DNS là gì ?

Khi gõ facebook.com vào thanh địa chỉ liệu bạn có được nối đúng thực tới trang web của facebook hay không ?

Để hiểu tại sao , bạn sẽ cần biết một chút về DNS .

DNS dùng trong thế giới Web hàng ngày , nó làm việc lặng lẽ ở mực hạ tầng cơ bản của Internet , chuyển đổi tên trang web mà con người có thể đọc được thành địa chỉ IP dạng số để máy tính đọc được .

Tên miền và địa chỉ IP

DNS được viết tắt từ “Domain name system” . Tên miền là địa chỉ trang web mà con người đọc được được dùng mỗi ngày . Ví dụ , tên miền của Google là Google.com . Nếu bạn muốn truy cập tới Google chỉ cần gõ google.com vào thanh địa chỉ của trình duyệt  web .

Tuy nhiên máy tính không hiểu “google.com” ở đâu . Phía sau câu chuyện này chính là việc Internet và những mạng khác lại dùng địa chỉ IP dạng số . Trên Internet , google.com được đặt ở địa chỉ IP là 173.194.39.78 . Nếu gõ số này trong thanh địa chỉ trình duyệt  bạn sẽ tới được trang web của Google .

Việc dùng tên google.com thay vì phải dùng số 173.194.38.78 rất có ích và dễ nhớ đối với người dùng . DNS được giới thích như là sổ điện thoại , DNS đối chiếu tên miền tương ứng với số địa chỉ IP .

Máy chủ DNS - DNS Server

Những máy chủ DNS đối chiếu những tên miền như google.com thành địa chỉ IP tương ứng , 173.194.39.78 . Khi gõ google.com vào thanh địa chỉ của trình duyệt  , máy tính của bạn sẽ kết nối tới máy chủ DNS hiện thời và hỏi địa chỉ IP nào ứng với google.com . Máy tính của bạn sau đó kết nối tới địa chỉ IP và hiển thị trang web google.com trong trình duyệt  web của bạn , đó là việc kết nối tới địa chỉ 173.194.39.78 .

Những máy chủ DNS do những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp . Ví dụ , từ modem ADSL đưa yêu cầu của bạn tới máy chủ DNS

 

\"\"

 

Máy tính có thể lưu trữ thông tin mà DNS cung cấp ( DNS Cache ) vì thế mà không  cần phải yêu cấu kết nối tới máy chủ DNS mỗi khi kết nối tới google.com . Ngay khi máy tính đã xác định được địa chỉ IP tương ứng của tên miền , nó sẽ nhớ địa chỉ này trong một khoảng thời gian . Điều đó sẽ tăng tốc độ xử lí vì bỏ qua giai đoạn yêu cầu DNS xác định địa chỉ IP của tên miền .

Trong máy tính bạn có thể xóa DNS Cache bằng lệnh

Ipconfig /flushdns

 

\"\"

 

Vấn đề an ninh

 

Một số Virus và các phần mềm độc hại khác thay đổi máy chủ DNS ngầm định của bạn tới máy chủ DNS có chứa những thành phần độc hại .

Ví dụ khi bạn nối tới facebook.com thông qua máy chủ DNS hợp lệ của ISP thì máy chủ DNS sẽ cung cấp đúng địa chỉ IP máy chủ của facebook . Tuy nhiên nếu máy tính hoặc mạng của bạn bị hướng tới máy chủ DNS độc hại thì nó sẽ cung cấp địa chỉ IP hoàn toàn khác không phải của facebook , lúc đó người dùng thường bị truy cập tới những trang có thành phần độc hại dụng ý xấu hay được tin tặc sử dụng .

Để tránh vấn đề này bạn nên có dùng những phần mềm chống Virus . Bạn cũng có thể theo dõi thông báo sai chứng thực trong những trang mã hóa HTTPS . Ví dụ nếu như bạn muốn truy cập trang web của ngân hàng và thấy thông báo “invalid certificate” , đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang dùng máy chủ DNS độc hại chỉ cho bạn biết đó là trang web giả mạo giả dạng là trang web của ngân hàng .

Malware cũng có thể dùng file host máy tính người dùng để ghi đè lên máy chủ DNS và chỉ tới tên miền nào đó tại địa chỉ IP khác .

 

Tại sao bạn lại muốn dùng máy chủ DNS khác

 

Như đã đề cập trên , bạn có thể dùng máy chủ ngầm định của ISP . Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng máy chủ DNS khác thay vì những máy chủ DNS ngầm định . Hai trong số những máy chủ DNS thay thế thông dụng khác đó là OpenDNS và Google Public DNS .

Trong một số trường hợp những máy chủ DNS thay thế có thể cung cấp thời gian trả lời nhanh hơn , tăng tốc độ kết nối lần đầu tiên bạn kết nối tới tên miền .

Ví dụ lần đầu tiên bạn truy cập tới trang google.com , nếu dùng máy chủ DNS ngầm định phải mất 1ms mới biết địa chỉ tương ứng của nó là 173.194.39.78 , nhưng nếu dùng OpenDNS hoặc Google Public DNS thì thời gian trả lời chỉ mất 0.1ms .

Tuy nhiên thực tế có một số vấn đề khác nhau phụ thuộc vào đường đi tới máy chủ DNS thay thế và tốc độ máy chủ DNS ngầm định . Nếu máy chủ DNS của ISP nhanh và gần hơn so với OpenDNS hoặc Google DNS thì tốt hơn cả bạn nên dùng DNS ngầm định .

OpenDNS cũng cung cấp một số lựa chọn lọc web . Ví dụ , nếu bạn kích hoạt bộ lọc , khi truy cập tới những trang web khiêu dâm từ mạng của mình thì sẽ bị chặn lại . Lúc đó OpenDNS sẽ trả địa chỉ IP tới trang có chứa thông báo chặn thay vì địa chỉ IP chính xác của trang web khiêu dâm .

 

\"\"

 

Địa chỉ máy chủ DNS của Google là 8.8.8.8 và 8.8.4.4 , của OpenDNS là 208.67.222.222 và 208.67.220.200 .