Hướng dẫn mua máy xách tay 2010

Đang băn khoăn giữa netbook và notebook? Phân vân giữa vô số loại bộ xử lý? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua laptop rất đơn giản trong năm 2010 này.

Nếu bạn phải lắc lắc ổ cứng vài lần để bật lại chiếc ThinkPad đã dùng 7 năm nay của mình, hay mất tới 20 phút để tải một video trên YouTube thì đã đến lúc bạn cần dứt khoát chia tay chiếc laptop trung thành để mua chiếc mới. Nhưng thị trường notebook hiện nay đã mở rộng ra quá nhiều và lấn cả desktop, vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu từ bài báo này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những điểm cần chú ý khi chuẩn bị mua một chiếc laptop mới. 

 \"/\"

Kích thước và hình dáng

Khác với desktop, nơi mà kích thước và kiểu dáng luôn là mối quan tâm sau cùng, với laptop mọi việc phức tạp hơn nhiều. Nếu mua một chiếc laptop quá nhỏ, có thể bạn sẽ phải gõ với tốc độ giảm đi một nửa và căng mắt đọc email hay xem update trên Facebook. Còn nếu mua một chiếc quá lớn, bạn sẽ nếm trải cực hình khi phải vác nó từ phòng này sang phòng kia. 

Có rất nhiều cách để miêu tả các dạng laptop khác nhau, nhưng kích thước màn hình là yếu tố phổ biến nhất. Từ 12 inch trở xuống thường là netbook. Trên 12 inch thường là laptop hoặc notebook, đến khoảng 16 inch – cực đại – nó có thể thay thế cho desktop. Phức tạp hơn, notebook có màn hình có thể xoay và trải phẳng ra thường gọi là PC tablet – máy tính bảng, cho dù có to nhỏ cỡ nào. 

Nếu mua laptop để sử dụng chủ yếu, bạn không nên chọn một chiếc nhỏ hơn 13.3 inch. Laptop cỡ nhỏ mang vác thuận tiện nhưng không thích hợp để làm 8 tiếng/ngày. Một chiếc laptop có màn hình 14 hoặc 15 inch sẽ phù hợp hơn, kể cả tại nhà hay đang di chuyển. Vượt quá giới hạn này, bạn sẽ rất khó di chuyển, nhất là khi màn hình lớn và phần cứng mạnh tiêu thụ pin rất nhanh. Nhưng nếu bạn chủ yếu đặt nó tại nhà thì việc sử dụng một chiếc laptop như vậy cũng tương tự như dùng desktop. 

 \"/\"

Bộ xử lý

Phần cứng quan trọng nhất trong notebook và cũng là phần khó chọn nhất. Giữa Intel và AMD, các dòng như Pentium, Core 2 Duo, Athlon, Sempron…. tần số GHz không thể so sánh được giữa các công ty với nhau.   

Với hầu hết người dùng thì yếu tố quan trọng thứ hai là số lượng nhân. 2 nhân là đủ cho xử lý đa năng, yếu tố này cũng đã trở thành bắt buộc với các PC mới nên giá cũng chấp nhận được . 3 hoặc 4 nhân hiển nhiên sẽ cho tốc độ cao hơn – nhất là với những ứng dụng tốn bộ xử lý như xử lý video chẳng hạn – nhưng hầu hết mọi người không tận dụng hết sức mạnh này  . 

Tốc độ xung nhịp (ví dụ như 3.2GHz) cũng là một yếu tố quan trọng khác về tốc độ CPU, nhưng chỉ có thể được so sánh trong các dòng tương tự với nhau. Bộ xử lý Atom Intel 2.0GHz chạy nhanh hơn bộ xử lý Atom Intel 1.6GHz, nhưng không thể hơn Core 2 Duo Intel 1.8GHz. Các nhân tố khác gồm có tốc độ FSB, cache onboard, 32-bit hoặc 64 bit, và nhiều nhân tố khác.   

Cũng như các mặt hàng khác, tiền nào của nấy, vì thế giá cả cũng là một dấu hiệu cho thấy chất lượng của bộ xử lý khi mà các thông số kỹ thuật khác tỏ ra quá phức tạp, sau đó bạn nên xem xét từng bộ xử lý định mua để xem nó có phù hợp với mục đích sử dụng hay không. 

Cũng cần nhớ rằng bộ xử lý càng mạnh thì càng tốn điện. Ngay cả khi tiền không thành vấn đề thì việc chọn bộ xử lý tốn điện nhất vẫn có thể phản tác dụng khi bạn cần dùng máy tính mà không mang bộ nguồn.

 \"/\"

Bộ nhớ

Khi mà hệ điều hành và phần mềm ngày càng tốn bộ nhớ (riêng Outlook đã tăng đến 125MB), đây là phần bạn nên đặc biệt chú ý. Bản Windows 32 bit (dù là XP, Vista hay Windows 7) chỉ dùng cùng lắm là 4GB RAM, và bạn nên tìm những chiếc laptop có bộ nhớ 4GB, cho dù nó có là máy tính giá rẻ. 

RAM rất dễ tự cài, vì thế bạn có thể mua ít sau đó cài thêm nếu thấy bộ nhớ như vậy là chưa đủ. Cần đảm bảo rằng việc cấu hình PC sẽ cho phép bạn cài thêm RAM (đặt hàng 2GB trên bo mạch chủ có 2 khe DIMM chỉ cho bạn 2 thẻ nhớ 1GB, tức là bạn phải vứt thẻ cũ đi để cài thẻ mới). Với những desktop dùng Windows 7 hoặc Windows Vista, 1GB là yêu cầu tối thiểu. 

 \"/\"

Card Video 

Laptop thường không phải là lựa chọn cho các game thủ, nhưng nếu muốn chơi những game ít hơn 5 năm tuổi, bạn cần một card video rời. ATI và Nvidia là 2 tên tuổi chính trong lĩnh vực này. 

Khác với card cho desktop, những nhà sản xuất có thể có những máy nhiều hơn hai Card màn hình , các hãng laptop thường chỉ chào bạn 2 card là cùng lắmtrên cùng một máy . Nếu muốn có một model nhất định, bạn sẽ phải dựa vào card video để chọn notebook thay vì ngược lại. Nói chung, hãy để giá cả dẫn đường. Với dòng card cao cấp, những loại card đắt nhất có thể lên đến vài trăm đôla để có thêm một chút tốc độ, còn với  loại card rẻ hơn, bỏ ra $50 cho một chiếc card đồ họa bất kỳ là cũng có thể tăng được tốc độ. Bạn nên sử dụng dòng card giá rẻ để đạt giá trị cao nhất, trừ khi bạn chắc chắn mình tận dụng được hết sức mạnh của dòng card cao cấp hơn. Có thể coi 512MB VRAM là “chuẩn” cho card đồ họa, còn 1GB là cao.

Nếu bạn quan tâm đến thời gian dùng pin, hãy chọn loại laptop có đồ họa luân chuyển được, như U550 của Lenovo chẳng hạn. Tức là bạn có thể dùng card rời khi cần thiết, rồi chuyển sang card tích hợp tiết kiệm hơn khi không cần thiết lắm. Những loại notebook nền tảng Optimus của Nvidia thậm chí còn chuyển tự động cho bạn.  

\"/\" 

Ổ quang

Một trong những tùy chọn cần xem xét khi chọn laptop là ổ đĩa quang. Đây là kiểu chia sẻ thông tin phổ biến từ 10 năm trước. Ngày nay nhiều người dùng hiện đại có thể lấy toàn bộ nội dung và phần mềm cần thiết từ mạng Internet hoặc ổ USB flash. Tuy nhiên nếu bạn đã quen xem DVD, ghi đĩa CD hay tích trữ rất nhiều phần mềm trên đĩa thì ổ đĩa quang là không thể bỏ qua. Cần nhớ rằng bạn luôn có thể mua ổ đĩa ngoài để tận dụng cả 2 thứ: tính năng và sự tiện dụng. 

Ổ Blu-ray vẫn còn là một món hàng xa xỉ và một lựa chọn nâng cấp đắt đỏ. Trước khi mua, hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự cần đến Blu-ray hay không. Nếu màn hình dưới 1080p (hầu hết notebook đều vậy), thì lựa chọn này là quá đắt đỏ bởi bạn thậm chí không thể thưởng thức trọn vẹn chất lượng Blu-ray nếu không nối nó với TV bằng cáp HDMI. Ngoài ra cần chắc chắn rằng những phần cứng còn lại cũng giải mã được Blu-ray (đồ họa tích hợp thì không thể) và liệu bạn có cần ngồi trước laptop mà xem phim Blu-ray hay không. Còn nếu định ghi đĩa Blu-ray, hãy đảm bảo rằng bạn đủ tiền mua loại đĩa đắt đỏ này.   

\"/\" 

Ổ cứng

Ổ cứng gồm 2 nhân tố đơn giản: kích cỡ và tốc độ. 

Bạn cần dung lượng bao nhiêu ? Tùy vào thói quen sử dụng máy tính của bạn. Nếu mỗi lân gặp một phần mềm miễn phí trên web bạn lại cài ngay lập tức, hay nếu bạn dùng máy tính của mình làm kho chứa ảnh và video gia đình, hay download rất nhiều nhạc và phim thì bạn cần tối thiểu 500GB. Mặt khác, nếu chủ yếu dùng các phần mềm có sẵn trên máy tính và hiếm khi truy cập các trang web như YouTube hay Hulu thì bạn cần ít hơn nhiều. Tôi đã từng dùng một chiếc laptop 80GB trong nhiều năm mà chưa gặp vấn đề gì về dung lượng, nhưng máy tính ngày nay thường có ít nhất 160GB.

Tốc độ lại là một vấn đê khác. Ổ cứng truyền thống thường quay ở tốc độ Motor từ khoảng 5400 đến 10000 PRM, các model mới nhất thường có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh nhất.Một ổ cứng tốc độ cao có thể giảm thời gian khởi động chương trình hoặc khởi động Windows, nhưng cũng không đáng kể lắm. Thậm chí loại ổ 5400RPM cũng đủ cho hầu hết người dùng, nhưng nếu có thể bạn nên chọn loại 7200RPM, còn người dùng cần tốc độ cao có thể chọn ổ 10,000RPM hoặc ổ SSD – tuy đắt nhưng có tốc độ còn nhanh hơn. Ổ SSD cho laptop cũng nhẹ hơn va bền hơn do không có bộ phận chuyển động nào.   

 \"/\"

Wi-Fi

Hiện nay gần như chiếc notebook nào cũng có sẵn Blutooth và Wi-Fi, nhưng bạn nên kiểm tra lại để chắc chắn. Chuẩn Wi-Fi 802.1n mới nhất sẽ giúp tăng tốc độ kết nối nếu bạn dùng notebook để chuyển file lớn hoặc để xem video HD, nhưng hầu hết người dùng chỉ cần đến chuẩn 802.11g.

 \"/\"

Pin

Tuy số lượng ô trong pin và đơn vị tính bằng milliamp giờ (mAh) nói lên được phần nào về khả năng tích trữ, nhưng lại không cho bạn biết điều cần thiết là thời gian sử dụng chúng. Hãy giở hướng dẫn về pin của nhà sản xuất để biết được chiếc máy đó sử dụng được bao lâu, nhưng cần nhớ rằng trong đời thực bạn gân như không bao giờ sử dụng được số thời gian tốt đa trong trường hợp tốt nhất. Hãy chia đôi chúng ra để biết thời gian sử dụng khi tải nặng (như chơi game hoặc xem video) và bớt đi 1/3 cho các hoạt động bình thường như lướt web.  

Cho đến gần đây, hầu hết laptop vẫn còn dùng pin lithium-ion đổi được, vì thế việc thay loại pin mới dùng được lâu hơn không thành vấn đề. Nhưng gần đây nhiều loại laptop, trong đó có MacBook của Apple đã bắt đầu dùng pin lithium-polymer hàn kín. Tuy có nhẹ hơn nhưng như vậy không thể nâng cấp hoặc mang pin dự trữ đi được. Và nếu pin cũ đi, bạn cần đem nó đến cho kỹ thuật viên để thay thế. Tuy nhiều người không bao giờ đụng vào pin laptop nhưng nhiều người thường xuyên đi công tác và phải rất lâu sau mới thay laptop nên chú ý đến vấn đề này.   

 \"/\"

Màn hình

Kích thước notebook sẽ cho biết kích thước màn hình, nhưng đây chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể tạo nên hoặc phá hỏng chất lượng màn hình. 

Việc chọn màn hinh mờ hay màn hình phản chiếu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng notebook. Tuy màn hình phản chiếu thường có độ sáng và màu sắc mạnh hơn, nhưng chúng lại có vai trò như một chiếc gương ở góc độ nào đấy. Trong khi đó màn hình mờ không sáng bằng nhưng lại tốt hơn trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. 

Độ sáng cũng tùy vào ánh sáng nơi bạn đang ở. Đơn vị đo độ sáng là candela/m2 (cd/m2). Một laptop bình thường có thông số này từ 250 đến 300 cd/m2, còn màn hình cao cấp hơn có thể lên đến 400 cd/m2.

Độ tương phản – sự khác nhau giữa màu trắng trắng nhất và màu đen đen nhất mà một màn hình có thể tạo ra – cũng nên được xem xét, nhưng các công ty ngày nay có nhiều cách để bóp méo thông số này, vì thế hãy dẹp các con số sang một bên và tin tưởng vào mắt bạn. Các góc độ nhìn – bạn có thể nghiên sang bên cạnh bao xa trước khi màu sắc bắt đầu hỗn loạn – cũng thường không được đánh giá đúng, nhưng bạn nên đọc phản hồi của những người dùng khác để xem một chiếc laptop nhất định đang được đánh giá ra sao so với các loại laptop khác.  

 \"/\"