Giới thiệu công nghệ PSR ( Panel Self Refresh )

Các nhà sản xuất thường tìm cách sáng tạo để kéo dài thời gian sử dụng Pin trong máy xách tay .

Bằng việc sử dụng giao diện DisplayPort 1.3 ( eDP 1.3 ) , tổ chức chuẩn Video ( VESA ) đưa ra ý tưởng mới đó là dùng công nghệ PSR ( Panel Self Refresh ) .

GPU thường gửi những tín hiệu video tới màn hình một cách liên tục theo một tốc độ cố định . Tốc độ này được gọi là tần số mành ( Refresh Rate ) , và ít nhất là 60Hz . Điều đó có nghĩa là GPU đã gửi nội dung hiển thị tới màn hình 60 lần / giây , thậm chí ngay cả khi hình ảnh không thay đổi .

Ý tưởng phía sau PSR này là sẽ cắt nguồn cấp tới GPU và những mạch điện liên quan khi hình ảnh tĩnh . Ví dụ khi bạn đọc file PDF , sự hiển thị đã nằm trong bộ nhớ Video ( bộ đệm khung hình ) để lưu trữ nội dung của lần cập nhật mới nhất , máy tính sẽ tắt tất cả mạch video , và sự hiển thị luôn lặp lại nội dung đã có trong Bộ đệm khung hình và chỉ thay đổi khi lại có nội dung mới được cập nhật , ví dụ như lúc bạn cuộn tài liệu để đọc .

Khi đó PSR được sử dụng , công cụ hiển thị bên trong CPU có thể tắt và khi ấy máy xách tay sẽ tiết kiệm khoảng 50% điện  năng . Giao diện DisplayPort , được dùng để truyền thông giữa máy tính và Panel LCD , cũng có thể được tắt và tiết kiệm thêm 25% điện năng . Cũng có một số cách tiết kiệm điện năng trong bộ nhớ RAM , bởi vì hệ thống  có đồ họa  tích hợp  thường dùng trong máy xách tay , lấy một phần bộ nhớ RAM hệ thống  làm bộ nhớ Video ( Bộ đệm khung hình ) . Khi PSR được dùng , RAM không cần truy cập tới công cụ xử lí video , cho phép tiết kiệm 10% điện  năng . Khi kết hợp tất cả những con số trên cho thấy công nghệ PSR cho phép tiết kiệm 85% điện  năng khi sử dụng .

Có điều xin hãy lưu ý điều đó không có nghĩa là Pin làm việc trong máy xách tay sẽ kéo dài thêm 85% thời gian . Việc tiết kiệm này chỉ xảy ra khi máy tính nghỉ và màn hình hiển thị không cần làm tươi lại ( Refresh ) . Khi màn hình cần đưa thêm nội dung mới thì công nghệ PSR không  hoạt động điều đó có nghĩa là máy xách tay lại tiêu thụ năng lượng nhiều như trước . Như vậy khi PSR hoạt động thì thời gian làm việc với Pin chỉ có thể kéo dài từ 45 phút tới 1 giờ nữa mà thôi .

Bên cạnh đó việc hiển thị vẫn cần một ít bộ nhớ RAM để lưu trữ nội dung hình ảnh cần hiển thị , và Panel sẽ tiêu thụ điện  năng nhiều hơn một chút khi dùng công nghệ PSR nhưng việc tăng điện  năng này xét về mặt tổng thể vẫn tiết kiệm nhiều hơn khi không dùng PSR .

Để tiết kiệm điện nhiều hơn nữa những nhà sản xuất không dùng Chip RAM trong chức năng này mà thay vào đó là dùng Chip TCON ( Timing Controller ) tích hợp , lấy tín hiệu DisplayPort mã hóa gửi tới những bộ phận còn lại bên trong màn hình .

 

Bên trong công nghệ PSR

 

Công nghệ PSR làm việc bằng cách dùng lênh DisplayPort mới , CSF - Capture Static Frame - . Khi lệnh này được yêu cầu thì phần hiển thị sẽ nắm lấy hình ảnh lần cuối , lưu trữ nó trong bộ nhớ RAM ( bộ đệm khung hình ) . Sau khi lệnh này được đưa ra , liên kết chính DisplayPort sẽ bị tắt và chế độ PSR được kích hoạt .

Để thoát khỏi chế độ PSR , lệnh “đánh thức” được đưa ra qua liên kết phụ trợ ( AUX ) của DisplayPort . Chỉ sau chu kì đồng bộ hóa , chỉ mất vài ms , màn hình sẽ sẵn sàng nhận những hình ảnh mới , và he sẽ quay trở lại làm việc như là trước khi vào chế độ PSR .

Trong Hình 1 và Hình 2, bạn có thể thấy một hệ thống  hỗ trợ công nghệ PSR .

Trong Hinh1 , hệ thống  đang làm việc bình thường , trong Hình 2 hệ thống  đi vào chế độ PSR khi đó các khối bên tay trái đi vào chế độ tắt để tiết kiệm điện năng .

 

\"\"

Hình1

 

\"\"

Hình 2