Giới thiệu một số khái niệm về máy chủ

Theo trang web dictionary.com , một máy chủ chỉ đơn giản là một máy tính có chức năng cung cấp các dịch vụ như truy cập đến các file dữ liệu, các chương trình, các thiết bị ngoại vi, phục vụ cho máy tính trạm trong một mạng lưới.
heo như định nghĩa này thì bất kỳ máy tính nào cũng có thể trở thành máy chủ được, và nhiều độc giả đang đọc bài báo này có thể cũng có một chiếc máy tính để bàn, chia sẻ một khối lượng file khổng lồ hay hỗ trợ một máy in hoặc một website. Mặc dù đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về máy chủ, nó lại không phải là loại máy chủ mà bài báo này sẽ nói tới. Thay vào đó, tôi sẽ tập trung vào loại máy chủ của các công ty (và tất nhiên tôi cũng biết rằng máy chủ ở một số công ty nhỏ cũng chỉ giống như chiếc máy tính ở nhà bạn mà thôi). 

 Có thể điểm khác biệt lớn nhất giữa máy chủ và máy tính bình thường là ở mục đích sử dụng của chúng. Đối với người dùng quan tâm đến sức mạnh của chiếc máy tính thì mối quan tâm chính của họ là tốc độ làm việc của chiếc máy tính này. Họ luôn muốn có Card màn hình cao cấp nhất, ổ đĩa cứng tốc độ nhanh nhất, và khả năng chạy overclocking nhằm tăng hiệu quả làm việc. Còn đối với một máy chủ thì điều quan trọng nhất lại là độ tin cậy, và tốc độ của máy chủ cũng không ảnh hưởng gì nếu như nó chỉ làm việc 1 giờ mỗi ngày. Về mặt này, có vẻ như phần lớn các máy chủ đều được hỗ trợ tốt, có khả năng dự phòng, và rất ít khi hỏng hóc.

Một điểm khác biệt rõ rệt nữa giữa máy chủ và máy tính bình thường đó là mỗi máy chủ luôn có đặc điểm riêng. Trong khi phần lớn các máy tính để bàn bình thường đều được tiêu chuẩn hoá thì máy chủ lại rất khác nhau tùy vào nhà sản xuất. Những bộ phận tiêu chuẩn duy nhất cho máy chủ là ổ cứng, ổ CD-ROM, ổ đĩa mềm, bộ xử lý và RAM. Còn cách bố trí và chức năng của bo mạch chủ, công suất và kích cỡ của nguồn điện, cũng như case đều tuỳ thuộc vào công ty của bạn. Hình ảnh trong bài này là Dell PowerEdge 2650 . Sau đây, chúng ta sẽ đến với từng chủ đề sau: 

·          Bo mạch chủ   

·          Bộ xử lý    

·          RAM   

·          Card phụ trợ     

·          Ổ cứng  

·          Nguồn điện  

·          Case

·          Hệ thống làm mát

Bo mạch chủ

Bo mạch chủ của một máy chủ trông cũng tương tự như của một máy tính để bàn bình thường. 

\"/\"

 

Hình 1 :

Điểm khác biệt đầu tiên nằm ở kích cỡ của bo mạch chủ. Bạn sẽ nhận thấy rằng bo mạch chủ có kích cỡ lớn hơn. Và điểm khác biệt tiếp theo là sự hiện diện của 2 ổ cắm CPU, sáu khe cắm RAM, và các khe cắm PCI dài hơn bình thường (PCI-X).

Phần lớn các máy chủ trên mức độ cơ bản đều có chỗ chứa ít nhất là hai bộ xử lý, và một máy chủ lớn hơn có thể chứa được đến 4 bộ xử lý. Còn có trên 4 bộ xử lý thường là loại máy chủ chuyên nghiệp và máy tính lớn. Lý do chính cho việc sử dụng nhiều bộ xử lý đến vậy là để tăng khả năng hoạt động của máy chủ. Đây là lý do tại sao trước khi bộ xử lý hai nhân ra đời, nhiều máy tính trạm cao cấp đã sử dụng bo mạch chủ của máy chủ. Ngoài ra, việc sử dụng hai bộ xử lý còn là để thay thế. Nếu như một bộ xử lý này bị hỏng thì vẫn còn bộ xử lý thứ hai. Mặc dù việc bổ sung bộ xử lý thứ 2 vào máy chủ và để dành nó cho trường hợp khẩn cấp là hoàn toàn có thể, nhưng trên thực thế thường không ai làm thế. Chỉ đến khi máy chủ bị đình trệ, bộ xử lý thứ hai mới có thể chạy được, và hơn nữa, liệu có bao nhiêu trường hợp máy chủ bị hỏng trong điều kiện bình thường (không tính overclocking và nhiệt độ âm 30 độ).

Còn các khe cắm RAM bổ sung được dùng để tăng dung lượng bộ nhớ cho máy chủ. Đối với các máy chủ hiện đại, I/O là điều kiện tối quan trọng, và số lượng RAM nhiều sẽ đảm bảo việc lưu thông khối lượng lớn dữ liệu.

Các khe cắm PCI trên bo mạch chủ thường được gọi là khe cắm PCI-X. Các khe cắm này vốn là mặt hàng chủ lực trên thị trường máy chủ suốt nhiều năm qua. Các phiên bản khe cắm hiện tại có thể đảm bảo tốc độ lưu chuyển tới 4 GB/giây. Điều này giúp tạo nhiều không gian hơn cho kết nối Gigabit Ethernet, card điều khiển SCSI và card fiber channel.

Tiêu chuẩn của một bo mạch chủ dùng cho máy chủ có từ hai bộ xử lý trở lên là rất cao. Bạn sẽ nhận thấy mặt sau của một nguồn điện ( PSU ) được kết nối thẳng tới bo mạch chủ. Điều này cho phép bo mạch chủ có thể điều hành chính xác hoạt động của PSU và cho phép nó quản lý dòng điện xung quanh hệ thống. Điều này cũng cho phép bo mạch chủ sử dụng nhiều điện năng hơn mà không cần đến 20-30 dây cáp nối PSU với bo mạch chủ. Phần lớn tất cả những thứ còn lại trên bo mạch chủ của máy chủ cũng tương tự như của máy tính để bàn, có chăng chỉ là một số khác biệt nhỏ về vị trí và số lượng của các bộ phận này.


Bộ vi xử lý


Bộ xử lý trong các máy chủ thường  cao nhất và thêm một số tính năng so với các bộ vi xử lí cho máy tính để bàn cao cấp nhất. Hãy lấy Intel làm ví dụ, loạt sản phẩm Xeon dành cho máy chủ và Extreme Edition dành cho máy tính để bàn cao cấp về cơ bản là giống nhau hoàn toàn (trừ trường hợp Socket ). Đôi khi bộ xử lý của máy chủ có nhiều bộ nhớ Cache hơn của máy tính bình thường (nhằm hỗ trợ bộ xử lý I/O lớn của các máy chủ), nhưng công nghệ căn bản đằng sau phần lớn các bộ xử lý của máy chủ lại gần giống như của máy tính bình thường. Tất nhiên cũng có một số ngoại lệ như dòng sản phẩm Itanium (và Itanium 2) của Intel dựa trên nền tảng 64-bit, có nghĩa là các sản phẩm này không hỗ trợ phần lớn các chương trình hiện đại dựa trên nền tảng chuẩn x86. Cũng có một số bộ xử lý cao cấp hơn khác với các bộ xử lý dùng cho máy tính để bàn bình thường, nhưng chúng đều được sản xuất cho việc quản lý ở cấp độ các công ty và cho các máy tính lớn.


Một điểm khác biệt lớn nữa giữa các máy chủ đó là khả năng hỗ trợ nhiều bộ xử lý. Các bộ xử lý bình thường không có mạch điện phục vụ công việc như vậy ( hoặc không được kích hoạt để làm việc này như đã từng xảy ra với Athlon XP so với Athlon MP ) để thực viện công việc với bộ vi xử lí khác . Trong một bộ xử lý cho máy chủ, điều này là rất cần thiết để hệ thống có thể làm việc cùng lúc với 2 CPU.

Từ nhiều năm nay, việc mua một máy chủ như trên với chỗ chứa dành cho một bộ xử lý thứ hai và nhiều RAM hơn đã trở nên cần thiết đối với các phòng IT. Trong khi RAM sẽ tiếp tục được thêm vào một máy chủ, thì CPU thứ hai lại không bao giờ được bổ sung. Đó là do một bộ xử lý có giá thành quá cao, nên trước khi ai đó quyết định cần tăng thêm sức mạnh của CPU thì máy chủ đó đã gần kết thúc thời kỳ hoạt động. Ngoài ra, sự phức tạp rắc rối của việc thêm CPU sau khi hệ điều hành đã được cài đặt cũng là một trở ngại lớn cho việc thêm CPU vào hệ thống chức năng. 

 

\"/\"

Hình 2:

RAM

Như đã đề cập từ trước, RAM là một bộ phận rất quan trọng trong máy chủ. Nhiều máy chủ hiện đại phụ thuộc phần lớn vào I/O để hoàn thành chức năng của mình, gửi và nhận khối lượng lớn dữ liệu hoặc xử lý những con số lớn vô cùng. Có một số lượng lớn RAM là điều cần thiết để máy chủ có thể vận hành hiệu quả. Tuy vậy, bên cạnh có thật nhiều RAM, máy chủ cũng cần các module đặc biệt. Các module này sẽ giúp đảm bảo nguyên vẹn dữ liệu khi đọc và ghi vào RAM bằng cách sử dụng kỹ năng kiểm tra lỗi chuyên dụng. Mặt trái của quá trình này là việc gia tăng thời gian trễ của module bộ nhớ. Tuy vậy, như đã đề cập từ trước, điều quan trọng đối với máy chủ là độ chính xác chứ không phải tốc độ xử lý. 

Card phụ trợ ( Add-on)

Card phụ trợ, mặc dù có cùng tên gọi nhưng lại rất khác nhau giữa máy chủ và máy tính để bàn bình thường. Như đã đề cập ở trên, bo mạch chủ dùng cho máy chủ thường dựa trên PCI-X để cài đặt thêm card phụ trợ, mặc dù PCI-Express vẫn được bán rất hạn chế trên thị trường. Những loại card phụ trợ thường gặp nhất trong máy chủ là Card giao diện mạng (NIC), bộ điều khiển ổ cứng và Fiber Channel (cũng có thể xem như thuộc nhóm NIC). Trong vài năm trở lại đây, NIC ít được sử dụng hơn do sự tích hợp bo mạch chủ, nhưng đôi khi vẫn được thêm vào để thực hiện một số tính năng cao cấp hơn, hoặc để tăng tốc độ (có thể lên đến 10 Gbit/s). Fiber NIC được sử dụng để truy cập vào các mạng lưới cao cấp sử dụng fiber cho máy chủ (việc này không phổ biến cho lắm). Ngoài ra cũng có một số card mạng đặc biệt khác như loại card T1 sử dụng một dạng kết nối xoắn đôi đặc biệt. 
Fiber channel được sử dụng chủ yếu để kết nối một máy chủ với một mạng lưới lưu trữ khu vực (SAN -
Storage Area Network). Các mạng lưới này giúp các máy chủ kết nối rất nhanh và an toàn với các máy tính chuyên dụng điều hành một khối lượng lớn đĩa cứng và các mảng có liên quan. 

 

\"/\"

Hình 3

 

\"/\"

Hình 4 : Máy chủ với Fiber Channel

Ổ đĩa cứng


Các ổ đĩa cứng dành cho máy chủ cũng là một loại phần cứng rất thú vị so với công nghệ dành cho máy tính để bàn bình thường. Phần lớn các máy chủ hiện nay sử dụng SCSI (Small Computer System Interface ) , SAS (Serial Attached SCSI  ), hay SATA (Serial Advanced Technology Attachment ) . Trong đó, SCSI đã xuất hiện từ khá lâu và cũng có một số điểm khác nhau về cả kết nối ngoài và kết nối trong; nhưng bài báo này sẽ chỉ tập trung vào kết nối trong và những đặc điểm chung nhất của SCSI. SCSI vừa là một phương pháp chuyển đổi dữ liệu, vừa là một phương pháp để kết nối với các thiết bị khác cũng như để hoàn thiện về mặt vật lý cho máy chủ. Một lần nữa, cách các thiết bị này kết nối với nhau lại nằm ngoài phạm vi của bài báo này.

 

\"/\"

Hình 5 : Hình ảnh đầu nối SCSI trên ổ cứng

Ổ đĩa cứng được cài đặt vào máy chủ chủ yếu thông qua một bảng nối đa năng. Trong ảnh là một card dọc nơi cài đặt ổ cứng. Tuỳ vào nhà sản xuất của bạn, nó sẽ kết nối một cách đơn giản thông qua cáp SCSI, hoặc, trong trường hợp này, kết nối thẳng tới bo mạch chủ điều khiển ổ cứng. Bảng nối đa năng này cho phép các ổ đĩa cứng kết nối và ngắt kết nối với nhau trong khi hệ thống vấn đang chạy.

 

\"/\"

Hình 6

Một SCSI tiêu chuẩn sử dụng cáp song song khác với một cáp IDE tiêu chuẩn ở rất nhiều kía cạnh. Điểm khác biệt lớn nhất là ở số bộ nối và độ dài của cáp. Phần lớp cáp IDE chỉ dài có 18 inch, đôi khi là 24 hay 36 inch. Độ dài của cáp SCSI được đo bằng đơn vị foot, chỉ một số là được đo bằng met (25 met). SCSI có thể hỗ trợ ít nhất là 6 thiết bị mỗi kênh (phiên bản cũ), và nhiều nhất là 15 thiết bị mỗi kênh (phiên bản mới), trong khi IDE chỉ có thể hỗ trợ 2 thiết bị mỗi kênh. Nó thực hiện việc này bằng cách gắn cho mỗi thiết bị trên cáp một từ định danh riêng biệt. Các thiết bị hiện đại hơn tự động thực hiện việc này, nhưng đối với các thiết bị cũ thì người dùng phải thiết lập một cầu nối.

Thường thì ổ đĩa SCSI hoạt động qua một card điều khiển bổ trợ chịu trách nhiệm tất cả quá trình xử lý của ổ đĩa, mặc dù một số bo mạch chủ của máy chủ đã gắn sẵn cổng SCSI (giống như trong bài báo này). Điều này giúp CPU tự do thực hiện các công việc khác. Với nhiều nhất là 15 thiết bị mỗi cáp và phần lớn cáp đều có 2 bộ kết nối, một máy chủ sử dụng card đơn SCSI có thể có đến 30 thiết bị trong đó, giúp tạo nên mảng ổ cứng rất lớn. Tốc độ của thiết bị SCSI bổ sung dao động rất nhiều tuỳ thuộc vào cáp và số thiết bị, thông thường thì Ultra640 có tốc độ cao nhất theo lý thuyết lên tới 640 MB/giây.

SATA và SAS đều là những công nghệ còn rất mới. Có thể nhiều người đọc đã quen thuộc với công nghệ SATA nên chúng ta sẽ không đề cập đến nó nữa. Còn SAS lại là một công nghệ mới hơn dành cho máy chủ. Nó có thể hoạt động tương thích với công nghệ SATA cũ kỹ (nghe có vẻ kỳ quặc bởi thực ra công nghệ SATA vẫn còn khá mới), và sử dụng cùng kiểu cáp như vậy. Sự khác biệt lớn nằm ở cách mà dữ liệu được chuyển đổi; SAS sử dụng các lệnh SCSI giống như cáp SCSI song song, trừ trong một số dạng thức chuỗi. Việc này giúp cho dữ liệu được di chuyển nhanh hơn (tốc độ có thể lên tới 6 GB) và không gặp phải tình trạng có quá nhiều thiết bị trên một đường cáp mà cáp SCSI song song gặp phải. Do độ mạnh của tín hiệu khác nhau nên SAS có thể có độ dài cáp lên tới 8m, còn công nghệ SATA chuẩn chỉ giới hạn trong 1m.

Một điều đáng chú ý nữa là ổ cứng dùng cho máy chủ hoạt động rất nhanh. Các ổ cứng này thường có tốc độ quay 10,000-15,000 vòng/phút, giúp truy cập rất nhanh và duy trì liên tục quá trình chuyển tiếp. Loại ổ đĩa Western Digital Raptors nổi tiếng được nhiều người khen ngợi về tốc độ của nó thực ra chỉ là một ổ đĩa dùng cho máy chủ với bộ kết nối SATA chuẩn. Nếu bạn quen thuộc với Raptors, bạn cũng biết rằng nó chạy rất nhanh, trong khi tốc dộ của nó chỉ có 10000 vòng/phút – so với tốc độ tối đa có thể đối với loại ổ cứng này là 15,000 vòng/phút.

Nguồn điện

Sự khác biệt chủ yếu chính là nguồn cung cấp điện; bởi hầu hết nguồn điện của máy chủ đều có tính dự phòng - điều đó có nghĩa là mỗi máy chủ đều có hai nguồn điện nhỏ (về kích cỡ, không phải về công suất).

 

\"/\"

Hình 7 : Giao diện của nguồn máy Dell

 

\"/\"

Hình 8 : Nhìn bên sườn của nguồn máy Dell

Thường thì chúng có thể hoán đổi cho nhau, nghĩa là chúng có thể được rút ra trong khi máy tính vẫn đang chạy (tất nhiên là với điều kiện nguồn điện thứ 2 đang được sử dụng), và chúng sẽ chuyển ngay sang nguồn điện thứ 2 nếu như nguồn thứ nhất bị hỏng. Nói chung, việc bạn cần làm là cắm mỗi nguồn điện vào một dòng điện khác nhau hoặc sử dụng UPS để nếu như có vấn đề xảy ra với một trong hai PSU, nguồn điện còn lại có thể tiếp tục công việc. Mỗi nguồn điện như vậy thường rất lớn, từ 400W đến 1000W tuỳ thuộc vào kích cỡ máy chủ và cách lựa chọn kiểu kết nối cho các phần cứng bổ sung. Còn nguồn điện ra thì giống như của một máy tính để bàn bình thường là 12V, 5V và 3.3V.
Việc này lại liên quan đến một chủ đề khác, đó là nguồn điện cho máy chủ. Trong khi UPS là tuỳ chọn đối với một máy tính bình thường thì nó lại là bắt buộc đối với một máy chủ. Bên cạnh việc hỗ trợ khi xảy ra mất điện, UPS cũng cung cấp lượng điện năng cần thiết cho máy chủ để bảo vệ nó khỏi tình trạng sụt điện hoặc điện áp tăng quá cao. 

Case


Case dùng cho máy chủ, tuy rất khác với case cho máy tính bình thường, cũng có một số điểm tương tự rất quen thuộc đối với những người xây dựng hệ thống. Tuỳ thuộc vào loại máy chủ của bạn, nó sẽ có thiết kế dạng tháp Tower hay thiết kế dạng khung Rack-Mount . Một máy chủ dạng tháp cũng tương tự như một máy tính bình thường, chỉ có điều nó to và nặng hơn. Chúng thường không chứa nhôm và có khối lượng từ 22kg  đến 65 kg. Còn một case dạng khung lại là một case nằm ngang, tương tự như của máy tính để bàn và được thiết kế để trên giá. Một giá thường là một chiếc tủ rộng 19 inch có nhiều chỗ trống ở mặt trước và mặt sau để gắn thanh ngang và máy chủ vào đó. Chúng được đo bằng đơn vị U. Mỗi U cao 1.75 inch, vì thế máy chủ 1U cao 1.75 inch, còn máy chủ 2U cao 3.5 inch. 

 

\"/\"

Hình 9 : Phía trước của máy chủ dạng Rack

Những người có óc quan sát khôn khéo sẽ nhận ra một số điểm đặc biệt trên bề mặt máy chủ so với máy tính để bàn. Đầu tiên, nó xấu hơn; máy chủ thường được đặt phía sau những cánh cửa đóng kín nên khâu thẩm mỹ chỉ là thứ yếu. Phần lớn trong số chúng đều có lớp phủ để có vẻ ngoài sáng bóng. Tuy nhiên, nhiều nhà quản trị mạng lại bỏ lớp này đi để làm việc dễ hơn. 

Điểm đáng chú ý tiếp theo đó là các ngăn đựng ổ đĩa cứng tháo rời được. Điều nà cho phép việc thay thế các ổ đĩa hỏng dễ dàng hơn, cũng như nhanh chóng quan sát xem bao nhiêu case chứa bao nhiêu ổ đĩa. Ổ  CD-ROM và ổ đĩa mềm trên máy tính xách tay cho phép cái đặt hệ điều hành mà không chiếm quá nhiều diện tích. Các case lớn hơn cũng có nhiều chỗ hơn để đựng CD-ROM, nhưng do các ổ đĩa này được sử dụng rất ít trong phần lớn máy chủ, nên việc cài đặt một thứ tốn quá nhiều không gian là điều không hợp lý chút nào. Số lượng lớn lỗ thông hơi cho phép không khí được luân chuyển tốt hơn. Ổ đĩa cứng thường rất dễ hỏng, do đó việc làm mát chúng là điều rất cần thiết, nhất là do các ổ đĩa có tốc độ 15000 vòng/phút dùng cho máy chủ thường toả nhiệt rất nhiều. 
Trên đỉnh mỗi case bạn sẽ gặp một loạt con ốc để gắn nắp case, một cổng PS2, cổng Monitor và một cổng USB. Nhưng tại sao những thứ này lại có cả ở mặt trước lẫn mặt sau? Đơn giản bởi vì các máy chủ hiện đại thường rất hiểm khi được truy cập trực tiếp. Chúng thường được truy cập từ xa qua Remote Desktop hay VNC. Và những cổng ở mặt trước cho phép một công ty không sử dụng bộ chuyển đổi Keyboard Video Mouse (KVM) mà vẫn tiến hành chuyển đổi dễ dàng giữa các máy chủ.
Bên cạnh là một màn hình LCD nhỏ hiển thị các thông tin về máy chủ. Trên máy chủ, màn hình này thường có màu xanh và chỉ cho biết nhãn hiệu và loại hệ thống. Nếu một chiếc quạt bị hỏng, hoặc có thứ gì đó gây nên cảnh báo trong hệ thống, màn hình này sẽ chuyển thành màu cam và hiện lên cảnh báo. Điều này cho phép nhà quản trị mạng nhanh chóng nắm được vấn đề và biết được máy chủ nào đang gặp sự cố. 

 

\"/\"

Hình10 : Mặt sau của máy chủ

Mặt sau của case thường giống như mặt trước, từ một số chi tiết. Bên trái là một nguồn điện vừa được cài đặt cùng với một khe cắm dự phòng. Các cổng I/O nằm bên dưới, và điểm khác biệt duy nhất là có đến ba giá mạng. Hai cái bên trái là loại Gigabit NIC bình thường dùng để nối mạng chuẩn. Còn cái bên phải lại được thiết kế để quản lý máy chủ và không có chức năng NIC thông thường. Bên trên là các khe cắm card bổ trợ. 

Hệ thống làm mát

Trong ảnh bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bốn chiếc quạt trong case. Chúng đều dùng để điều hoà nhiệt và dày 38mm. Phần màu xanh gắn trên mỗi chiếc quạt cho phép chúng có thể tháo ra dễ dàng và thay thế khi bị hỏng.

 

\"/\"

Hình 11 : Bạn có thể bấm vào đây để xem hình lớn hơn

Sau ổ cứng, quạt là thiết bị dễ bị hỏng nhất trong máy chủ sau hàng trăm giờ sử dụng. Những chiếc quạt này có thể gây ra tiếng ồn rất lớn. Nếu bạn vẫn nhớ chiếc quạt Delta đã phát ra tiếng kêu khủng khiếp như thế nào vào đầu những năm 2000 do lượng khí luân chuyển quá lớn, thì những chiếc quạt này cũng gây ra tiếng ồn ít nhất là như vậy khi hoạt động hết công suất. Điều tốt là tốc độ của chúng bị giới hạn chỉ bằng một phần của tốc độ tối đa, và do đó chỉ ồn hơn một chút so với máy tính bình thường mà thôi. 

Chìa khoá dẫn đến giải pháp làm mát cho máy chủ của Dell là các đường lưu thông gió luôn thông thoáng. Đây là lý do mà có quá ít dây dẫn trong một case nhằm đảm bảo không có gì cản trở sự lưu thông của dòng khí. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng tất cả các thiết bị này đều có hướng vuông góc với quạt, cho phép nhiều khí luân chuyển giữa chúng hơn. Còn chiếc quạt trong bức tranh trên cùng có vẻ như không làm mát cho cái gì cả, thực ra lại làm mát cho card bổ trợ. Nhiều card bổ trợ lớn cho máy chủ có thể toả ra một lượng nhiệt rất lớn. Bạn cũng có thể thấy những tấm nhãn màu xanh dán gần chiếc quạt để làm mát cho card PCI-X, cho biết những thông tin về vị trí để chiếc quạt. Trong khi hệ thống làm mát CPU trông có vẻ không ấn tượng cho lắm, thực ra nó lại làm việc rất hiệu quả. Trong điều kiện làm việc bình thường ở nhiệt độ phòng, thì nhiệt độ bên trong của máy chủ chỉ cao hơn 90độ F một chút, còn nhiệt độ của CPU chỉ trên 100 độ F. 

Dưới đây là hình ảnh một máy chủ 1U, bao gồm những chiếc quạt đơn giản của nó. Hãy để ý cách mà chúng được xếp chồng lên nhau. Những chiếc quạt có kích thước 40x38mm này phải làm việc lần lượt để bù lại cho diện tích bề mặt blade với tốc độ rất cao. Đây là những chiếc quạt gây ra tiếng ồn rất lớn khi chạy hết tốc lực. 

Kết luận


Mục đích chính của bài báo này là đem lại một cái nhìn tổng quan về các bộ phận của máy chủ. Hy vọng rằng nó đã đạt được mục đích này và thoả mãn phần nào mối quan tâm của bạn về công nghệ. Nếu như bài báo này thu được sự chú ý, chúng tôi sẽ cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu hơn về máy chủ và các hệ thống phụ cá nhân, khác với toàn bộ hệ thống.

 \"/\"