơi mà chỉ có trong những Model mới hơn (Core i3, Core i5 và Core i7) có tính năng này. Vì vậy điện áp trên các bus bộ nhớ hiện nay có thể được CPU hay do chip NorthBridge của chipset (MCH, Memory Controller Hub) cung cấp , tùy thuộc vào nền tảng mà bạn có.

Các bus bộ nhớ đòi hỏi ba điện áp khác nhau:

  • VDDQ: Đây là điện áp được sử dụng bởi các tín hiệu trên bus bộ nhớ. JDEC (Tổ chức tiêu chuẩn hóa bộ nhớ) gọi đây là điện áp SSTL (Stub Series Termination Logic). Nó có thể được tìm thấy dưới nhiều tên khác nhau như "DIMM Voltage", "DIMM Voltage Control", "DRAM Voltage", "DRAM Bus Voltage", " Over-Voltage ", " VDIMM Select "," Memory Voltage", vv . Giá trị mặc định cho điện áp này là 1.8V với bộ nhớ DDR2 ( SSTL_1.8 )  hoặc 1.5V với những bộ nhớ DDR3 ( SSTL_1.5 ) .
  • Điện áp Terminal : Điện áp này được sử dụng để cấp trạng thái logic Terminal bên trong chip nhớ. Theo mặc định nó được thiết lập bằng một nửa của điện áp VDDQ . Tùy chọn này có thể được gọi là "Termination Voltage " hoặc "DRAM Termination ". Hãy chú ý vì điện áp này với CPU AMD được gọi là VTT, nhưng với CPU Intel VTT là điện áp thứ cấp của bộ xử lý (xem trang trước).
  • Điện áp tham chiếu: Điện áp tham chiếu bộ nhớ  "cấu hình" cả mạch điều khiển bộ nhớ và thanh nhớ bộ nhớ về mức độ điện áp để phân biệt những gì đang được xem xét là "0" hay "1", tức là điện áp được tìm thấy trên các bus bộ nhớ dưới mức điện áp tham chiếu được coi là "0" và điện áp ở trên mức này sẽ được coi là một "1".

Theo mặc định mức điện áp này là một nửa của điện áp SSTL (0.500x), nhưng một số bo mạch chủ cho phép bạn thay đổi tỷ lệ này, thường là thông qua các tùy chọn như thế "DDR_VREF_CA_A", "Ctrl Ref DRAM Voltage" và tương tự.

 "CA", "Ctrl" " Address " chỉ ra các tín hiệu điều khiển từ Bus bộ nhớ (tên chính thức của JEDEC cho điện áp này là VREFCA), trong khi "DA" và " Data " chỉ các luồng dữ liệu từ bus bộ nhớ (JEDEC của tên chính thức cho điện áp này là VREFDQ). Các tùy chọn này được cấu hình như một số nhân, ví dụ "0.395x" có nghĩa là các điện áp tham chiếu sẽ gấp 0,395 lần so với điện áp SSTL. Thông thường, bo mạch chủ dùng với bộ xử lý Intel cho phép bạn kiểm soát các điện áp cho mỗi kênh bộ nhớ. Vì vậy, "DDR_VREF_CA_A" có nghĩa là điện áp tham chiếu điều khiển cho kênh A, trong khi "DDR_VREF_CA_B" cấu hình điều khiển điện áp tham chiếu cho kênh B.

Bộ xử lý Intel - Tùy chọn Chipset

Các tùy chọn liên quan đến Chipset bao gồm tất cả các điện áp không được mô tả trên trang trước đó. Chúng bao gồm:

  • Điện áp NorthBridge : Đây là điện áp cung cấp cho chip NorthBride của chipset bo mạch chủ. Intel gọi chip này là MCH (Memory Controller Hub, trên các bo mạch chủ nhắm dùng CPU không tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ ), IOH (I/O Hub, trên các bo mạch chủ dùng CPU tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ dùng Chipset 2-chip ) hoặc PCH (Platform Contoller Hub, trên các bo mạch chủ với CPU tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ sử dụng một giải pháp chipset 1-chip ), vì vậy tên của tùy chọn này có thể thay đổi một chút.

PCH có hai điện áp riêng biệt : VccVcore (thường gọi trên thiết lập bo mạch chủ là "PCH 1,05 V" hoặc "PCH Voltage", là điện áp Chip chính) và VccVRM (thường gọi trên thiết lập bo mạch chủ là "PCH 1.8V" hoặc "PCH PLL Voltage", cung cấp mạch nhân tần bên trong chip).

·         Điện áp SouthBridge: cung cấp cho chip SouthBridge của chipset bo mạch chủ. Điều quan trọng cần lưu ý rằng Intel gọi chip này là ICH (I/O Controller Hub) và do đó tên của các tùy chọn có thể khác nhau - "SB Voltage", "ICH Voltage"  .

  • Điện áp PCI Express: Nếu bạn muốn thay đổi điện áp PCI Express, bạn sẽ phải nghiên cứu và xem vị trí mỗi khe cắm PCI Express hoặc đường truyền ( Lane ) được kết nối vào hệ thống.

Ví dụ, một số CPU Intel có thể điều khiển một PCIe x16 hoặc hai kết nối PCI2 x8 cho Card màn hình , với các khe cắm tốc độ thấp được Chipset ( PCH ) điều khiển. Trên một số cấu hình khác, khe PCIe x16 được các chip NorthBridge  (MCH hoặc IOH) cung cấp, trong khi đó tốc độ khe PCIe tốc độ thấp hơn được điều khiển bởi chip NorthBridge (ICH).

Điện áp dùng cho những Lane PCIe thường được nối trực tiếp với đường điện áp của chip và do đó sẽ được tự động thay đổi khi bạn thay đổi CPU, điện áp NorthBridge (PCH / MCH) hay điện áp SouthBridge, tùy thuộc vào nơi các Lane kết nối . Một số chipset (đáng chú ý nhất Intel X58) có một nguồn cung cấp điện áp riêng cho những Lane của PCIe và trên bo mạch chủ dựa trên các chipset này, bạn có thể tìm thấy các cấu hình điều chỉnh điện áp riêng cho PCIe. Ví dụ, "IOHPCIE Voltage" sẽ điều chỉnh điện áp từ những Lane của PCIe điều khiển bởi chip NorthBridge (IOH) của bo mạch chủ, trong khi "ICHPCIE Voltage" sẽ điều chỉnh điện áp từ Lane của PCIe kiểm soát bởi các chip SouthBridge (ICH) của bo mạch chủ.

Điện áp đồng hồ của PCIe: Một số bo mạch chủ cho phép bạn tăng điện áp tín hiệu đồng hồ được những Lane của PCIe sử dụng . Tùy chọn này được gọi là " PCI-E Clock Driving Control " hay " PCI Express Amplitude Control ".

 \"/\"