Tại sao pin Lithium-ion phát nổ?

Đối với các thiết bị điện tử di động, pin lithium-ion vừa là cứu tinh vừa là thảm hoạ.

Trong vài năm gần đây, những vụ thu hồi pin hàng loạt đã làm dấy lên cuộc tranh luận về tính an toàn của pin lithium-ion. Tuy nhiên, trong những cuộc tranh cãi bất tận này, câu hỏi quan trọng là tại sao chúng lại phát nổ vẫn còn là điều bí ẩn.   

Điều quan trọng ở đây là pin lithium-ion được đánh giá là bất ổn hơn so với các dạng pin sạc khác. Một lỗi nhỏ trong màng cách điện cũng có thể dẫn đến một vụ nổ nhỏ khiến pin giải phóng một nhiệt lượng lên tới 315 độ C. 

Nhiều nhà sản xuất cũng biết rằng pin lithium-ion có khả năng hỏng, mặc xác suất khá thấp. Để biết được thời gian trước khi pin hỏng (MTBF), các nhà sản xuất phải kiểm tra khoảng 1000 mẫu. 

\"align=\"

Giả sử viên pin ngưng hoạt động sau 100 giờ, thì chỉ số MTBF cho số mẫu đó là 100,000 giờ (100X1000). Tuy các giám đốc có thể hiểu được chỉ số này, nhưng phần đông người dùng thì không. Họ hiểu rằng chỉ số MTBF 100000 giờ tức là pin sản xuất hoạt động hơn 10 năm. Điều này là sai bởi pin lithium-ion bắt đầu tự mất điện năng ngay sau khi sản xuất. Trên giá để hàng trong một nhà kho nóng nực, một viên pin lithium-ion đầy sẽ mất đi 1/3 lượng điện trong vòng 1 năm. 

Nhưng điều này cũng không phản ánh hết thực tế, bởi công nghệ lithium-ion vẫn đang không ngừng phát triển. 

Thành phần hoá học trong một viên pin lithium-ion hiện đại khác so với loại pin lithium-ion đầu tiên mà Sony sản xuất rộng rãi vào năm 1991. Đó là bởi vì các nhà sản xuất không ngừng nghiên cứu để tăng hiệu suất bằng cách thay đổi thành phần hoá học trong mỗi viên pin. 

Trong cơn sốt thiết bị điện tử ngày nay, ngày càng nhiều những chiếc laptop siêu mỏng tốc độ cao ra đời. Tấm cách điện cũng ngày càng mỏng hơn để chứa những viên pin nhỏ xíu và các hỗn hợp hoá chất và lớp học ngoài pin được thay đổi để kéo dài vòng đời của pin. 

Cũng từ đây, vấn đề bắt đầu nảy sinh như đối với mọi sản phẩm khác – và trong thế giới thực, mọi việc lại không diễn ra giống như trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, có thể trong thế hệ sản phẩm đầu, mọi chuyện đều ổn, nhưng đến các thế hệ tiếp theo vấn đề mới nảy sinh.   

Mặt khác, Ắc quy sạc lại gồm vài viên pin ghép lại. Bạn có thể thấy rõ điều này trong các quảng cáo pin laptop “8-cell” hoặc “4-cell”. ĐIều này đồng nghĩa với việc các viên pin rời sẽ được chuyển đến một địa điểm khác trước khi được ghép lại thành một bộ Ắc quy duy nhất.   

Nhưng không phải nhà sản xuất nào cũng muốn tự mình làm tất cả mọi thứ, vì thế họ chọn cách mua pin lithium-ion từ các hãng thứ ba để ghép lại thành nhiều bộ pin. Tuỳ vào khả năng tài chính của từng công ty, họ có thể mua pin sản xuất tại Nhật rồi đem đóng gói tại Trung Quốc hoặc một quốc gia nào đó có giá nhân công thấp. 

Nhiều người cho rằng khả năng quản lý chất lượng sản phẩm -- điều đặc biệt quan trọng trong trường hợp này – khá kém tại Trung Quốc. Ngoài ra, sau khi đóng gói, một bộ pin khó có thể kiểm tra bằng mắt thường được. Vì thế công nhân có thể bớt xén một số giai đoạn, thậm chí là thay màng cách điện ban đầu bằng bìa cứng. Một khả năng khác là họ có thể trộn lẫn hàng giả vào, gây ra những hậu quả tai hại như Mattel đã nếm trải. 

Mặc dù bạn khó có thể làm được gì với tư cách người dùng cá nhân, nhưng ít nhất bạn cũng có thể biết được loại pin mình đang dùng được đóng gói ở đâu. 

\"\"