Làm thế nào để khôi phục dữ liệu trên ổ SSD đã kích hoạt TRIM?

Ổ SSD rất đáng để đầu tư bởi nó có tốc độ cao hơn nhiều so với ổ cứng thông thường. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có một vấn đề nhỏ: ngay sau khi bạn xóa một file trên ổ SSD đã kích hoạt TRIM, dữ liệu đó sẽ biến mất vĩnh viễn.

Lời mở đầu

Bạn đã bao giờ nâng cấp PC và tự hỏi tốc độ sẽ tăng mạnh ở đâu chưa? Chắc chắn rồi, bởi CPU ngày càng phải thực hiện những công việc nặng nề hơn, nếu như bạn cài thêm một loạt ứng dụng khác thì gần như ngay lập tức bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi về tốc độ.  

Nhưng rồi SSD xuất hiện, một sáng chế tuyệt vời hội tụ với bộ nhớ Flash NAND cực nhanh và mạch điều khiển hiệu quả vào một vỏ 2.5 inch nhỏ bé nhưng khiến ngay cả những ổ cứng cơ học nhanh nhất cũng phải chào thua. Đúng vậy, ổ SSD sẽ tăng đáng kể tốc độ PC, và thực lòng thì trước khi nó ra mắt thị trường, nhiều người đã nhận ra ổ cứng cơ học có hạn chế ra sao. 

Nhưng bên cạnh đó SSD cũng tồn tại một vấn đề khiến nó không được quan tâm nhiều cho lắm kể từ khi TRIM được giới thiệu mùa thu năm ngoái. Nó có kích thước rất nhỏ và tốc độ rất lớn, nhưng như vậy không có nghĩa đây là một sản phẩm hoàn hảo.    

Lý do để dùng TRIM, và nhược điểm của nó

Khi SSD bắt đầu cất cánh, và Intel nhanh chóng trở thành một nhà phát triển mạch điều khiển cho SSD, một lỗ hổng lớn được phát hiện… sự suy giảm tốc độ. Ban đầu người ta tưởng rằng chỉ có ổ của Intel mới mắc lỗi này, nhưng hóa ra gần như mọi Model trên thị trường đều bị lỗi tương tự. 

Gần như tất cả những thiết bị lưu trữ mà ta sử dụng hàng ngày đều xử lý file theo một cách tương tự. Khi xóa một file, đường link tới dữ liệu đó chứa trong danh mục thiết bị lưu trữ (ở ổ cơ là LBA) sẽ bị xóa trắng. Hãy tưởng tượng một danh sách các bộ phim ưa thích của bạn được ghi trên giây. Bạn chỉ việc đốt nó đi. Danh sách đó đã mất nhưng các bộ phim thì vẫn còn đó. Nguyên tắc lưu trữ là như vậy. 

Do dữ liệu vẫn còn nguyên nên có thể khôi phục lại được – ít nhất cho đến khi chính các khối đó bị ghi đè dữ liệu mới lên. Những ai vô tình xóa nhầm file đều rất biết ơn cơ chế này. Khi SSD xuất hiện, cơ chế xử lý dữ liệu thì không thay đổi, nhưng tốc độ hoàn thành quy trình thì đã thay đổi. 


Ổ cơ khí truyền thống có thể ghi đè dữ liệu mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ. Đó là lý do tại sao sau nhiều năm sử dụng, tốc độ vẫn không bị xuống cấp. Nhưng với ổ SSD thì khác, bởi cách làm việc của bộ nhớ  Flash NAND. 

Hãy xét sự phân mảnh tệp. Khi càng có nhiều dữ liệu được ghi vào các khối khác nhau trên một thiết bị lưu trữ, khi xóa dữ liệu gì đó từ cùng một khối sau này, thì khối đó sẽ không bị mất đi toàn bộ dữ liệu.. Có thể có một số khối 4K là một phần của một tấm ảnh, và một số khối 4K khác là một phần của một văn bản Word. Nếu bạn xóa tấm ảnh đó thì những gì còn lại của văn bản Word vẫn được giữ nguyên.   

Sau một khoảng thời gian nhất định, các khối này sẽ lâm vào tình trạng lộn xộn, khiến cho tốc độ giảm đi do phải tìm kiếm từ nhiều khối khác nhau nằm ở những vị trí khác nhau. Vì thế sau đó chúng ta có quy trình dọn dẹp, tức là đưa dữ liệu nằm thành những khối kề nhau để lẩy nó thuận tiện hơn. Nhưng điều này không giải quyết được việc ổ SSD phải viết số lượng dữ liệu lớn hơn một khối. 

Để thực hiện quy trình này, đầu tiên ổ SSD phải xóa sạch mọi dữ liệu trong khối, sau đó ghi đè dữ liệu mới lên. Hãy so sánh quá trình này với một ổ cứng cơ học – chỉ cần ghi đè dữ liệu lên dữ liệu cũ . Như vậy SSD sẽ gặp vấn đề với hiệu suất và đây chính là lúc cần tới TRIM. 

Được sử dụng lần đầu trong Windows 7, TRIM là một lệnh ATA hoàn toàn mới mà hệ điều hành này dùng cho ổ SSD khi thực hiện một lệnh nhất định nào đó như Delete, Format hay Discard. Rất đơn giản nhưng rất hữu ích. Khi bạn xóa một file, hay Format toàn bộ ổ SSD, TRIM sẽ xóa cả dữ liệu lẫn đường link đến nó, và xóa nó đi vĩnh viễn , đơn giản chỉ xóa sạch để chuyển sang trạng thái sẵn sàng để dùng .

Và đây chính là khởi đầu của mọi rắc rối. Đó là một khi đã dùng TRIM, cơ hội phục hồi dữ liệu của bạn đã biến thành số 0. Như đã nói, việc khôi phục dữ liệu trên ổ cứng, thậm chí là ổ SSD chưa kích hoạt TRIM, rất đơn giản. Bạn chỉ cần chạy một công cụ khôi phục là có thể lấy lại dữ liệu của mình, miễn là khối đó chưa bị ghi đè lên sau khi xóa. 

Quan trọng là bởi lẽ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng xóa nhầm một file quan trọng, và khi đó ta lại phải cầu cứu các công cụ để khôi phục lại file của mình. Nhưng trên ổ SSD đã kích hoạt TRIM, nếu đã xóa file (và làm trống Recycle Bin / Trash), bạn sẽ không thể lấy lại dữ liệu được nữa.

Thực ra việc khôi phục dữ liệu gần như là không thể với người dùng bình thường, nhưng với một người dùng chuyên nghiệp với các công cụ phù hợp thì việc này vẫn có thể thực hiện được. Về một số mặt thì NAND hoạt động tương tự như bộ nhớ (RAM) của PC. Khi mất điện, dữ liệu trong các chip bộ nhớ sẽ biến mất.

Kết luận

Qua kiểm định có thể thấy việc phục hồi dữ liệu trên ổ SSD đã kích hoạt TRIM là điều không thể. Ngay khi thực hiện lệnh, dữ liệu của bạn đã ra đi mãi mãi. Điều thú vị là một số dấu vết của nó vẫn còn nhưng dữ liệu thì không thấy đâu. Có thể điều này liên quan đến hệ thống file NTFS. Khi Windows format ổ, có thể nó vãn còn giữ nguyên một số phần trong danh mục. Nhưng dù danh mục có được dữ lại thì dữ liệu cũng đã mất.  

Điều đáng thất vọng là cho đến giờ những hãng SSD và hãng khôi phục dữ liệu vẫn chưa cho chúng ta câu trả lời. Như thể họ không muốn ai biết được sự thật đằng sau TRIM và việc phục hồi dữ liệu, vì thế chưa ai biết cách lấy lại những dữ liệu đã bị xóa trên ổ đã kích hoạt TRIM.

Đây là điều mà bạn cần cảnh giác với lệnh TRIM. Tất nhiên TRIM là lý do khiến ổ SSD duy tì được tốc độ cao, vì thế mặc dù nó có nhược điểm phiền toái trên nhưng vẫn rất cần thiết nếu bạn muốn lúc nào cũng có được tốc độ cao trên ổ SSD. 

Vì thế khi dùng TRIM, hãy đặc biệt chú ý đến việc sao lưu. Trên ổ chưa kích  hoạt TRIM, nếu xóa một file, bạn vẫn có cơ hội lấy lại nó. Nhưng với một ổ đã kích hoạt TRIM thì file đó sẽ ra đi vĩnh viễn, cũng như trong RAM vậy. 

Tuy hiện tại TRIM mới chỉ gây ra vấn đề cho một số người nhưng sau này khi ổ SSD ngày càng trở nên phổ biến thì những người không chú ý đến dữ liệu của mình sẽ phải trả giá. Vì thế hãy thật cẩn thận và luôn nhớ sao lưu dữ liệu của mình! 

 \"\"\"\"