Thử nghiệm Chipset AMD 890GX

Nếu có lĩnh vực nào đã được AMD cải thiện đáng kể trong những năm qua thì đó chính là mảng chipset. Tạo ra chipset không hề dễ, và chắc chắn là không mang lại quá nhiều lợi nhuận.
SATA 6G và hỗ trợ USB 3.0 

 

Nếu có lĩnh vực nào đã được AMD cải thiện đáng kể trong những năm qua thì đó chính là mảng chipset. Tạo ra chipset không hề dễ, và chắc chắn là không mang lại quá nhiều lợi nhuận. Hồi thập niên 90 có hàng chục hãng sản xuất chipset khác nhau nhưng giờ chỉ còn lại 3. Intel là nhà sản xuất chipset lớn nhất thế giới, còn NVIDIA và AMD thì ngang ngửa nếu như so sánh về các sản phẩm đã phát hành NVIDIA vẫn cung cấp rất nhiều chipset serie 6000 sang thị trường AMD, cộng thêm chipset Ion cho Intel

\"\"
Phân loại chị trường chipset AMD 800.
 

Chipset vẫn là một kết hợp của AMD. Khả năng đồ họa của họ vẫn đứng đầu trong suốt mấy năm qua, xét cả về tốc độ lẫn các tính năng so với các loại khác trên thị trường. Mặt khác, tốc độ SouthBridge lại cần cải thiện rất nhiều. SouthBridge ATI nguyên bản nhiều lỗi đến mức nhiều hãng sản xuất bo mạch chủ chọn cách kết hợp NorthBridge ATI với SouthBridge ULi (cho đến khi NVIDIA mua lại ULi). Sau đó việc này chấm dứt và các nhà sản xuất bo mạch chủ lại mắc kẹt với SouthBridge ATI. Giờ đây ATI (đã được AMD mua lại) đã cải tiến tốc độ SouthBridge của họ cùng với các tính năng trong serie SB600 và SB700 sau này, nhưng vẫn kém xét về IOP/S với cả mạch điều khiển SATA và USB.

Serie AMD 700 trước đó được sản xuất toàn bộ bằng quy trình 55nm của TSMC, và thế mạnh mà AMD có là khả năng tiết kiệm điện. So sánh trực tiếp với các sản phẩm tương đương, các chipset này tiêu thụ điện ít hơn rất nhiều. Tính tiết kiệm điện là một điểm sáng của các chipset này, nhất là khi so với bộ tính năng đầy đủ và tốc độ đã cải thiện của chúng. Đây có thể là lý do duy nhất giúp AMD còn trụ lại trên thị trường, thậm chí cả trên các CPU được sản xuất bằng công nghệ cũ hơn cả một thế hệ so với công nghệ tân tiến nhất của Intel.     

\"\"
2 bo mạch chủ AMD 890GX đầu tiên mà mọi người được diện kiến. Ngoài ra còn có bo mạch Asus vừa phát hành.

Serie chip AMD 700 nguyên bản được phát hành cuối năm 2007, cập nhật vào 2008 và 2009, cực điểm là NorthBridge AMD 785G. Giờ đây đã là năm 2010, và một thế hệ chipset AMD 800 mới sắp ra đời. Đầu tiên là 890GX tích hợp để thay thế AMD 790GX già cỗi. 890GX là sự kết hợp thú vị của cũ và mới, nhưng liệu AMD có thể vượt qua được cái bóng của tốc độ southbridge nghèo nàn hay không? Một câu hỏi rất thực tế…  

AMD 890GX

Nói về AMD 890GX, mọi người thường nghĩ ngay đến việc đây là chip đồ họa tích hợp DirectX 11 đầu tiên. Nhưng thực ra không phải như vậy. Phần đồ họa trên chip vẫn dựa trên RV620 có trong AMD 785G. 

Điều này không hẳn là xấu, bởi nó vẫn là Chip đồ họa tích hợp DX 10.1 đầu tiên trên thị trường. Giờ đây nó mang tên chip đồ họa HD 4290, vẫn có 40 SP – Stream Processing -  (gồm 1 đơn vị SIMD), 4 đơn vị ROP, và 8 đơn vị địa chỉ kết cấu. Cái tốt của AMD là tạo cho chip này xung nhịp ở 700 MHz, so với 500 MHz của 785G. Kèm theo mức tăng này nhưng mức tăng TDP rất nhỏ do việc thiết kế lại chip.

AMD cũng cho phép kết hợp Card màn hình Radeon HD 5450 với 890GX, giúp tăng tốc độ đáng kể. Bên cạnh đó lại hỗ trợ đầy đủ những tính năng của DirectX 11 .

\"\"
Topology tổng thể của chipset mới. Chú ý đến kết nối Alink Express III và hỗ trợ SATA 6G.

Phần Playback video của Chip khá là ấn tượng. Nó có 2 đơn vị AVIVO HD, vì thế cả 2 dòng playback 1080p đầy đủ đều được hỗ trợ cùng lúc có vẻ quá nặng cho 40 SP của 890GX… Dù sao thì chức năng playback vẫn rất tốt, và playback Blu-ray không sử dụng quá nhiều sức mạnh của CPU.

Thật không may, do chip này không được thiết kế lại toàn bộ bằng Chip serie HD 5000 nên nó vẫn không hỗ trợ Bitstreaming của Codec âm thanh HD. Người dùng sẽ phải chọn Dolby Digital 5.1, DTS, và 2 kênh LPCM nữa khi cần âm thanh HDMI trên chipset này.  

\"\"
Nó có thể không quá ấn tượng, nhưng chắc chắn là rất tốt!
 

Điểm đáng kể nhất trên serie chipset AMD 800 là hỗ trợ SATA 6Gbps . AMD là hãng đầu tiên áp dụng hỗ trợ SATA 6G trong Chipset , và đi trước Intel cả năm trời về việc này. Rất nhiều người cảm thấy hào hứng khi AMD áp dụng hỗ trợ này cũng như khắc phục các vấn đề về tốc độ và AHCI mà SouthBridge của họ gặp phải.     

AMD cũng muốn đẩy mạnh hỗ trợ USB 3.0 thực sự, nhưng chức năng này không có trong SouthBridge SB850. Thay vào đó, AMD sẽ dựa vào mạch điều khiển NEC USB 3.0 vào các thiết kế Motherboard sau này, và phần lớn trong só chúng sẽ có chức năng USB 3.0. AMD rất tự hào về việc áp dụng PCI-E 2.0 vào tất cả những mạch tích hợp.

Mạch điều khiển USB 3.0 sử dụng lane 1 x PCI-E 2.0 với tốc độ truyền dữ liệu 2 hướng là 1 GB/giây (500 MB/giây cho mỗi hướng). Điều này giúp xử lý tốc độ lý thuyết 480 MB/giây của hỗ trợ USB 3.0 băng thông. 

\"\"
AMD không làm chúng ta thất vọng về băng thông liên chip khi dùng thiết bị ngoại vi tốc độ cao. 

AMD cũng đã nâng cấp lane 2 x PCI-E 1.0 của Chip SB750 lên thành lane 2 x PCI-E 2.0 đầy đủ trong Chip SB850. Lại một lần nữa điều này cho phép có băng thông đầy đủ ở tốc độ SATA 6G. Tốc độ 2 GB/giây băng thông cho những thiết bị ngoại vi khác có thể xử lý được các dòng dữ liệu của một số ổ đĩa nhanh nhất cấu hình RAID.

Đây là một lợi thế của AMD so với chipset H55 và H57 mới nhất của Intel. Tuy các bộ vi xử lý chủ đạo Core i7/i5/i3 đều có hỗ trợ PCI-E 2.0 từ CPU nhưng các Chipset kèm theo chúng chỉ sử dụng PCI-E 1.0, tức là bất kỳ khe cắm nào không kèm khe cắm đồ họa PCI-E thì đều là 1.0, và tất cả các chip đi kèm dùng một lane PCI-E để kết nối thì đều bị giới hạn ở tốc độ PCI-E 1.0. Cả hai mạch điều khiển SATA 6G và USB 3.0 đều có thể dễ dàng sử dụng hết lane 1 x PCI-E 1.0 nếu nối với thiết bị tốc độ cao. Ở đây chủ yếu nói về ổ SSD.  

Tuy Northbridge có ưu điểm là đem đến cho người dùng phần tốc độ đồ họa tăng thêm của 200 MHz, nhưng điểm đặc biệt thực sự ở đây lại là SouthBridge SB850. Giờ đây chúng ta cần đăt ra câu hỏi liệu AMD có thể đạt được tốc độ cao nhất khi thiết kế southbridge hay không.

Gigabyte 890GPA-UD3H

Đây là một trong những bo mạch 890 đầu tiên của AMD được tung ra thị trường. Giá bán lẻ của bo mạch này chưa được ấn định cụ thể, nhưng tối đa sẽ vào khoảng $169. Khác với 785G, 890G có thể tách 16 lane 16 PCI-E 2.0 PEG thành 2 x 8 lane. Nó cũng có mạch điều khiển NEC USB 3.0 và hỗ trợ SATA 6G địa phương cho southbridge SB850.

Bo mạch này có 128 MB bộ nhớ Sideport chạy với tốc độ DDR3 1333. Bộ nhớ này giúp tăng tốc độ đồ họa, lớn hơn nhiều so với khi chỉ dựa vào bộ nhớ chính bị chia sẻ .  

\"\"
Bo mạch Gigabyte (bên phải) là mẫu ATX đầy đủ tính năng và có hỗ trợ CrossFire. Bo mạch MSI cũng có đầy đủ tính năng với hỗ trợ CrossFire, nhưng thuộc chuẩn Micro-ATX.

Gigabyte đã áp dụng triết lý Ultra-Durable 3 vào bo mạch này, vì thế có có chứa 57g đồng trong bảng mạch in, cuộn cảm ferrit, và tụ điện. Ngoài ra nó còn cung cấp cho cổng USB có điện năng gấp 3 lần so với các thiết kế trước đó. 

Nói chung bo mạch này có thiết kế rất tốt, nhưng pha điện năng đến CPU lại không tốt lắm. Ban đầu có vẻ như chúng ta đã vướng vào một cuộc chiến pha điện giữa các nhà sản xuất, nhưng may thay cuộc chiến này đã lắng xuống. Tuy các bo mạch chủ cao cấp hơn vẫn có thể có trên 8 pha, nhưng hầu như các pha bổ sung này đều bị phung phí hoặc đóng góp không đáng kể xét về tính ổn định khi overclock. Bo mạch này của AMD có thiết kế 4+1, quá đủ ngay cả với chip TDP 140 watt, và cũng thừa để chạy chip Phenom II X6 của AMD. 

Khi thử nghiệm 3 dạng cải tiến BIOS, mỗi dạng đều có tiến bộ hơn so với dạng trước đó xét về độ ổn định, tốc độ hoặc tính năng. Các bản BIOS F3c mới nhất giờ đây đã hỗ trợ đầy đủ tiện ích AMD OverDrive và Black Edition Memory Profiles (BEMP).

Bo mạch này rất ổn định, và không bị nóng quá. Hỗ trợ BIOS rất tốt, có đủ hầu hết các thiết lập yêu cầu. Nó cũng cho phép sử dụng profile BIOS. ACC không còn được hỗ trợ trong chip SB850, vì thế nó không có trong các bo mạch chủ mới này để kích hoạt các lõi bị vô hiệu hóa ( nếu có ) .  

\"\"
Pha 8+2 nổi tiếng của Gigabyte đã biến mất. Thay vào đó các nhà thiết kế đã chọn pha 4+1 rẻ hơn nhưng hiệu quả không kém.   

Thiết lập kiểm định

So sánh 890GX với 785G cũ hơn sử dụng SouthBridge SB750.

Intel đã có những cải tiến đáng kể về tốc độ đồ họa tích hợp, nhưng vẫn chậm hơn khoảng 30% so với AMD 785G trong hầu hết các ứng dụng. Tốc độ đồ họa tích hợp của NVIDIA thì tiến sát AMD hơn, nhưng vẫn chậm hơn AMD khoảng 15%. Chủ yếu chúng ta xem cải tiến tốc độ giữa các thế hệ chipset AMD.  

Để kiểm tra 785G , sử dụng Driver preview Catalyst 10.3 cùng với driver AHCI của AMD ra tháng 10/2009. 890GX cũng sử dụng cùng driver Cat 10.3 và AMD ACHI. Dùng thử dùng driver Microsoft AHCI 1.0 chuẩn, nhưng tốc độ trên SB 850 tệ hơn nhiều khi dùng driver đó. 

\"\"
Asus cũng tham gia cuộc đua này! Khác với những sản phẩm khác, sản phẩm lần này có sẵn cơ chế unlock nhân. 

AMD Phenom II X2 555
2 x 2GB OCZ Platinum DDR-3 1600 @ DDR-3 1333 với timing 7.7.7.30  
Ổ cứng Seagate 500 GB 7200.11
Lite-On SATA DVD-R/RW
Corsair 750TX Power Supply
OCZ Rally2 4GB Flash Drive để kiểm định USB
Asus M4A785TD-EVO (chipset AMD 785G)
Gigabyte 890GPA-UD3H

Kết quả SiSoft Sandra 2010a

Tốc độ các bo mạch chủ trong CPU thông thường chỉ chênh lệch vài %, chủ yếu là vì mạch điều khiển bộ nhớ đã tích hợp vào CPU  cả của AMD và Intel. Dùng SiSoft để kiểm tra tính bền vững, và dùng chương trình kiểm tra File System để biết hiệu suất SATA.  

 \"\"

\"\"

 

Đúng như dự tính, hai bo mạch có kết quả như nhau khi cùng làm việc với một CPU. Băng thông bộ nhớ của 890GX hơi thấp, nhưng sẽ được cải thiện bằng việc tối ưu hóa BIOS hơn nữa trong quá trình phát triển sản phẩm. Tiếp theo hãy đến với phần hấp dẫn nhất.

 \"\"

\"\"


 Tuy đã được cải thiện so với SB600 nhưng SB750 vẫn không hơn hẳn khi xét về tốc độ I/O. Mạch điều khiển Intel và NVIDIA SATA chạy nhanh hơn nhiều, và SATA 6G mới này không thể cạnh tranh nổi với mạch điều khiển SATA 2 cũ hơn trong SB750. Không biết liệu đây có phải do driver hay không, nhưng khi chuyển sang driver MS AHCI 1.0 và tốc độ đã giảm so với driver AMD AHCI.

Đây là một bo mạch còn rất mớ, và tốc độ của nó sẽ còn được cải thiện trong quá trình cải tiến BIOS và driver. Tuy nhiên vẫn không khỏi thất vọng khi thấy mạch điều khiển SATA 6G mới nhất lại có tốc độ chung kém cỏi như vậy. Kết quả có thể thay đổi, nhưng chắc chắn không có cải tiến lớn bởi trong sản phẩm mới này tốc độ SATA 2 lại thấp hơn. 

Kiểm định HDTach 3.0.0.4 HDD và USB   

HD Tach HDD

Chúng ta tò mò về tốc độ đọc khi sử dụng HDTach, và có vẻ như điều này quyết định ấn tượng ban đầu về sản phẩm. Mặc dù ổ đĩa có tương thích với SATA 2 nhưng cả SB750 và SB850 đều không nhận và đặt tốc độ ở SATA 150. Lần này sử dụng kiểm định vùng 8 MB.

 \"\"

\"\"

\"\"

\"\"


Kết quả này trông có vẻ khá hơn một tí chút , nhưng rõ ràng nó không cho biết tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên như kiểm định SiSoft. 

HD Tach USB

Kiểm tra tốc độ USB tổng thể của chipset này bằng flash USB OCZ Rally2 và mạch điều khiển NEC USB 3.0 .

 \"\"

\"\"

\"\"

\"\"


Kết quả này khá thú vị. Tuy rõ ràng thẻ nhớ này không phải là thiết bị lưu trữ nhanh nhất nhưng nó cho thấy sự khác biệt chung của các mạch điều khiển. Để thay đổi, giờ đây SB850 chạy nhanh hơn SB750 một chút, mà SB750 lại cao hơn so với SB600. Tuy nhiên khi chuyển sang mạch điều khiển NEC USB 3.0 thì tốc độ tăng vọt. Đó là chưa kể đến tốc độ USB 3.0 vẫn chưa được kiểm định.

Unigine Tropics, Oblivion, và lượng điện tiêu thụ 

Kiểm định Unigine Tropics 

Kiểm định địa phương DX 10.1 được đặt ở độ phân giải 800 x 600 không có AA/AF, shader thấp, và không có giới hạn nào hết.

 \"\"

Tốc độ tổng thể tăng khá mạnh, tuy vẫn chưa đều ngay cả khi ở độ phân giải thấp. Phần 200 MHz tăng thêm vào khoảng 25% tốc độ tổng thể so với 785G.

Oblivion

Độ phân giải đặt ở 800 x 600, thiết lập ở chất lượng trung bình, không có AA/AF.

 \"\"

Lại một lần nữa tốc độ khung có sự thay đổi rõ rệt, và mức tăng lớn nhất là ở tốc độ khung tối thiểu. Bo mạch hỗ trợ khá tốt thế hệ game mới nhất, đồ họa rất ổn so với các đồ họa tích hợp khác.  

Lượng điện tiêu thụ

Bo mạch này được kiểm định mà không có card video độc lập, giúp dễ dàng tăng gấp đôi mức độ tiêu thụ điện tùy vào loại card sử dụng. AMD muốn chứng tỏ rằng giờ đây họ đã có SATA 6G và tăng được tốc độ đồ họa nhờ chipset TDP. Hãy xem sự khác nhau giữa bo mạch 785G cũ và 890GX mới.

 \"\"

\"\"


Sự khác biệt giữa hai bo mạch này rõ ràng là không lớn lắm xét trong hoàn cảnh cụ thể. Bo mạch Gigabyte có cả mạch điều khiển USB 3.0 phụ thêm và mạch điều khiển SATA 2 rời, cả hai đều tiêu thụ điện khi được kích hoạt. Bo mạch Asus về bản chất là 785G khi bỏ đi các bộ phận này. Tuy xung nhịp lõi của đồ họa nhanh hơn 200 MHz nhưng mức độ điện tiêu thụ tổng thể lại thay đổi không đáng kể. 6 watt khi sử dụng đồ họa không đáng là bao. 

Lời kết

Chúng ta đã trông chờ nhiều hơn ở AMD với thế hệ chipset mới này. Tất nhiên thì AMD cũng sẽ tích hợp được nhân đồ họa hỗ trợ DX11 đầy đủ với CPU Fusion, nhưng chúng ta sẽ chưa được xem thêm một thiết kế chipset nào khác dành cho notebook hoặc desktop cho đến khi Fusion ra mắt.

DX10.1 không phải quá cao cấp nhưng cũng đủ cho AMD tại thời điểm này . Dù sao thì phần đồ họa trên Chipset này cũng thừa đủ để chơi hầu hết các game ở thiết lập cấu hình thấp. Khả năng tương thích cũng cao và là một điểm cộng nữa cho chipset này. 

\"\"

Chú ý đến các cổng USB 3.0 màu xanh trên cả 2 bo mạch. AMD đang cố đưa chức năng  USB 3.0 vào toàn bộ serie chipset và bo mạch 800, nhưng nó có thể không xuất hiện trên các hệ thống giá rẻ.

Việc đưa thêm hỗ trợ SATA 6G cũng là một điểm mạnh nữa của chipset này. Nhưng thật không may, kiểm định cho thấy một số vấn đề ban đầu trong việc sử dụng chipset này. AMD đã bị chỉ trích rất nhiều về tốc độ I/O SouthBridge khi làm việc với những thiết bị USB và SATA, và SB850 tiếp tục truyền thống không mấy tự hào đó. Không biết liệu đây là lỗi của BIOS, hay là thiếu driver mới, nhưng thậm chí cả khi tốc độ SATA 1 và 2 đã giảm đi so với thế hệ trước đó, AMD vẫn cần phải trả lời rất nhiều câu hỏi. 

Việc đẩy mạnh áp dụng USB 3.0 là một điều tốt, và đến giờ thì mạch điều khiển NEC vẫn hoàn toàn ổn định. Tuy không thể kiểm tra được tốc độ USB 3.0 nhưng tốc độ USB 2.0 của nó thì vượt trội tất cả các sản phẩm khác cùng loại. Đây là một trong những điểm sáng nhất của sản phẩm này. Thực sự AMD đang thúc giục các đối tác đưa chức năng này vào càng nhiều bo mạch chủ càng tốt.  

\"\"

Cải tiến trình duyệt mới đã được driver Catalyst 10.3 hỗ trợ.

Cuối cùng, thật tuyệt vời khi thấy AMD tiếp tục cho ra những chipset mới, nhưng họ vẫn chưa khắc phục được vấn đề về tốc độ trong Chip SouthBridge vốn đã khiến họ không ít lần bị chỉ trích. Cho đến giờ chưa có ấn tượng gì về tốc độ của SATA 6G so với các sản phẩm trước đây.    

 \"\"