Hướng dẫn mua Motherboard

Motherboard là trụ cột cho mọi PC . Nó là nền tảng để bạn xây dựng một PC . Vì thế là vô cùng quan trọng khi ta chọn lựa Motherboard . Không có nền móng tốt thì PC của bạn hoạt động có thể không được như ý .
Motherboard là trụ cột cho mọi PC . Nó là nền tảng để bạn xây dựng một PC . Vì thế là vô cùng quan trọng khi ta chọn lựa Motherboard . Không có nền móng tốt thì PC của bạn hoạt động có thể không được như ý . 

  1. Hiệu suất

Khác nhau về mặt hiệu suất giữa những Motherboard dùng cùng Chipset là rất nhỏ ( khoảng 5% ) , vì thế mà nó sẽ không có giá trị mấy về điều này . Theo quan điểm của tôi , có 02 điểm chính khi quan tấm tới hiệu suất của Motherboard đó là :Hiệu suất Overclock và những điểm mới hơn như : Bộ phận điều khiển đĩa và hiệu suất thiết bị ngoại vi .

 Tuy nhiên Motherboard vẫn còn một số tính năng ảnh hưởng tới việc lựa chọn .

 

  • Hiệu suất Overclock : Cái gì là khác nhau giữa hai Motherboard có cùng Chipset và có những tính năng chung ? Đó chính là khả năng Overclock . Những Motherboard Overclock tốt hơn sẽ là tốt hơn . Thông thường nó được xác định bởi tốc độ FSB , tốc độ Bus nhớ  lớn nhất mà có thể đạt được .
  • Hiệu suất thiết bị ngoại vi : Hầu hết những Motherboard không sản xuất tương đương nhau trong phần này . Bởi vì những nhà sản xuất Motherboard tìm cách hỗ trợ thiết bị ngoại vi làm sao để giảm giá thấp nhất mà không ai chú ý tới .

Chỉ cần hỗ trợ SATA và USB 2.0 , ai là người kiểm tra hiệu suất thực của nó như thế nào ? Chúng tôi sẽ  thảo luận về tác động của những Bộ phận điều khiển SATA với hiệu suất của ổ cứng trong mục Ổ cứng trong bài này , nhưng tôi sẽ thảo luận về hiệu suất USB và thiết bị ngoại vi cơ bản .

 Khi nói đến những Bus ngoài và những Bộ phận điều khiển chúng , chúng ta cần không lo lắng về SNR , nó là tấm bảo vệ cho tính toàn vẹn của tín hiệu . Có hai điều liên quan tới hiệu suất của Bộ phận điều khiển và chất lượng thực hiện : Sử dụng CPU và Băng thông

 

·        Sử dụng CPU : chính là Bộ phận điều khiển thiết bị ngoại vi xử lí công việc nhiều như thế nào mà không cần ảnh hưởng tới quá trình làm việc khác của CPU . Hiển nhiên CPU làm việc khác tốt hơn là nhiệm vụ truyền dữ liệu tới máy in hoặc tới thiết bị USB .

·        Băng thông : đó chính là tốc độ truyền dữ liệu của bộ phận điều khiển . Tốc độ càng cao càng tốt .

 Tóm lại với Băng thông càng lớn ( MB/s ) và sử dụng CPU càng ít ( % ) thì càng tốt .

 

  1. Sắp xếp trên Motherboard

 Một trong những thước đo mà bị coi thường. nhất khi lựa chọn Motherboard . Tôi có một danh sách mà có một số chỗ cần quan tâm tới . Tại sao lại như vậy ? Sự sắp xếp trên Motherboard quyết định việc lắp đặt các linh kiện khác dễ dàng như thế nào , hoặc việc cắm trên Socket hoặc khe cắm các linh kiện . Nó cũng tác động tới luồng không khí làm mát bên trong vỏ máy . Và nó cũng là thước đo phụ nhưng quan trọng và tôi cũng đưa ra một số vấn đề

 

  • Đầu nối nguồn ATX : Đó là một trong những điều quan trọng nhất mà ta nên lưu ý tới . Bởi vì Cable ATX là dây 24 sợi to và nó chính là mối cản trở chính nếu nằm ở vị trí kì cục . Ví dụ EPoX thích đặt đầu nối nguồn ATX nằm giữa bên phía dưới Motherboard và gần với tấm chắn cổng I/O ( phía sau lưng vỏ máy ) . Điều này sẽ chặn luồng không khí làm mát bên trong vỏ máy thoát ra bên ngoài . Bởi vì lúc đó dây nguồn sẽ trèo qua Bộ phận làm mát CPU , đôi khi chạm vào mặt Quạt làm cho Quạt CPU ngừng hoạt động gây nên hiện tượng treo máy tính bất thường

\"/\"

Hình 1 : Motherboard EPoX

  

  • Socket CPU : Bạn có thể bỏ qua phần này cho những Motherboard dùng bộ vi xử lí của Intel , bởi vì Intel đã áp đặt Socket này cho bộ vi xử lí của mình . Nhưng một số Motherboard như dòng DFI LanParty cho những bộ vi xử lí Athlon 64  có nhiều quyền lựa chọn với những vị trí Socket khác nhau . Tốt nhất nên chọn những vị trí mà luồng không khí làm mát dễ đối lưu nhất để không khí được thổi tốt hơn .

 

\"/\"

Hình 2 : Motherboard DFI LanParty dùng Socket cho Athlon 64

 

  • Socket cho bộ nhớ : nó liên quan nhiều tới Socket của CPU , bời vì cả hai loại Socket này đều gần nhau . Tốt nhất vẫn là làm sao để có nhiều luồng không khí thổi làm mát tới những thanh nhớ , nhưng nên lưu ý khoảng cách giữa khe cắm bộ nhớ và Socket CPU bởi vì có một số bộ phận làm mát rất lớn . Với những bộ phận làm mát rộng như của ThermalRight XP-120 hoặc ThermalTake Big Typhoon cho CPU có thể gây cản trở tới việc cài đặt những thanh nhớ . . Trong thực tế , nếu bạn dùng thanh nhớ với những tấm tản nhiệt đi kèm theo như Corsair Dominator , nhiều khi sẽ không có đủ chỗ để cắm . Do đó chắc chắn nhất bạn nên thử trước .

 

\"/\"

 

Hình 3 : Tản nhiệt CPU ThermalRight XP-120

  

\"/\"

Hình 4 : Bộ nhớ Corsair Dominator

 

  • Những đầu nối IDE và SATA : việc này hầu như là ít quan trọng . Nhưng tốt nhất chúng ta nên chọn những vị trí đầu nối SATA và IDE ở gần mép bên ngoài của Motherboard . Điều đó cho phép dễ dàng cắm Cable dễ dàng và ít ảnh hưởng tới những thiết bị cắm thêm bên trong PC .
  • Khe cắm PCI : chúng ta đều bỏ qua khía cạnh này , thậm trí hiện nay khi mà những Card màn hình chạy quá nóng người ta dùng ngay giải pháp làm mát cồng kềnh và dùng luôn với khe cắm này . Khi đó nếu bạn mua một Card âm thanh Sound Blaster X-Fi thì phải tìm vị trí thích hợp để cắm với hệ thống trên để không ngăn chặn luồng khí làm mát cho những Card màn hình quá nóng . Do đó chúng ta nên có một nguyên tắc sau : nếu dùng Card màn hình bình thường thì khoảng trống cần chiếm là 02 khe cắm , với những Card màn hình cao cấp thì cần khoảng trống của 03 khe cắm .

 

  1. Làm mát Motherboard

 Trên thực tế giải pháp làm mát cho hầu hết Motherboard là không cần thiết và nhiều khi đó là mánh lới trong quảng cáo . Bởi vì hầu hết chúng không quá nóng nếu như những Chip đã được làm mát thích hợp . Tất nhiên nhiều người sẽ có quan điểm sẽ là tốt hơn nếu Chipset càng được làm mát . Điều này cũng không sai , nhưng theo quan điểm của tôi thì những giải pháp làm mát đặc biệt sẽ tốn nhiều tiền bởi vì những Chipset trên Motherboard cũng không quá nóng tới mức chạy sai .

 Bây giờ linh kiện quan trọng nhất của Motherboard mà cần được làm mát đó là Chip NorthBridge và Module điều chỉnh điện áp VRM (Voltage Regulator Module ) . Tuy nhiên bạn cũng không nên làm mát quá mức . Bạn chỉ cần Quạt với tấm tản nhiệt đơn giản để làm mát thì cũng đã rất tốt rồi . Nguyên tắc của tôi nên giữ chúng trong khoảng 50°C đã là quá tốt .

 Đầu cấp nguồn cho Quạt

 Đây là một điều khá quan trọng bởi vì nó sẽ cho biết sô lượng Quạt được Motherboard hỗ trợ trực tiếp cũng như vị trí của Quạt mà bạn có thể lắp thêm .

 Càng có nhiều đầu cấp nguồn cho Quạt trên Motherboard thì càng tốt . Chúng cho phép bạn lắp nhiều Quạt một cách dễ dàng mà không cần dùng Cable nguồn khác .

  

\"/\"

Hình 5 : Đầu cấp nguồn cho Quạt trên Motherboard

 Quản lí nhiệt

 Tất cả Motherboard sẽ có một số kiểu hệ thống quản lí nhiệt , nhưng không bao giờ đánh giá đúng sự quan trọng của BIOS với tính năng quản lí nhiệt . Chúng dễ dàng cho bạn để quản lí những thiết vị điều khiển nhiệt của hệ thống ( như Quạt , Bộ phận điều chính nhiệt ... ) , và giảm tiếng ồn trực tiếp từ Quạt bằng cách điều chỉnh tự động tốc độ của Quạt theo nhiệt độ .

 

  1. Những tính năng chung của Motherboard

 Những bộ phận điều khiển thêm

 Những bộ phận điều khiển ở đây thuộc Chip thứ hai mà điều khiển một số mặt của tính năng hệ thống . Ví dụ : Bộ phận điều khiển mạng mà quản lí cổng LAN . Mặc dù nhiều Chipset có tích hợp nhiều sự điều khiển trong đó , nhưng những nhà sản xuất Motherboard thường thêm những Bộ phận điều khiển khác để cung cấp những chức năng mạnh hơn và lựa chọn thêm những tính năng mở rộng , đặc biệt trong những Motherboard cao cấp .

 Bộ phận điều khiển ổ cứng

 Tôi thường thích những Motherboard với bộ phận điểu khiển ổ cứng thêm vào . Những bộ phận điều khiển này cho phép bạn gắn thêm nhiều ổ cứng hơn , hoặc tương thích với thiết bị lưu trữ như ổ ghi DVD , vào trong hệ thống . Hầu hết Chipset trên Motherboard đều tích hợp những bộ phận điều khiển ổ cứng nhưng nó lại giới hạn về số lượng ổ đĩa ( thường là từ 02 tới 04 ổ cứng ) . Nếu sử dụng bộ phận điều khiển riêng biệt sẽ cho chúng ta khả năng gắn thêm nhiều ổ cứng hơn . Một số bộ phận điều khiển ổ cứng sẽ giúp giảm thiểu hoạt động của CPU như trong quá trình truyền dữ liệu cung cấp những tính năng thêm vào như hỗ trợ RAID . Tuy nhiên nếu bạn không biết RAID là gì hoặc không cần đến nó , bạn có thể bỏ qua tính năng như vậy .

 Bộ phận điều khiển mạng

 Hầu hết những Chipset của Motherboard hiện nay đều hỗ trợ ít nhất một cổng LAN , do đó bạn không cần Bộ phận điều khiển mạng phụ ngoại trừ khi bạn có kế hoạch dùng hai mạng bắc cầu ( Bridge ) bằng PC của mình hoặc dùng nó như là một Router .

 

 

\"/\"

Hình 6 : Cổng LAN trên Motherboard

 Bộ phận điều khiển mạng không dây

 Bây giờ tôi lại thích Motherboard loại này . Chúng cho phép bạn nối tới những mạng không dây mà không cần thêm Card mạng không dây PCI . Nhưng có một đặc điểm là chúng hay được dùng với những Motherboard cao cấp , có nghĩa là bạn sẽ phải trả nhiều tiền cho nó .

 Bộ phận điều khiển FireWire

 FireWire được biết với tên gọi IEEE 1394 , hoặc nếu bạn đang dùng sản phẩm của Sony – iLink . Có 03 cách dùng chính của FireWire trong PC : hỗ trợ thiết bị ghi Video DV/HDV , nối một số kiểu iPod cũ và truy cập tới những thiết bị lưu trữ ngoài tốc độ cao . Nếu bạn cần thì nên kiểm tra chắc chắn Motherboard có hỗ trợ . Tuy nhiên nếu có hỗ trợ FireWire thì tốt , còn nếu không thì cũng chẳng cần thiết .

 Bộ phận điều khiển âm thanh

 Sẽ có phần nói chi tiết kĩ hơn trong bài này , nhưng điểm qua một số điều cơ bản

Trên tất cả , có 02 kiểu âm thanh đi kèm trên Motherboard . Một là dựa trên DSP (Digital Signal Processor - Bộ xử lí tín hiệu số )  có thật , và một là không có gì hơn ngoài Giải mã và mã hoá Codec ( Coder-Decoder ) dựa trên phần mềm . Phương pháp đầu tiên dùng DSP để xử lí dữ liệu âm thanh , trong khi phương pháp thứ hai dùng CPU để điều khiển việc này . Tất nhiên là hầu hết các nhà sản xuất Motherboard thực hiện phương pháp phần mềm là rẻ hơn cả . Tôi có thể nói lại một cách chính xác , chỉ có nhà sản xuất thực hiện DSP âm thanh chuyên dụng trong Motherboard của mình là MSI và chỉ có ở dòng Platinum cao cấp của họ ( họ dùng Chip Audigy 2 ZS ) .

 Tiếp theo có 02 cách thực hiện giải pháp âm thanh . Nhà sản xuất có thể thêm cả Chip và  cả những cổng trên Motherboard của mình , hoặc họ có thể dùng Riser Card mà trên đó Chip và các cổng nằm trên một Card riêng biệt tách rời . Có sự khác nhau gì ? Mặc dù có giải pháp âm thanh tích hợp trên Motherboard , nhưng nó sẽ có những tác động gây nhiễu điện tử từ những linh kiện khác nằm trên Motherboard  . Điều này làm giảm đi chất lượng âm thanh . Vì thế , nếu có thể bạn lựa chọn giải pháp âm thanh dùng Riser Card . Ví dụ mạch Riser : AudioMax của ABIT và Karajan của DFI

  

\"/\"

Hình 7 : Bảng mạch Riser AudioMax của ABIT

 Cuối cùng không biết bạn đã từng nghe tên Azalia khi bạn đi mua Motherboard chưa ? Chính xác Azalia là gì ? Những Motherboard có chứng nhận “Azalia audio “ có nghĩa là giải pháp âm thanh của Motherboard theo chuẩn của chứng nhận chất lượng âm thanh Azalia của Intel . Azalia là tên chính thức của “Intel HD Audio “ . Tóm lại chất lượng âm thanh tốt hơn nếu có Azalia .

  

\"/\"

Hình 8 : Motherboard với Azalia

BIOS

 BIOS (Basic Input Output System ) là phần mềm cho phép PC của bạn cho giá trị ban đầu lúc khởi động . Nhưng nó làm được nhiều hơn cả những điều đó . Nó cũng điều khiển và thiết lập Chipset Motherboard của bạn . Những thiết lập như vậy ngày càng nhiều theo những sự lựa chọn khác nhau .

 Những người thích vọc máy tính liên quan tới phần cứng lại thích có nhiều sự lựa chọn để cho phép họ thay đổi chúng để Motherboard đạt được hiệu suất tố hơn và ổ định hơn .

 Những người thích Overclock rất quan tâm tới những lựa chọn trong BIOS như điều khiển Timing , điện áp , tốc độ làm việc của bộ nhớ . Một số BIOS đã lưu sẵn những lựa chọn khác nhau . Ví dụ Genie BIOS của DFI có sắn 04 sự lựa chọn sẵn cho trước

 

\"/\"

 

Hình 9 : BIOS này cho phép thay đổi cấu hình của bộ nhớ , của CPU

 

Những cổng mang tính chất kế thừa  

Những Motherboard hiện nay vẫn còn lại những cổng cũ như : cổng nối tiếp , cổng song song . Những cổng này ít được sử dụng ngoại trừ những ứng dụng cũ hoặc cho dân kỹ thuật Tin học để nghiên cứu .

 Hầu hết những Motherboard để ra những đầu nối và những cổng này tiêu phí tài nguyên như IRQ ( Ngắt ) , kênh DMA . Bạn có thể vào trong BIOS để Disable những cổng không sử dụng đến này .

  

\"/\"

Hình 10 : Cổng nối tiếp là Jack đực chín chân , cổng song song là dãy chân dài màu hồng nằm trên cổng nối tiếp

 

Công nghệ Multi-GPU

 Trong cuộc chiến Multi-GPU hiện nay có 02 chiến binh đó là nVidia với SLI (Scalable Link Interface ) và AMD/ATI với CrossFire . Không có vần đề gì liên quan xem tại sao lại có tên gọi như vậy , nhưng có thể nói tóm tắt lại là cả hai công nghệ SLI và CrossFire cho phép bạn cài đặt 02 Card màn hình trên cùng một Motherboard để tăng cường sức mạnh xử lí đồ hoạ . Có nhiều ứng dụng như Game khi có nhiều Card màn hình được sử dụng thì đạt hiệu suất cao hơn khi sử dụng một Card màn hình . Những Motherboard hỗ trợ SLI hoặc CrossFire sẽ đắt hơn so với Motherboard chỉ hỗ trợ 01 Card màn hình .

 Bất kì Motherboard mà hỗ trợ công nghệ Multi-GPU nào đều phải có 02 khe cắm PCI Express 16x . Tuy nhiên điều đó chỉ là kích thước của khe cắm . Nó không có nghĩa là cả 02 Card màn hình đó đều chạy với tốc độ 16x . Trong nhiều Motherboard , 02 khe PCI Express đó được thiết lập để chạy 8x khi có cả 02 Card màn hình được cắm vào . Một điều các bạn nên lưu ý , những Motherboard dựa trên ATI sẽ chỉ hỗ trợ công nghệ CrossFire của ATI , những Motherboard dựa trên Chipset nVidia cũng sẽ chỉ hỗ trợ công nghệ SLI . Tuy nhiên theo nhiều tin đồn nói rằng AMD/ATI sẽ làm CrossFire như là một chuẩn mở để sử dụng trong những nền tảng khác nhau mà không cần giấy phép .

 

 

\"/\"

Hình 11 : Cấu hình SLI của nVidia , có sử dụng tấm cầu bên trên nối 02 Card

 Vậy bạn chọn loại nào ? Cả SLI và CrossFire đều được thiết kế để thực hiện với cùng mục đích . nVidia dùng cầu SLI để nối với 02 Card màn hình giống hệt nhau , trong khi AMD/ATI lại yêu cầu bạn mua Card CrossFire Edition riêng để nối với Card Radeon thông thường . Nhưng hiện nay AMD/ATI đang thực hiện cùng với hệ thống cầu trong những Card mới của mình .

 

 

\"/\"

Hình12 : Cấu hình CrossFire của AMD/ATI

 

Những đường ( Lane ) riêng cho PCI Express

 Những khe PCI Express hỗ trợ lên tới 32 Lane , mỗi đường này là một kết nối nối tiếp với nhau riêng biệt ( Các bạn có thể tìm đọc về chuẩn PCI Express trong mục Tri thức chúng tôi có nói rõ về nó ) . Mỗi Lane có khả năng cung cấp băng thông lên tới 250MB/s , điều đó cho phép PCI Express cho băng thông lớn nhất là 8GB/s . Tuy nhiên hiện nay công nghiệp PC chỉ hỗ trợ lớn nhất cho khe cắm PCI Express x16 ( có 16 lane ) .

 Tuy nhiên , khe PCI Express x16 không có nghĩa là thực hiện đầy đủ chức năng của 16 Lane . Những khe PCI Express x16 cho phép giảm xuống chỉ còn 8x , 4x , 2x và 1x . Bạn nên nhớ một điều rằng không phải tất cả khe PCI Express 16x sẽ hoạt động với tất cả đầy đủ 16 Lane , thậm trí cả khi Card màn hình hỗ trợ 16 Lane .

 Điều này đặc biệt đúng với trong Motherboard mà hỗ trợ cấu hình Multi-GPU . Hầu hết những Motherboard chạy Multi-GPU ( tất nhiên loại trừ một số trường hợp ) đều giảm số Lane đi một nửa có nghĩa là chỉ còn 8 Lane trên mỗi khe PCI Express khi cắm Card màn hình thứ hai . điều đó có nghĩa là chỉ có 08 Lane cho mỗi Card màn hình .

 Tại sao tôi lại nói điều đó , bởi vì chúng ta sẽ không quá lo lắng về điều đó bởi vì hầu hết cấu hình Multi-GPU đều truyền dữ liệu giữa chúng với nhau thông qua cầu liên kết , hơn là thông qua Bus PCI Express .

Chỉ có một số loại ( rẻ hơn ) thiết lập cấu hình Multi-GPU dùng Bus PCI Express để truyền dữ liệu giữa hai GPU với nhau . Với tình huống như vậy hoàn toàn không có lợi về mặt hiệu suất làm việc bởi vì nó ảnh hưởng tới băng thông của PCI Express .

 Như vậy tôi cũng xin các bạn lưu ý khi mà nhà sản xuất tuyên bố về khe PCI Express , thì chưa chắc đã đủ Lane cung cấp cho khe đó . Do đó bạn nên cẩn thận .

 

\"/\"

 

Hình13 : Lane của Bus PCI Express

 

LED báo lỗi

 Nó là một mảng đèn LED với những con số . Nếu trong quá trình khởi động máy tính gặp lỗi , LED sẽ cung cấp cho bạn mã số để chỉ ra lỗi đó thuộc bộ phận nào . Nó làm cho việc xử lí sự cố được đơn giản hơn .

 Do đó nếu bạn ưa thích vọc máy tính thì Motherboard mà có hệ thống LED báo lỗi thì cũng rất thú vị .

  

\"/\"

Hình 14 : LED báo lỗi trên Motherboard

 

            5.Một số sự chọn lựa khác

 Phần này yêu cầu sự hiểu biết của bạn cao hơn một chút , nếu muốn bạn có thể xem . Phần này thực sự cần cho những người thích vọc phần cứng và cho những người thực sự muốn biết mình đang mua thứ gì .

 Tụ điện

 Tụ điện là loại điện phân đặc biệt , và là linh kiện vô cùng quan trọng trong mọi thiết kế Motherboard . Chúng lưu trữ và là bộ đệm dòng điện để cho phép dòng điện đi qua bằng phẳng hơn . Điều này cho phép chúng lọc nhiễu tác động vào dòng điện ( như là lọc dạng gợn sóng ) . Chúng hợp nhất giữa những mạch nối đất với nhau . Do vậy chất lượng của chúng là cực kì quan trọng nếu bạn muốn có độ ổn định lớn nhất trong những ứng dụng chuyên nghiệp cao cấp hoặc dễ dàng Overclock .

 Trong tất cả thiết kế Motherboard , hầu hết những tụ điện quan trọng đều tập trung ở vị trí gần Socket của bộ vi xử lí . Những bộ lọc năng lượng điện để cung cấp dòng cho bộ vi xử lí . Bởi vì bộ vi xử lí là linh kiện chạy nhanh nhất trong PC và vì thế sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tín hiệu nhiễu , những tụ điện có nhiệm vụ lọc điện năng cung cấp mà là tác động lớn nhất tới sự ổ định của mọi hoạt động .

 Có hai kiểu tụ điện hiện nay được dùng trong Motherboard chuẩn đó là :

 

  • Tụ điện điện phân nhôm
  • Tụ điện điện phân bằng hợp chất cao phân tử thể rắn

 Sự khác nhau chính giữa hai loại này chính là chất điện phân được sử dụng . Tụ điện trước kia sử dụng chất điện phân thể lỏng , loại này sau một thời gian dùng sẽ bị phồng rộp dẫn tới làm thay đổi trị số của tụ điện và ảnh hưởng tới quá trình làm việc của hệ thống . Về sau người ta thay thế bằng chất điện phân ở thể rắn .

 

 

\"/\"

Hình 15 : Những tụ điện dùng chất điện phân ở thể lỏng , dùng một thời gian sẽ bị phồng rộp

 

 

\"/\"

Hình 16 : Motherboard dùng tụ điện với chất điện phân thể rắn

 

Những tụ điện sử dụng chất điện phân thể rắn có tuổi thọ lâu hơn và chạy ổn định hơn so với tụ điện sử dụng chất điện phân ở thể lỏng .

 Đối với tự điện bạn cũng nên lưu ý tới trị số của chúng và nhiệt độ làm việc . Với tụ lọc nguồn thì các trị số trên càng cao càng tốt .

 \"\"\"\"