Ghi dữ liệu trên ổ cứng

Gần 50 năm trước , nền công nghiệp ổ đĩa đã tập trung dành riêng cho phương pháp ghi gọi là Ghi từ trường theo chiều dọc

 

Gần 50 năm trước , nền công nghiệp ổ đĩa đã tập trung dành riêng cho phương pháp ghi gọi là Ghi từ trường theo chiều dọc , trong đó sự từ hoá của mỗi Bit dữ liệu sắp theo hàng ngang với sự quay của đĩa . Trong kiểu ghi theo chiều dọc , những trường giữa những Bit kề sát nhau mà có trường ngược nhau được tách riêng bằng một vùng chuyển tiếp (transition region) .

 

\"\"

 

Trong khi mật độ phân bố ( tổng số dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng trên một Inch vuông và bằng Số Track/inch x Số Bit/inch ) cứ hai năm thì tăng gấp đôi và có khi còn nhiều hơn  , và tốc độ này đã tăng chậm dần . Giới hạn của Mật độ phân bố đối với công nghệ ghi theo chiều dọc lại phụ thuộc vào Hiệu ứng Superparamagtic ( Điểm mà tại đó những vùng từ trường rời rạc của bề mặt đĩa quá nhỏ dẫn đến sự định hướng từ trường của chúng không ổn định trong môi trường nhiệt độ thông thường ) . Chính vì vậy hầu hết Mật độ phân bố chỉ đạt được 100 tới 200 Gbits/ in2 trên ổ cứng là giới hạn cuối cùng .

 

Ghi vuông góc

 

Để giúp cho việc hiểu cách khi vuông góc làm việc như thế nào , chúng ta sẽ xem xét những Bit như là một thanh nam châm nhỏ . Thông thường ghi theo chiều dọc , những nam châm đại diện cho những Bit nằm liên tiếp gối nhau dọc theo những Track tròn trên đĩa . Nếu những Bit này được tích hợp ở mật độ cao và có những giá trị 0 và 1 , sẽ xảy ra trường hợp những nam châm kề sát nhau đối đầu với nhau – Ví dụ : cực bắc với cực bắc – và đối đuôi nhau ( cực nam với cực nam ) , lúc đó chúng sẽ tác động qua lại đẩy nhau làm cho chúng ở trạng thái dễ không ổn định nhất là khi có ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường . Cũng tương tự như thế khi những Bit đứng gần nhau mà trái đầu nhau và chúng sẽ hút nhau gây nên sự không ổn định của dữ liệu . Ảnh hưởng này càng lớn khi chúng càng đứng gần nhau và đó cũng chính là mặt hạn chế của công nghệ ghi theo chiều dọc .

 

 \"\"Một ưu thế trong công nghệ ghi vuông góc chính là tạo được những Bit có kích thước rất nhỏ khi so sánh với công nghệ ghi theo chiều dọc mà không bị ảnh hưởng bới Hiệu ứng Superparamagtic , như đã nói bên trên , bằng cách lưu trữ thông tin trên vật liệu trung gian có từ tính mạnh hơn , chính vì thế dữ liệu sẽ có độ ổn định cao . Điều ảnh hưởng tới sắp xếp vuông góc luồng nam châm là hướng qua một vật liệu từ trường mềm ( và tương đối dày ) nằm lớp bên dưới của màng từ trường cứng . Lớp từ trường mềm bên dưới có thể tác động lên Đầu ghi , làm cho Đầu ghi có công suất mạnh lên và nó có khả năng tạo nên trường ghi lớn hơn về bản chất cũng tương tự như Đầu đọc trong công nghệ ghi theo chiều dọc .

 

 

 \"\"