Overclock card đồ hoạ bằng chương trình RivaTuner

Một bài hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu và cụ thể về những gì cần làm để overclock card đồ hoạ bằng RivaTuner

Lời mở đầu

Nếu bạn đang đọc bài báo này thì có lẽ bạn rất quan tâm tới việc overclock card đồ hoạ. Tôi đã cố đơn giản hoá bản hướng dẫn này hết mức có thể, để một người mới làm quen với máy tính cũng có thể thực hiện được. Nhưng trước khi bắt đầu, tôi muốn giải thích một số khái niệm liên quan tới overclocking. Đây là một công việc rất nhàm chán, và có lẽ bạn cũng chỉ nóng lòng muốn biết cần phải nhấn phím nào hoặc gõ con số nào để tiến hành overclock và nhận được ngay kết quả. Tuy vậy, tôi khuyên bạn nên dành thời gian đọc hết phần này để có được một số khái niệm cơ bản. Khi đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn cơ chế overclock, công dụng của nó, cách thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất, cho dù bạn có là một người mới bắt đầu hay một chuyên gia máy tính.  

Overclocking là gì?

Overclocking đơn giản là quá trình tăng tốc một thiết bị máy tính, cho phép chúng hoạt động nhanh hơn so với trước khi bạn mua chúng. Ví dụ: nếu bạn vừa mua một chiếc Intel Q6600 2.4GHz nhưng muốn nó chạy nhanh hơn, bạn có thể overclock nó lên 3.2GHz.

Tại sao bạn lại overclock được?

Không phải ai cũng biết bí mật đằng sau việc overclock. Chúng ta có thể giả dụ như mỗi thiết bị có một khoảng trống nằm phía trên những thông số hoạt động của nó, giúp nó có thời gian sử dụng lâu hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn chỉ cần biết rằng nhà sản xuất luôn dành cho bạn phần không gian trống đó, còn sử dụng nó ra sao là tuỳ ở bạn. 

Tại sao lại cần overclock?

Trước khi bắt đầu, bạn cần tự hỏi tại sao mình lại muốn overclock. Mọi người overclock vì nhiều lý do. Một số tìm mua những sản phẩm rẻ nhất có thể rồi overclock để giúp chúng chạy ở tốc độ tương đương với những sản phẩm có giá gấp đôi. Một số khác lại muốn thử thách khả năng của PC. Còn những chuyên gia overclock lại muốn tận dụng tối đa từng MHz hệ thống để đạt được kết quả kiểm tra tiêu chuẩn cao nhất có thể. 

Điều quan trọng cần nhớ:

Overclocking không phải là một môn khoa học, nó là một nghệ thuật kèm theo một chút may mắn. Overclocking có thể trở nên nguy hiểm, và tuổi thọ của nó bị rút ngắn nếu bạn lạm dụng nó trong một thời gian quá dài. Giả sử việc overclocking khiến tuổi thọ của chiếc PC nhà bạn giảm đi 5 năm, thì đến lúc đó bạn đã có thể thay một chiếc mới. Vấn đề ở đây là làm sao để cân bằng giữa tốc độ và sự ổn định. Việc overclock card đồ hoạ khác với overclock bộ xử lý hoặc bộ nhớ bởi chúng không có khác biệt về điện áp. Bạn không thể thay đổi điện áp card đồ hoạ, trừ khi bạn can thiệp vào thông số điện áp, một điều tôi sẽ không bao giờ làm bởi nó rất nguy hiểm, vi phạm hợp đồng bảo hành và có thể khiến bạn mất trắng 400 bảng nếu bạn không biết mình đang làm gì. Nhưng đừng để điều này làm bạn e ngại, nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn của tôi, bạn chẳng có gì phải sợ cả. Nếu bạn kiên nhẫn thực hiện từng bước trong bài báo này, thì điều tồi tệ nhất mà bạn có thể gặp phải chỉ là một BSOD (màn hình màu xanh chết chóc) hoặc đơn giản là treo máy, và bạn có thể giải quyết chúng dễ dàng bằng cách khởi động lại.

Còn bây giờ, sau khi đã làm quen với những khái niệm cơ bản nhất, hãy cùng chuyển sang vấn đề tiếp theo.   

Tôi có thể overclock bằng chương trình gì?

Có rất nhiều chương trình overclock card đồ hoạ có thể download, trong đó RivaTuner, Coolbits, ATI Tray và Powerstrip là những công cụ phổ biến nhất. Tôi đã thử phần lớn các công cụ này và thấy rằng RivaTuner là tốt hơn cả. Cách sử dụng đơn giản cùng menu dễ hiểu khiến nó trở thành công cụ lý tưởng đối với người mới bắt đầu, trong khi các tính năng hữu dụng của chương trình này trở nên hấp dẫn với dân overclock chuyên nghiệp. Trong suốt bài báo này tôi sẽ sử dụng RivaTuner và tôi khuyên bạn cũng làm như vậy. Bạn có thể download bản RivaTuner mới nhất tại đây, .

Thông tin cơ bản

Trước khi tiến hành overclock, bạn cần biết được một số thông tin cơ bản về chiếc card đồ hoạ của mình. Bạn sẽ cần thay đổi 3 bộ phận chính khi overclock. 

Tốc độ của nhân:

Đây là bước tối quan trọng đối với bộ xử lý card đồ hoạ của bạn. Tuy nó không overclock được nhiều, nhưng lại giúp tăng tốc độ tốt nhất. Ngoài ra, thay đổi xung nhịp nhân còn làm nhiệt độ tăng cao hơn so với xung nhịp bộ nhớ.   

Tốc độ của bộ nhớ Video:

Còn bước này lại không thể thiếu được đối với bộ nhớ card đồ hoạ. Bạn có thể overclock nó được nhiều hơn so với xung nhịp nhân. Bạn cần nhớ rằng xung nhịp này được tính gấp đôi, vì thế một xung nhịp 800MHz trong RivaTuner thực ra đang chạy ở 1600MHz.

Tốc độ xử lí Shader:

Đây cũng là một tham số cần chú ý khi overclock card đồ hoạ. Cần chú ý rằng không phải tất cả các card đồ hoạ đều hiển thị tuỳ chọn này bởi card đồ hoạ thường được sản xuất bằng Pixel Pipelines. Ngay cả chiếc 7900GTX của tôi cũng sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, công nghệ mới đã sản sinh ra Stream Processors mà bạn có thể bắt gặp trên các card 8800. Xung nhịp shader đơn giản chỉ là xung nhịp của bộ xử lý dòng, nhưng tôi sẽ không đề cập đến nó trong phạm vi bài báo này.   

Nếu đây là lần đầu tiên bạn download và cài đặt RivaTuner, bạn sẽ gặp một số thông báo mới. Đầu tiên, một cửa sổ nhỏ sẽ xuất hiện. Đừng lo lắng, nó chỉ có nhiệm vụ quét  Registry và thu thập dữ liệu. Chỉ cần đợi một vài phút để quá trình này hoàn thành là bạn có thể tiếp tục.   

\"/\" 

Nếu bạn đang dùng phiên bản Driver BETA không có chứng nhận WHQL, bạn cũng sẽ gặp thông báo này. Khi đó bạn chỉ cần click OK và đánh dấu vào ô xuông nhỏ phía dưới để không phải gặp thông báo này nữa. Bởi thông báo này chỉ có tác dụng cho bạn biết rằng Driver của bạn chưa được RivaTuner kiểm tra, nhưng điều này cũng chẳng có vấn đề gì.   

\"/\"

Bắt đầu

Sau khi vượt qua vài thông báo ban đầu, bạn sẽ được chào đón bởi giao diện chính thức. Như bạn đã thấy trong hình, phần trên cửa sổ có nhiều tab khác nhau hiển thị card đồ hoạ. Dưới đây là cửa sổ giao diện của tôi, giao diện của bạn cũng sẽ tương tự như vậy:   

 \"/\"

Tiếp đó, bạn cần click vào phím "Customize" nằm cạnh "Forceware detected” rồi bấm vào tab đầu tiên có hình một chiếc card đồ hoạ nho nhỏ: 

 \"/\"

Sau đó, menu "System tweaks" sẽ hiện ra và cho bạn biết tần số xung nhịp của cả bộ nhớ lẫn nhân: 

\"/\" 

Bạn có thể điều chỉnh xung nhịp cho các mode khác nhau. Trong Windows bạn chỉ có thể sử dụng xung nhịp 2D, vì thế bạn có thể hạ xung nhịp card xuống để làm chậm tốc độ quạt, nếu bạn muốn. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu overclocking, bạn cần chọn "Performance 3D” từ menu thả.

 \"/\"

Đã đến lúc Overclock! 

Hãy bắt đầu với tốc độ nhân ( Core ) và tăng giá trị này lên 5%, tức là khoảng 2-10MHz. Sau đó click "Apply" rồi chạy một game 3D hoặc một trình kiểm tra tiêu chuẩn trong tối thiểu 10 phút. Trong suốt thời gian này game và chương trình sẽ chạy rất êm và không gặp phải bất kì trục trặc nào. Còn nếu có, bạn có thể giảm tần số xung nhịp xuống giá trị mặc định. Nói chung, tại điểm này, bạn không cần quan tâm tới overclocking bởi mức tăng 5% không đủ để khiến tốc độ nhích lên một chút nào. Tuy nhiên, nếu bạn thành công, hãy trở lại với RivaTuner và tăng xung nhịp nhân lên 5% nữa, click "Apply" và nhấn "Ok", rồi lại quay lại và chạy game hoặc trình kiểm tra trong khoảng 10 phút nữa.   

Nếu lần này bạn lại gặp lỗi, hãy lập tức hạ xung nhịp. Nếu máy tính vẫn chạy ổn định, hãy lặp lại quá trình trên. Trong khi tăng xung nhịp, bạn cần đảm bảo rằng ô "Apply overclocking at Windows startup" không được chọn. Còn nếu bạn chọn ô này, thì khi máy tính bị treo và khởi động lại, card đồ hoạ sẽ trở về mức xung nhịp mặc định. Overclocking là công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn và rất mất thời gian đến nỗi bạn chỉ muốn tăng xung nhịp lên 20-50MHz một lúc. Nhưng hãy tin tôi, cách làm đó không hiệu quả chút nào. Bạn cần chịu khó kiểm tra toàn bộ từng bước tăng xung nhịp để đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Hãy lặp đi lặp lại quá trình tăng xung nhịp và kiểm tra. Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp phải những lỗi nhỏ, hoặc hệ thống của bạn không chịu áp dụng mức xung nhịp mới. Đừng lo, đây chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đã đi quá xa. Lúc đó, hãy khởi động lại và hạ xung nhịp xuống khoảng 5-10MHz so với mức trước đó. 

Sau khi đã hoàn thành quá trình này, bạn sẽ chuyển sang tốc độ bộ nhớ. Hãy lặp lại đúng quy trình như với xung nhịp nhân, chỉ tăng xung nhịp bộ nhớ lên khoảng 5% mỗi lần. Nhấn "Apply" và chạy game hoặc trình kiểm tra trong vòng 10 phút. Lặp lại y hệt quá trình này cho đến khi bạn gặp phải lỗi hoặc hệ thống không chấp nhận mức xung nhịp mới. Đó chính là lúc bạn cần hạ xung nhịp xuống khoảng 5-10MHz lần nữa. Sau khi đã chạm ngưỡng giới hạn cho cả hai xung nhịp, bạn nên kiểm tra chúng cùng một lúc. Hãy chạy một trình kiểm tra hoặc một phần mềm để đảm bảo rằng cả hai xung nhịp đã phối hợp êm ái ở mức tốc độ lựa chọn. Nếu bạn vượt qua được bước này, thì xin chúc mừng, bạn đã overclocked thành công chiếc card đồ hoạ của mình! Còn nếu bạn vẫn gặp vấn đề, hãy từ từ hạ mỗi xung nhịp xuống khoảng 2-5MHz cho tới khi hệ thống hoạt động ổn định. 

Profile người dùng:

Giờ đây sau khi đã overclock xong card đồ hoạ, bạn có thể dùng thử một số tính năng khá thú vị của RivaTuner.

Nếu bạn đã hài lòng với công việc của mình và muốn áp dụng luôn kết quả này, chỉ cần chọn ô "Apply overclocking at Windows startup". Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn thỉnh thoảng chạy tốc độ cao, thì bạn cần tạo một profile người dùng. Muốn vậy, bạn chỉ cần mở RivaTuner rồi truy cập menu "System tweaks", nơi bạn vừa overclock. Bạn sẽ thấy hiện ra một loạt tab. Sau khi click vào tab "Fan", bạn sẽ gặp cửa sổ dưới đây.   

\"/\" 

Chiếc card đồ hoạ bạn đang dùng nên được đặt chế độ tự động để tự điều chỉnh tốc độ quạt tuỳ theo ứng dụng hiện thời. Và dù bạn có sử dụng xung nhịp mới nào chăng nữa, thì card đồ hoạ vẫn sẽ nóng hơn bình thường. Vì thế bạn cần chọn menu thả ở góc trên bên phải rồi nhấn "Direct Control” để có thể tự điều chỉnh tốc độ quạt card đồ hoạ ở mỗi mode render cho trước. Bạn được phép chọn bất kỳ tốc độ nào tuỳ ý, nhưng nói chung nên ở mức trung bình. 

Ngoài việc điều chỉnh tốc độ quạt và xung nhịp, RivaTuner còn cho phép bạn tạo profile người dùng cho mỗi kiểu thiết lập. Cá nhân tôi không phải lúc nào cũng dùng thiết lập overclock. Vì thế tôi chỉ cần tạo một profile người dùng rồi lưu lại. Sau này nếu muốn chạy xung nhịp cao hơn để sử dụng trình kiểm tra tiêu chuẩn hoặc để chơi game, tôi chỉ cần tải profile người dùng tương ứng

 \"/\"

Lời kết

Trên đây là tất cả những gì bạn cần làm để overclock card đồ hoạ. Bạn chỉ cần nhớ một điều rằng: mỗi lần bạn định mua một chiếc card đồ hoạ phiên bản “OC” có giá khá cao so với các model thông thường, thì bạn đang phải trả tiền cho nhà sản xuất để có được cái mà bạn có thể làm trong vòng 5 phút với bản hướng dẫn đơn giản này. Các nhà sản xuất đã kiếm bộn tiền nhờ chiến thuật này bởi một số người rất sợ overclock do họ không biết phải làm những gì, còn một số khác lại muốn nhờ người khác làm hộ những công việc nặng nhọc vất vả, trong khi bản thân việc overclock chẳng có gì là nặng nề cả. Nhưng bạn cần chú ý rằng không có hai bản overclock nào là hoàn toàn giống nhau. Vậy nên việc anh bạn đồng nghiệp nào vừa mới overclock bộ nhớ hệ thống lên được 75MHz không có nghĩa là bạn cũng làm được điều đó. Không có hai con chip nào hoàn toàn giống nhau, và đôi khi việc overclocking chỉ phụ thuộc vào may mắn. Overclocking có thể đem đến cho bạn sự thoả mãn bởi đã tiết kiệm được một khoản chi phí lớn mà không cần bỏ nhiều công sức. Bạn có thể mua một chiếc card khá rẻ và overclock nó lên bằng với một chiếc card đắt tiền hơn. Còn nếu bạn muốn thử thách những đỉnh cao công nghệ, bạn có thể mua loại card cao cấp nhất và overclock nó để có được một chiếc card nhanh hơn nhiều so với mọi tiêu chuẩn.   

CẢNH BÁO: Overclocking có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới máy tính của bạn, làm hao mòn phần cứng và giảm tuổi thọ thiết bị nếu tiến hành sai quy cách. Bản hướng dẫn này chỉ dành cho những ai chấp nhận những hậu quả của việc overclocking nói chung.   

 \"/\"\"/\"