Hướng dẫn mua RAM

Hầu hết những người mới khi đi mua PC hay quan tâm tới tốc độ bộ vi xử lí và không bao giờ chú ý tới tác dụng của RAM trên toàn bộ hệ thống của mình

Thậm trí ngay cả với những bộ vi xử lí cực nhanh cũng không thể làm gì hơn được nếu thiếu RAM .

 Chúng ta thử so sánh hệ thống chậm hơn như Core 2 Duo E6300 và bộ nhớ 2GB với hệ thống dùng CPU có tốc độ cao hơn như Core 2 Duo E6600 mà chỉ có 512MB RAM . Bạn có thể nghĩ rằng hệ thống thứ hai sẽ nhanh hơn và được chứng minh đúng là như vậy bằng chương trình Benchmark CPU . Tuy nhiên , nếu bạn dùng thực tế thì hệ thông thứ nhất chạy có vẻ như nhanh hơn . Những ứng dụng được tải nhanh , những công việc đa nhiệm nhanh hơn , mọi thứ sẽ được cảm nhận nhanh hơn .

 Đó không phải vì ít RAM làm giảm hiệu suất CPU của bạn . CPU của bạn chạy rất tốt . Nhưng nếu không đủ RAM , hệ điều hành phải dùng ổ cứng làm bộ nhớ ảo . Điều này sẽ làm giảm tốc độ cấp phát dữ liệu cho CPU , do vậy hệ thống của chúng ta nên đầu tư nhiều RAM .

 Trong bài này , tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chọn RAM như thế nào . Tôi sẽ nói cho bạn về tránh những vấn đề khi dùng bộ vi xử lí AMD có bộ phận điều khiển bộ nhớ bên trong , cũng như sự tương thích của RAM với Motherboard .

 Hiệu suất của RAM cho những người mới

 Thẳng thắn mà nói , hiệu suất thanh nhớ của bạn không phải là vấn đề trừ khi bạn muốn chạy Overclock . Sự khác nhau về hiệu suất giữa những thanh nhớ khác nhau thực sự không quan trọng . Nó không quan trọng bằng số lượng RAM . Số lượng RAM có tốc độ thấp nhiều hơn thì tốt hơn RAM nhanh hơn nhưng lại có số lượng ít hơn .

 Bên cạnh đó , trừ khi bạn biết một số thủ thuật cho những thanh nhớ của mình bằng thay đổi thông số thiết lập trong BIOS , thanh nhớ của bạn sẽ chạy với tốc độ chuẩn của nó với Timing được lưu trữ trong Chip SPD nhỏ (Serial Presence Detect ) . BIOS tự động nhận biết tốc độ và Timing phù hợp của RAM lúc khởi động bằng kiểm tra Chip SPD này .

 Chỉ có cách cải thiện hiệu suất những thanh nhớ bằng cách thay đổi bằng tay thiết lập của Timing và tốc độ xung nhịp . Tuy nhiên để làm được điều đó bạn phải là người hiểu biết sự thay đổi những thiết lập của BIOS , thực sự không có sự khác nhau về mặt hiệu suất giữa thanh nhớ High-Performance PC2-6400 của những nhà sản xuất nổi tiếng với những thanh nhớ thông thường PC2-6400 từ những nhà sản xuất không có tên tuổi .

 Có một số trường hợp ngoại lệ . Một số nhà sản xuất như Corsair và OCZ chào những nhanh nhớ với hiệu suất rất cao mà được chứng nhận SLI hoặc CrossFire – Certified và có sử dụng Chip SPD tải những tốc độ và Timing riêng biệt ( gọi là EPP hoặc một số trường hợp gọi là Enhanced Performance Profiles ) . Tuy nhiên những thanh nhớ này và SPD riêng biệt chỉ được thiết kế để làm việc với những Motherboard của nVidia hoặc ATI riêng biệt . Bạn chỉ dùng những thanh nhớ với những Motherboard đó còn ngoài ra những giá trị trong SPD là vô tác dụng .

 Hiệu suất của RAM đối với hay “vọc” PC

 Đối với những Vọc sỹ hay dùng thủ thuật và Overclock máy tính của họ . Điều đó có nghĩa là đào bới bên trong BIOS và thay đổi thiết lập để đẩy thanh nhớ lên những tốc độ tới hạn của nó . Nếu bạn là một cá nhân , bạn sẽ mất thời gian để lựa chọn những thanh nhớ tốt cho Overclock .

 Như vậy bạn phỉ hiểu về những thuật ngữ cũng như các thông số kỹ thuật trong RAM . Sự hiểu biết về chúng hỗ trợ cho bạn quyết định để mua những thanh nhớ như thế nào để có thể cho những thông số tốt nhất .

 

Timing : đo xem thời gian bao nhiêu để thanh nhớ cần để làm một điều gì đó , thông thường tính theo tốc độ là bao nhiêu chu kì xung nhịp ) . Nó đồng nghĩa với khái niệm Latency . Khi nói đến thanh nhớ , thông thường những Timing của nó the định dạng kiểu như 2-2-2-5 1T . Dãy số này là xếp theo thứ tự CAS-tRCD-tRP-tRAS tRC của những thanh nhớ . Chúng có nghĩa là gì . Chúng ta xem dưới đây .

 CAS Latency : Số đầu tiên của dãy thường có nghĩa là thời gian CAS . CAS được viết tắt từ Column Access Strobe . Dữ liệu được lưu trữ trong những ô nhớ theo sắp xếp tương tự như những ô của File Excel , với những hàng và những cột . Để đọc ô nhớ ( Cell ) , hàng ( Row ) thích hợp được chọn và sau đó cột ( Column ) đã chọn . Nội dung của ô nhớ được đưa tới bộ phận khuyếch đại trước khi được hướng ra bên ngoài của thanh nhớ . CAS có nghĩa là thời gian để thanh nhớ lựa chọn cuối cùng cột và bắt đầu truyền dữ liệu . Giá trị CAS thấp hơn có nghĩa là thời gian ngắn hơn và đồng nghĩa là hiệu suất của thanh nhớ tốt hơn .

 

\"/\"

 

tRCD ( RAS-to-CAS Delay) : Số thứ hai trong dãy số cho biết thời gian ( bằng số chu kì xung nhịp đồng hồ ) giữa sự lựa chọn của Hàng ( RAS ) tới sự lựa chọn của Cột (CAS ) . Số này càng nhỏ thì hiệu suất của thanh nhớ càng cao .

 tRP (Row Precharge Time ) : Số này biểu thị số của chu kì xung nhịp đồng hồ mà thanh nhớ thay đổi kích hoạt Hàng này tới một Hàng khác . Số này càng nhỏ thì hiệu suất của thanh nhớ càng tốt .

 tRAS (Row Active Time ) : Nó là thời gian để Hàng được kích hoạt nhỏ nhất , mà xác định bao lâu Hàng có thể kích hoạt để truyền dữ liệu . Nếu tRAS quá dài , nó có thể giảm hiệu suất do sự trậm trễ không cần thiết để kích hoạt những Hàng khác . Tuy nhiên nếu tRAS quá ngắn , có thể không đủ thời gian để truyền dữ liệu liên tục tốc độ cao được đầy đủ , hiệu suất có thể bị giảm do khả năng mất mát hoặc bị hỏng dữ liệu . Nói chung dùng giá trị thấp nhất có thể để cho hiệu suất cao nhất .

 tRC (Row Cycle Time ) : Nó xác định thời gian ( tính bằng số chu kì đồng hồ xung nhịp ) để Hàng thực hiện đầy đủ chu kì làm việc từ chế độ Kích hoạt ( Active ) tới chế độ chuẩn bị trước ( Precharge ) . Nó xác định bằng cách cộng với Thời gian kích hoạt Hàng ( tRAS ) với Thời gian chuẩn bị trước của Hàng ( tRP ) . Nói chung giá trị này càng thấp thì hiệu suất thực hiện công việc của bộ nhớ càng cao .

 Tốc độ điều khiển ( Command Rate ) : Nó là thời gian thanh nhớ cần để những lệnh được gửi tới nó . Hiển nhiên , thời gian trễ ngắn hơn thì lệnh sẽ được gửi đến nhanh hơn . Tuy nhiên với những hệ thống dùng bộ vi xử lí AMD lại không đơn giản như vậy ( nhất là đối với Socket AM2 ) .

 Tần số làm việc : đó là tốc độ của xung nhịp thanh nhớ . Tần số càng cao , thanh nhớ càng nhanh và có thể truyền được nhiều dữ liệu .

 Dung sai điện áp làm việc: Ở đây dải điện áp làm việc thì càng tốt . Những nhà sản xuất những thanh nhớ High-Performance thường đưa tới tốc độ cao sẽ làm tăng dải điện áp cung cấp cho thanh nhớ . Đối với nhiều thanh nhớ khi chạy Overclock bắt buộc bạn phải thay đổi điện áp bằng tay cho phù hợp với tốc độ và Timing . Tất nhiên thanh nhớ chạy với điện áp thấp hơn đạt được cùng hiệu suất sẽ tốt hơn thanh nhớ dùng điện áp cao hơn . Với điện áp thấp cho phép công suất tiêu hao thấp hơn , giảm mức nhiễu do hiệu ứng điện động gây ra ( làm cho tuổi thọ của Chip giảm đi ) . Do đó khi làm việc với những thanh nhớ thông thường không dùng những tính năng đặc biệt tốt hơn hết bạn nên sử dụng điện áp chuẩn , không nên dùng nó với điện áp cao hơn mức cho phép .

 Tản nhiệt cho RAM

 Tản nhiệt cho RAM không thực sự cần dùng và không trợ giúp gì nhiều . Chúng ta sẽ phí tiền nếu sử dụng nó . Tại sao những thanh nhớ High-Performance lại dùng tới bộ phận tản nhiệt .

 Bộ phận tản nhiệt là cách mà những nhà sản xuất RAM tăng giá thành sản phẩm của họ , đối với những thanh nhớ High-Performace để tăng độ gây ấn tượng . Bộ phận tản nhiệt thực sự có tác dụng khi sử dụng chế độ Overlock . Còn với những thanh nhớ High-Perforrmance dùng trong điều kiện bình thường không Overclock thì tấm tản nhiệt không có một chút ý nghĩa nào .

 

\"/\"

 

Chip nhớ

 Tôi sẽ có một cảnh báo nếu bạn lựa chọn những thanh nhớ dựa trên Chip nhớ để chạy Overlock thì trên các Forum liên quan tới bộ nhớ có những Chip như BH-5 , CH-5 và CH-6 của Winbond , DBG9 của Micron và Hynix BT và DT-D43 hoặc BT-Js .

 

\"/\"

 

Những Chip đó rất nổi tiếng và chúng chính là dạng cơ bản để so sánh . Những Chip nhớ khác nhau có những tính năng kỹ thuật khác nhau . Một số chip nhớ đạt được tốc độ xung nhịp rất cao , trong khi một số khác có thời gian trễ rất thấp . Phụ thuộc vào thanh nhớ bạn cần tìm kiếm ( cho tốc độ cao hay cho thời gian trễ thấp ) mà bạn lựa chọn những thanh nhớ dựa trên Chip nhớ tốt nhất cho công việc của bạn .

 Tính tương thích

 Bạn có thể đếm được những thanh nhớ theo chuẩn JEDEC để làm việc phù hợp với tất cả Motherboard , nhưng tính tương thích lại không phù hợp cho những thanh nhớ cao cấp . Bởi vì chúng được thiết kế để vượt qua những tiêu chuẩn của JEDEC bằng cách chạy với tốc độ cao hơn hoặc thời gian trễ vô cùng thấp , vì thế chúng có thể không phù hợp với một số dòng Motherboard nào đó . Ví dụ những thanh nhớ cao cấp của OCZ lại không tương thích với một số phiên bản BIOS của Motherboard DFI .

 Vì thế bạn nên xem danh sách tính tương thích của bộ nhớ với Motherboard trước khi quyết định mua bán cho phù hợp . Tất nhiên nhiều thanh nhớ với Motherboard đã được chạy thử tốt nhưng nhiều Motherboard lại không có danh sách những thanh nhớ đã được chạy thử .

 Những hạn chế của bộ phận điều khiển bộ nhớ trong bộ vi xử lí Athlon 64

 Những bộ vi xử lí AMD Athlon 64 không như những bộ vi xử lí truyền thống từ trước nó . Như chúng ta đã biết bộ phận điều khiển bộ nhớ là một phần của Chip NorthBridge . AMD chọn tích hợp bộ phận điều khiển bộ nhớ bên trong bộ vi xử lí nhắm cải tiến hiệu suất . Nó làm giảm thời gian trễ là cải thiện thời gian truyền dữ liệu từ bộ nhớ tới CPU .

 Tuy nhiên tích hợp bộ phận điều khiển bộ nhớ vào bên trong CPU có một số hạn chế . Yêu cầu Timing chặt chẽ hơn và có hạn chế lúc tải bộ nhớ . Ví dụ , những bộ vi xử lí Socket 754 Athlon 64 cũ ( nhân Winchester ) chỉ có thể hỗ trợ thanh nhớ 02 mặt 200MHz ( 400 MHz DDR ) . Bạn có thể cắm thêm thanh nhớ nhưng sức mạnh của bộ phận điều khiển bộ nhớ giảm xuống và chỉ đạt được tốc độ 166MHz ( 333 MHz DDR ) .

 Những bộ vi xử lí Socket 939 Athlon64 cũng có một số hạn chế nhưng khả năng mở rộng kém hơn . Chúng sẽ giảm tốc độ khi có 03 thanh nhớ trở lên được cài đặt . Những lõi Venice mới hơn của Athlon 64 không bị ảnh hưởng nhiều và vẫn duy trì được tốc độ 400 MHz , nhưng cài đặt 04 thanh nhớ 02 mặt sẽ làm giảm Tốc độ điều khiển .

 Tất nhiên AMD tiếp tục cải tiến về tính năng tích hợp bộ nhớ trong CPU . Nhưng chúng ta nên nhớ hạn chế của nó khi cắm thêm nhiều thanh nhớ , cũng như xem kĩ các chi tiết trên hệ thống AMD .

 

\"/\"