Sự thật về Pin NiCd

1.Giới thiệu   Nickel-Cadmium (NiCd) được biết tới nhiều trong công nghệ acquy sạc lại được , được sử dụng trong vài thiết bị điện như : Notebook , điện thoại kéo dài , Cell Phone ....
Nó cũng được biết một hiệu ứng rất nổi tiếng đó là " hiệu ứng nhớ " , nó làm cho acquy của bạn nhanh hết pin khi bị cũ hơn so với pin mới . Trong phần này chúng ta sẽ đi sâu xem Acquy NiCd làm việc như thế nào và tại sao lại có " hiệu ứng nhớ " xảy ra và cách ngăn chặn nó .
 
Đúng như tên của nó , Acquy Nicd được làm từ hai chất hoá học chính , Nikel , dưới dạng Nickelic Hydroxide và Cadmium . Thành phần thứ ba như là chất điện phân thường được sử dụng là Kali Hydroxide (KOH) . Cadmium chính là kẻ tội đồ lớn nhất , đầu tiên nó là thành phần đứng đằng sau " hiệu ứng nhớ " và thứ hai nó là kim loịa nặng và rất độc .
 
Đó chính là tại sao những Acquy mới mà có thể sạc lại được người ta không sử dụng Cadmium ( ví dụ như Nickel-Metal Hydride [NiMH], Lithium-Ion [Li-ion] và Lithium-Ion Polymer [Li-Pol]) . Máy tính xách tay , điện thoại kéo dài , Cell Phone ... ngày nay không còn sử dụng NiCd .
 
Như vậy " hiệu ứng nhớ " là gì vậy ?
 
"Hiệu ứng nhớ " là khi Acquy của bạn nghĩ rằng nó đã nạp đầy nhưng trên thực tế thì không phải như vậy . Nó nạp được 70% những đã nghĩ rằng nạp được 100% . Trong trường hợp đó mạch nạp sẽ ngừng hoạt động và lúc này Acquy của bạn mới có 70% và thời gian hoạt động sẽ ngắn hơn . đó chính làthực tế , những cũng có cách để ngăn chặn "hiệu ứng nhớ " xảy ra .
 
2. Tại sao lại có "hiệu ứng nhớ " xảy ra và làm cách nào để ngăn chặn nó
 
"Hiệu ứng nhớ" xảy ra là sự hình thành của tinh thể Cadmium bên trong Acquy . Những tinh thể này rất khó bị phân rã và là một trong những nguyên nhân cho "hiệu ứng nhớ " . Do đó một mẹo nhỏ để tránh "hiệu ứng nhớ " là tránh hiện tượng phân rã tinh thể này bên trong Acquy .
 
Một điều thông thường chúng ta chỉ nên sạc lai Acquy khi bình acquy bên trong điện đã phóng hết hoàn toàn mà không nên sạc lại Acquy khi nó vẫn còn lại một phần . Cũng như thế nhiệt độ cao sẽ giúp đỡ những tinh thể hình thành .
 
Như thế sẽ lại có một vấn đề khác : NiCd không thể phóng hết điện hoặc chúng sẽ bị phá hỏng . Việc phóng hết điện ở đây được hiểu là điện áp dưới 1V cho một viên pin nhỏ ( trong Acquy NiCd thông thường được hình thành bởi những nhóm pin nhỏ có điện áp mỗi pin là 1.2V , thông thường Acquy NiCd có điện áp 3.6V nghĩa là trong nó có 03 viên pin nhỏ  ) .
 
Một mẹo nhỏ khác được nhiều người khuyến cáo để giải quyết " hiệu ứng nhớ " là phóng hết điện Acquy bằng cách ngắn mạch chúng  (hoặc bằng bất kì phương pháp để phóng nhanh hết ) , việc làm như thế nhiều khi gây phá hỏng hơn là làm tốt cho Acquy , thậm trí đã nhiều người tuyên bố rằng họ đã khôi phục Acquy NiCd và tiêu diệt được "hiệu ứng nhớ " trong nó . 
 
Cách tốt nhất để phóng hết điện trong Acquy NiCd và ngăn chặn " hiệu ứng nhớ " là sử dụng hết cho đến khi thiết bị của chúng ta thông báo "Batteries are low " .
 
Một số người khác tuyên bố đã khôi phục Acquy NiCd bằng liệu pháp sốc có nghĩa là cung cấp dòng nạp lớn và nhanh , điều này chúng ta sẽ nói tới sau .
 
Theo dõi dòng nạp trong Acquy NiCd là rất khó , ví dụ nhiều khi điện áp ra của Acquy NiCd luôn luôn là 1.2 V thậm trí là đã phóng hết điện trong Acquy   . Do đó thậm trí nếu Ac quy chỉ có 30% trong mạch nạp thì đầu ra đã đủ là 1.2V .
 
Để giải thích dễ hiểu hơn như sau : Thông thường  những Acquy không được nạp thì có điện áp ra là 1.5V và điện áp ra xuống 0.75V thì bắt đầu được nạp lại , do vậy dễ dàng theo dõi trạng thái nạp bằng cách đo điện áp đầu ra trong quá trình nạp .
 
Do đó khi Acquy NiCd chưa được nạp đầy , và cũng không thể xác định được chính xác đã đầy hay chưa thì điện áp dầu ra đã là 1.2V .
 
Acquy NiCd sẵn sàng phóng điện bất kẻ lúc nào khi điện áp ra là 1V . Vấn đề như ta đã nói trước nếu Acquy phóng cạn kiệt hết điện thì sẽ bị hỏng , nên thòi gian chính xác để nạp lại Acquy là lúc điện thoại kéo dài báo hết pin yêu cầu nạp tiếp .
 
Ngoài ra trong Acquy NiCd có thời gian gọi là chu kì nạp đầy là 500 lần , sau những lần đó thì " hiệu ứng nhớ " xuất hiện .
 
Một vấn đề lớn của Acquy NiCd là chúng mất điện năng khoảng 1%/ngày khi không sử dụng . Có nghĩa là chúng mất 30% điện năng trong một tháng nếu không sử dụng và nếu không sử dụng 3 tháng thì Acquy NiCd sẽ bị phá huỷ .
 
3. Tóm tắt
 
  • Để tránh " hiệu ứng nhớ " chúng ta cần sử dụng Acquy cho tới khi thiết bị điện cảnh báo yêu cầu nạp .
  • Acquy NiCd chấp nhận chu kì nạp đầy là 500 lần .
  • Acquy NiCd không thể phóng hết điện ( dưới 1V cho một viên pin nhỏ ) vì điều đó sẽ làm phá hỏng Acquy .
  • Không được ngắn mạch Acquy NiCd để phóng hết điện .
  • Nạp sốc điện vào Acquy bằng một dòng lớn cũng không được khuyến cáo  nó không giải quyết vấn đề  "hiệu ứng nhớ" .
  • Khi không sử dụng Acquy NiCd sẽ mất điện năng 15 / ngày . Sau khoảng 3,5 tháng Acquy sẽ hoàn toàn phóng hết điện và hỏng Acquy .
  • Không để Acquy NiCd ở gần nhiệt độ cao .
  • Acquy không sử dụng Cadmium sẽ không bị " hiệu ứng nhớ "