Một số vấn đề liên quan với Card âm thanh

Làm thế nào để lựa chọn một Card âm thanh đúng , chúng ta cần quan tâm tới hai vấn đề chính sau

 

  • Cho Game thủ , ở đây tốc độ FPS , hiệu ứng âm thanh môi trường và định hướng chính xác trong Game được ưu tiên hàng đầu .
  • Cho những người cảm thụ âm nhạc thì chất lượng âm thanh và độ trung thực cao là những nhân tố quan trọng nhất .

 

Cho Game thủ

 

FPS ( Frame Per Second : Khung hình / giây )

 

FPS là thước đo cho biết những hình ảnh trong Game được tái tạo trên màn hình nhanh tới mức như thế nào . Nó cho biết số lượng của khung hình được hiển thị trong một giây . Nếu số này thấp có nghĩa là Game của bạn sẽ cảm giác những hình ảnh trong Game không thật và chúng sẽ bị giật . Nếu FPS cao có nghĩa là Game có cảm giác trong giống như thật và dễ thay đổi .

 

Card âm thanh sẽ trộn âm thanh như thế nào với Card đồ hoạ để thể hiện với những hình ảnh ? Những tín hiệu âm thanh cần được CPU xử lí . CPU sẽ cần nhiều thời gian để xử lí tín hiệu âm thanh . Nếu thời gian này càng ít thì Game sẽ ngày càng gần với thế giới thực hơn . Những Card âm thanh với bộ vi xử lí âm thanh riêng biệt trợ giúp CPU công việc xử lí những tín hiệu âm thanh . Nó cho phép CPU rảnh tay đi xử lí công việc khác để cho Game trở nên nhanh hơn .

 

Bây giờ làm thế nào chúng ta có thể biết Card âm thanh nào tốt hơn Card khác để cải thiện FPS ? Những Game đã được thử nghiệm sẽ hỗ trợ hầu hết những Card âm thanh trên thị trường , bởi vì không phải tất cả Game đều dùng DirectSound API mà yêu cầu xử lí âm thanh dựa trên phần cứng . Half-Life 2 là một ví dụ như vậy .

 

Với những Game khác , có thể dùng 3DMark tích hợp với Benchmark âm thanh để cho kết quả FPS .

 

\"\"

 

Sử dụng CPU

 

Số này cho biết bạn mất bao nhiêu chu kì CPU ( theo % ) để dùng cho Card âm thanh xử lí dữ liệu âm thanh . Ví dụ dùng tiện ích chạy Benchmark Card âm thanh như Right Mark 3DSound .

 

Kết quả âm thanh của Right Mark 3DSound cho biết số % sử dụng CPU cao nhất . Hiển nhiên số này càng thấp càng tốt . Điều đó có nghĩa là Card âm thanh gánh nhiều sức lực để xử lí dữ liệu âm thanh cho CPU . Nếu Card âm thanh cho biết việc sử dụng CPU càng nhiều thì có nghĩa là việc xử lí dữ liệu âm thanh được CPU thực hiện nhiều .

 

Những xử lí giọng nói bằng phần cứng ( Hardware Voices )

 

Điều đó có nghĩa là số lượng giọng nói hoặc luồng dữ liệu âm thanh có thể được bộ phận phần cứng riêng biệt xử lí trong cùng một thời gian . Đó là đặc điểm quan trọng cho Game thủ bởi vì nó xác định có bao nhiêu luồng âm thanh mà Card âm thanh có thể hỗ trợ cùng một lúc . Tất nhiên nếu bạn có 100 người chơi Game bắn súng cùng một lúc , bạn muốn nghe thấy cả 100 tiếng súng hơn là chỉ có 5 hoặc 6 tiếng súng .

 

Sự phức tạp của âm thanh trong Game là quan trọng bởi vì nó cho phép người chơi đắm chìm vào cảm giác thực sự như trong môi trường thực tế .

 

Âm thanh của môi trường ( Environmental Audio )

 

Thời gian trước kia có nhiều công nghệ âm thanh : Aureal 3D , Sensaura và EAX . Bây giờ chỉ còn lại có EAX . Hiện tại có 05 phiên bản của EAX , và đương nhiên phiên bản mới hơn ( cao hơn ) tốt hơn phiên bản cũ hơn . Mỗi phiên bản thêm vào chủ yếu mở rộng theo ba đặc điểm chính

 

  • Nhiều Hardware Voices , cho phép Card âm thanh xử lí nhiều giọng nói cùng một lúc .
  • Những hiệu ứng môi trường như âm thanh phản xạ , âm thanh điện tử tạo hồi âm trong âm nhạc , độ méo âm thanh , va đập vào các bề mặt chất liệu khác nhau tuỳ theo mức độ tưởng tượng .
  • Số lượng hiệu ứng âm thanh chồng chéo nhau bạn có thể dùng với mỗi giọng nói .

 

Trong Game , phiên bản EAX càng cao thì càng tốt . Thực tế tai người không thể nghe hết được mọi âm thanh có trong đó . Chúng tôi sẽ có bài liên quan tới những hiệu ứng âm thanh trong Game sau này .

 

Âm thanh 3D ( 3D Audio )

 

Bạn nên nhớ Âm thanh môi trường không phải là Âm thanh 3D . Âm thanh môi trường là phép đo cho biết bao nhiêu môi trường ảo ảnh hưởng tới hiệu ứng âm thanh . Âm thanh 3D tập trung vào hướng của hiệu ứng âm thanh và Game thủ nhận thức như thế nào theo hướng đó . Âm thanh 3D được cảm nhận theo chủ quan của Game thủ và được nghe thủ nghiệm và theo dõi cẩn thận . Có thể dùng Right Mark 3D để kiểm tra âm thanh 3D được chính xác .

 

Cho những người cảm thụ âm nhạc

 

SNR ( Singnal To Noise Ratio ) : Tỉ số Tín hiệu / Nhiễu

 

Đây là tỉ số của Tín hiệu trọn vẹn so sánh với Nhiễu , và giá trị của nó là Decibels (dB)  .

 

Nhiễu được tạo ra là những âm thanh không mong muốn ngẫu nhiên được thêm vào tới những tín hiệu âm thanh thực . Số lượng nhiễu tác động do những nhân tố sau như : Thiết kế Motherboard , điện dung và tự cảm kí sinh , độ không tuyến tính , nhiễu nguồn cung cấp , RFI ( Nhiễu giao thoa sóng Radio ) , EMI ( Nhiễu giao thoa điện từ trường ) …

 

SNR càng cao càng tốt , bởi vì có nghĩa là tỉ số giữa Tín hiệu trung thực và những tín hiệu không mong muốn cao . Chúng ta nên nhớ rằng số này được dùng là số âm , do đó -10dB cao hơn -1 dB.

 

Hầu hết SNR của Card âm thanh liên quan trực tiếp tới chất lượng của Bộ chuyển đổi DAC ( Digital to Analog Converter ) từ dạng số sang dạng tương tự . Chạy thử điều này có thể làm trong RMAA ( Right Mark Audio Analyzer ) . Hầu hết Card âm thanh khi xem xét đều có biểu đồ và số liệu SNR tốt . Khi xem biểu đồ nhiễu , cho chúng ta biết số lượng nhiễu cao nhất . Nếu đỉnh này càng thấp trong biểu đồ thì càng tốt .

 

\"\"

 

Tần số âm thanh

 

Là dải tần số mà Card âm thanh có thể đưa ra tại đầu ra mà tại người có thể nghe được , từ 20 tới 20.000 Hz . Dải tần số trong dãy âm thanh tai người có thể nghe được càng lớn thì Card âm thanh càng tốt .

 

Bên cạnh đó còn có rất nhiều thông số liên quan tới chất lượng âm nhạc như THD ( càng nhỏ càng tốt ) , IMD ( càng nhỏ càng tốt ) , nhiễu xuyên âm , điện áp rò qua những tụ điện lọc nguồn ( càng nhỏ càng tốt ) , HDR ( càng cao càng tốt ) … những số liệu này và những vấn đề như vậy mang tính chất bác học vì thế chúng tôi không nêu ra tại đây .

 

Những đặc điểm chung

 

Giải mã DTS và DD

 

Nếu bạn muốn xem DVD thì âm thanh được sử dụng sẽ thuộc Dolby Digital hoặc DTS .

 

Ban đầu những âm thanh số kiểu thông thường PCM được ghi thành những những rãnh ( Track ) chỉ có hai kênh . Điều đó có nghĩa là những hiệu ứng âm thanh chỉ có thể từ kênh bên trái và kênh bên phải thường xuất phát từ phía trước người nghe . Dolby Digital ( DD ) và DTS là những định dạng Multi-Channel nén mà có hơn hai kênh âm thanh và nó có thể dùng nhiều loa với âm thanh Surround .

 

Cả DD và DTS là âm thanh dạng nén vì thế dữ liệu âm thanh phải được giải mã hoặc giải nén trước khi sử dụng . Trước kia Card âm thanh có đầu ra những Track này để tới bộ phận giải mã bên ngoài thì ngày nay nhiều Card âm thanh giải mã Track trực tiếp ngay trên Card này .

 

Vì thế nếu bạn muốn xem phim hay hơn hãy tìm Card âm thanh mà có phần giải mã trực tiếp những định dạng DD và DTS . Tất nhiên số định dạng ngày nay có nhiều hơn hai Track , vì thế tại gia đình thì định dạng âm thanh càng nhiều kênh càng tốt .

 

Driver

 

Rất buồn khi chúng ta chưa bao giờ quan tâm tới Driver . Những phần mềm mới và những Game mới được phát hành hiện nay thường đi kèm theo những lỗi mới và những tính năng mới . Nếu nhà sản xuất không quan tâm nâng cấp Driver thì Card âm thanh của bạn không thể đáp ứng được những tính năng mới mà những chương trình trên đem lại và đôi khi nó lại làm việc không phù hợp .

 

Ví dụ một tình huống như sau nếu Driver của Card âm thanh đã được ba năm , và nó lại đang được dùng với một Game mới . Khi bạn tải Game mới thì nó có thể làm hỏng toàn bộ hệ thống của bạn và khiến cho máy tính của bạn bị treo . Hoặc ban đầu không có vấn đề gì , nhưng trong quá trình chạy Game nó gọi những tính năng mới mà Driver âm thanh quá cũ không hỗ trợ thì lại là nguyên nhân khiến cho Game bị treo cứng không hoạt động được nữa .

 

Vì vậy bạn nên thường xuyên cập nhật để nâng cấp Driver nếu có .

 

Phần mềm ứng dụng

 

Mọi người chúng ta hay quên về việc này và những vấn đề thường xảy ra trong một thời gian dài khi mà phần mềm nào đó hay sử dụng Card âm thanh . Vì thế chúng ta cũng nên cập nhật bản vá lỗi của phần mềm thường xuyên để chạy ổn định với phần cứng trong hệ thống .

 

Những cổng phụ

 

Một số Card âm thanh lại có đi kèm theo những cổng phụ mà có thể dùng hoặc chẳng bao giờ bạn dùng tới . Ví dụ Card âm thanh mới nhất của Sound Blaster lại có cổng IEEE 1394 ( FireWire ) dùng với iPod hoặc cho những công việc biên soạn Video . Một số Card âm thanh khác lại có đầu nối TOSLINK được dùng với những thiết bị chơi Game Console .

 

Một số khác lại có đầu nối BNC là một tính năng hay sử dụng . Nó được dùng để cân bằng đầu ra mà những người soạn nhạc cần sử dụng Cable âm thanh với cự li dài . Vì thế bạn nên xem danh mục những cổng quan trong cho bạn để lựa chọn Card màn hình phù hợp .