Thiết lập cấu hình máy chủ FTP trên Windows 10

Nếu bạn muốn tạo lưu trữ đám mây riêng cho mình và có thể chia xẻ và truyền những file lớn không giới hạn thì nên xây dựng máy chủ FTP trên Windows 10 .

 

Bạn có thể tìm phần mềm riêng biệt trên mạng để tạo thành máy chủ truyền file nhưng Windows đã tích hợp tính năng máy chủ FTP và bạn có thể cấu hình mà không cần tới một giải pháp khác .

Tương tự như hệ điều hành trước , Windows 10 phải cần có những thành phần cần thiết để tạo ra máy chủ FTP . Cách thức tiến hành như sau :

Chọn Programs and Features > Turn Windows features on or off  

 

\"\"

 

Mở rộng Internet Information Services , đánh dấu tích vào FTP Server .

Mở rộng FTP Server đánh dấu tích vào lựa chọn FTP Extensibility .

Đánh dấu tích vào Web Management Tools , bấm OK

 

\"\"

 

Sau khi cài đặt những thành phần cần thiết để chạy một máy chủ FTP Server trên PC , bạn cần tạo một trang FTP .

Mở Control Panel > Administrator Tools > Internet Information Services (IIS) Manager

 

\"\"

 

Mở rộng và bấm chuột phải vào Sites trong mục Connections , chọn Add FTP Site

 

\"\"

 

Bạn đưa tên trang FTP mới và vào đường dẫn tới thư mục TFP bạn muốn dùng để gửi và nhận những file .

Bạn có thể dùng nút Make New Folder để tạo thư mục riêng để lưu trữ những file FTP .

Bấm Next

 

\"\"

 

Phần BindingSSL Settings để nguyên ở những thiết lập ngầm định , nhưng thay đổi phần lựa chọn SSL thành No SSL .

Lưu ý trong môi trường doanh nghiệp hoặc máy chủ FTP có chứa những dữ liệu nhạy cảm thì cấu hình tốt nhất nên chọn Require SSL .

 

\"\"

 

Trong phần Authentication , đánh dấu tích vào mục Basic .

Trong mục Authorization , chọn Specified users . Đưa địa chỉ email của tài khoản Windows 10 hoặc tên tài khoản cục bộ cho phép bạn tự truy cập tới máy chủ FTP .

Đánh dấu tích vào lựa chọn ReadWrite . Bấm Finish .

 

\"\"

 

Nếu đang sử dụng Windows Firewall , bạn cần thiết lập để cho phép những truy cập máy chủ FTP .

Mở Windows Firewall > Allow an app or feature through Windows Firewall

 

\"\"

 

Bấm nút Change , đánh dấu tích FTP Server , PrivatePublic ., bấm OK

 

\"\"

 

Như vậy làm tới bước này bạn có thể kết nối với máy chủ FTP của mình từ mạng cục bộ trong văn phòng .

Để cấu hình cho phép những kết nối bên ngoài truy cập được tới máy chủ FPT bạn phải vào bảng điều khiển của Router để mở cổng TCP/IP số 21 để cho phép kết nối tới máy chủ FTP của bạn .

Vào bảng điều khiển của Router , tìm tới phần Port Forwarding ( thường có trong thiết lập của WAN hoặc NAT ) .

Tạo cổng chuyển hướng mới bao gồm thông tin như :

  • Service name : Bạn có thể dùng bất kì tên nào . Ví dụ FTP-Server .
  • Port rage : Bạn phải dùng  cổng 21 .
  • Local IP : Địa chỉ IP của máy tính bạn dùng làm máy chủ FTP trong mạng cục bộ của bạn .
  • Protocol : TCP

 

\"\"

 

Bạn nhớ lưu lại thông tin đã chỉnh sửa trong Router .

Để truy cập tới máy chủ FTP từ Pc trong mạng cục bộ của bạn , mở trình duyệt  và trên thanh địa chỉ bạn gõ địa chỉ IP của máy Windows 10 được làm máy chủ FPT , ví dụ

FTP://192.168.1.105

Lưu ý Microsoft Edge không hỗ trợ sử dụng những trang FTP vì thế bạn có thể dùng Internet Explorer , Chrome , FireFox hoặc trình duyệt  khác .

Nếu bạn ở xa muốn truy cập tới máy chủ FTP này từ Internet thì phải biết địa chỉ IP Internet mạng của máy chủ FTP . Bạn tìm kiếm từ khóa “What’s my IP” từ Google để truy cập tới dịch vụ xem địa chỉ mạng Internet của máy chủ FTP ban dùng là gì để truy cập .