Chuột quang và Laser

Chuột quang do Agilent Technologies giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới vào dịp cuối năm 1999 .

 1. Chuột quang - Optical Mouse

Chuột quang do Agilent Technologies giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới vào dịp cuối năm 1999 . Chuột quang trên thực tế dùng Camera nhỏ chụp được hàng nghìn ảnh / giây .

 
    Khả năng làm việc của nó trên mọi bề mặt mà không cần bàn di chuột  , hầu hết chuột quang đều nhỏ dùng đèn LED màu đỏ để xác định sự chuyển động thông qua bộ phận cảm biến ánh sáng dùng công nghệ CMOS .
    Sự phát minh ra chuột quang dựa trên công nghệ Laser làm cho loại chuột này sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau hơn cả loại chuột quang dựa trên LED.
 

\"/\"

 
  • Bộ cảm biến CMOS gửi mỗi hỉnh ảnh tới DSP (digital signal processor) - xử lí tín hiệu số - để phân tích .
  • DSP xác định những mẫu của hình ảnh và tìm ra  những mẫu mà chuyển động theo những hình ảnh trước đó .
  • Dựa vào sự thay đổi trogn những mẫu lên thứ tự của hình ảnh , DSP sẽ xác định Chuột chạy theo tốc độ nào , theo hướng nào tương ứng với vị trí trên toạ độ màn hình máy vi tính .
  • Sự di chuyển con trỏ của màn hình máy vi tính dựa trên toạ độ nhận được từ Chuột . Với một tốc độ hàng trăm hình ảnh được phân tích trong một giây làm cho con trỏ xuất hiện trên màn hình được trơn tru không bị nhảy cóc

\"/\"

Chuột quang có một số ưu điểm so với Chuột bi như sau :
  • Chúng không cần bề mặt đặc biệt như Mouse Pad.
  • Tăng độ phân giải làm cho sự chuyển động của Optical Mouse được mượt hơn , trơn tru hơn.
  • Không bị bẩn bên trong chuột làm ảnh hưởng đến tốc độ của nó .

 2. Chuột Laser - Laser Mouse

Trong năm 2004 , Logitech cùng với sự trợ giúp về mặt kỹ thuật cùng với Agilent Technologies , đã cho ra mắt Chuột thế hệ mới hơn dùng LED đó là dùng rọi Laser và theo vết . Theo Logitech tuyên bố , với công nghệ Laser trong Chuột Logitech MX1000 Cordless Laser , độ nhạy bề mặt của nó tăng lên 20 lần  khi so sánh với Chuột quang thông thường . Hơn thế nữa nó còn có thể dùng được với những bề mặt khác nhau như : bề mặt ảo , đen hoặc trắng , sáng hoặc tối , có thể theo những hình khối khác nhau .

 
    Để nhận biết sự chuyển động , tất cả phần cảm biến trong Chuột thu được ánh sáng phản xạ quay trở lại của tia Laser khi Chuột dịch chuyển trên bề mặt . Mỗi một giây , bộ cảm biến quang của Agilent bên trong Chuột Logitech có thể bắt giữ được 6000 hình ảnh khác nhau , chúng chuyển đổi thông tin thành định dạng số và dùng sự thay đổi bị bắt giữ liên tiếp này để tính toán vị trí chính xác của Chuột  , tốc độ và hướng chuyển động .  Phần mềm điều khiển Logitech sẽ truyền thông tin vào hệ điều hành của máy tính và chuyển thành con trỏ hình ảnh trên màn hình .
 

\"/\"

 
Tia Laser chiếu vào vật thể nhanh hơn ánh sáng của LED .
Đồng thời độ tương phản của tia Laser sau khi phản xạ trên mặt vật thể lớn hơn so với LED nhiều so với .
Bên cạnh đó Chuột dùng tia Laser có thể được dùng trên những bề mặt khác nhau không nhất thiết phải dung một bề mặt riêng biệt . Hình ảnh chính xác của bộ phận cảm biến cho phép Chuột dể dàng theo vết để xác định và tính toán chính xác vị trí của nó .
 
\"\"
\"\"