Các bước để lắp ráp một bộ máy tính hoàn chỉnh

Điều tuyệt vời nhất của việc làm một con mọt máy tính - tất nhiên ngoài thú vui được phục vụ gia đình hay bạn bè trong lĩnh vực công nghệ - là khả năng lắp ráp một bộ máy tính hoàn thiện với một lô thiết bị đủ loại và ngân sách không được dư dả cho lắm. Đống thiết bị này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu của bạn

nhưng thị trường hiện tại có đủ loại phần cứng tốc độ cao với giá cả phải chăng, vì thế bạn dễ dàng tự tạo được một hệ thống máy tính như ý muốn đủ sức cạnh tranh với bất kỳ chiếc máy tính do các công ty lớn nhất lắp ráp sẵn.  

Tất nhiên những ai mới làm quen với việc lắp ráp máy tính sẽ không chỉ cần một danh sách mua hàng. Việc tạo nên một tổng thể thống nhất từ những mảnh thiết bị rời rạc là cả một nghệ thuật. Việc lắp ráp máy tính có thể rất khó khăn với những người mới bắt đầu. Vì thế chúng tôi đã tổng hợp cho bạn một bản hướng dẫn chi tiết từng bước một, miêu tả đầy đủ những công việc cơ bản nhất trong quá trình lắp ráp. Hãy đọc tiếp nếu bạn muốn biết cách tạo ra một chiếc PC từ đầu đến cuối. 

Khởi động

Trước khi bắt đầu công việc, bạn cần chuẩn bị công cụ và tìm một không gian thật rộng rãi và sạch sẽ để tiến hành lắp ráp. Tất cả những đồ nghề bạn cần là một chiếc tua vít 4 cạnh có đầu nam châm là lý tưởng nhất. Ngoài ra bạn còn cần cồn rửa. Còn lại là những thiết bị phần cứng cần thiết để tổng hợp nên bộ máy tính của bạn. Tất nhiên, đây là những thứ không thể thiếu. 

Trước khi gỡ bất kỳ thiết bị nào ra khỏi vỏ, bạn cần chú ý tự nối đất bằng cách chạm vào một vật kim loại lớn như chân bàn, tủ hồ sơ, hoặc case PC -- bất cứ thứ gì ở gần bạn -- để trung hoà bất kỳ nguồn điện tĩnh nào có thể chứa trong người. Điện tính có thể gây hại cho thiết bị máy tính. Một số người còn thích sử dụng bao cổ tay chống điện đĩnh để tự nối đất. 

Lắp ráp CPU

CPU là tâm điểm của mọi máy tính hiện đại, vì thế hãy chuẩn bị một vị trí thích hợp để bắt đầu lắp ráp. Trong bước đầu tiên này, tất nhiên bạn phải cần đến bộ xử lý, và cả bo mạch chủ cho hệ thống tương lai của bạn nữa.  

Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng một bộ xử lý Intel với khe cắm LGA775, vì thế quy trình lắp ráp sẽ không thể áp dụng được với những hệ thống sử dụng bộ xử lý AMD khe cắm AM2. Nhưng đối với khe cắm AM2, mọi việc cũng rất đơn giản, các hướng dẫn cài đặt bộ xử lý thường đi kèm với cả bộ xử lý và bo mạch chủ.  

\"/\" 

Sau khi đặt bo mạch chủ lên một bề mặt bằng phẳng sạch sẽ, bạn cần tháo lớp vỏ nhựa bọc chốt khe cắm LGA775. Nhớ cẩn thận đừng làm cong hoặc lệch những chốt này – chúng cần thẳng hàng với các điểm tiếp xúc trên giá để CPU. 

Sau khi đã gỡ lớp vỏ nhựa, bạn sẽ dễ dàng tháo nắp giữ khe cắm. Đẩy nắp về phía sau để tiếp cận hoàn toàn với khe cắm. 

 \"/\"

Các CPU hiện đại đều được khoá để đảm bảo rằng chúng chỉ có thể được gắn vào khe cắm theo một hướng, cũng giống như một mảnh ghép hình vậy, vì thế bạn sẽ không gặp vấn đề gì trong việc ghép bộ xử lý của mình vào khe cắm cả. Ví dụ như, bộ xử lý LGA775 có những răng cưa nhỏ dọc hai bên mép khớp với răng cưa trên khe cắm. Còn nếu bạn xoay xở mãi vẫn không gài CPU vào được khe cắm một cách êm ái, thì nhiều khả năng bạn đã lắp ngược.  

Sau khi bộ xử lý đã yên vị trong khe cắm, hãy đóng nắp lại và dùng khung để giữ nó vào đúng vị trí. Công đoạn này giúp bảo vệ bo mạch chủ của PC. 

\"/\" 

Khi bộ xử lý đã được cài đặt, chúng ta có thể chuyển sang hệ thống tản nhiệt. Nhiều người dùng thích áp dùng miếng dán nhiệt trước khi đưa bộ xử lý vào bo mạch chủ, nhưng theo ý tôi, việc này sẽ chỉ làm mọi việc rối thêm mà thôi. 

Trước khi phung phí chất dẫn nhiệt nhiệt khắp tất cả những phần bộ xử lý để hở, bạn cần làm sạch bề mặt chúng bằng tăm bông nhúng cồn để xoá sổ bất kỳ hạt bụi hoặc vêt dầu nào từ những chiếc móng tay sơn tỉa cẩn thận của bạn dây sang trong suốt quá trình cài đặt. 

 \"/\"

Tiếp đó mới là phần của lớp sơn dẫn nhiệt. Hầu hết các hàng bán lẻ đều có bộ làm mát sơn sẵn chất dẫn nhiệt trên bề mặt. Nếu vậy, bạn có thể bỏ qua bước này và tập trung vào việc cài đặt hệ thống làm mát. Còn ngược lại, bạn nên tự sơn chất dẫn nhiệt, tốt nhất là sơn một lớp rất mỏng giữa CPU và bộ phận làm mát, và phần lớn các bộ làm mát có sẵn lớp sơn dẫn nhiệt đều sử dụng một lớp dày hơn so với lượng sơn lý tưởng. 

Thực sự bạn không cần phải bao phủ toàn bộ bề mặt CPU bằng lớp sơn này. Chỉ cần một phần như trong ảnh đã là quá đủ, và tốt nhất bạn nên tập trung vào phần giữa của nắp kim loại bộ xử lý. 

 \"/\"

Sau đó, quét lớp điều nhiệt lên bề mặt bộ xử lý, nhớ phủ kín và đều tay. Một số chất điều nhiệt còn được bán kèm với dụng cụ quét bằng nhựa, nhưng bạn cũng có thể dùng một chiếc thẻ tín dụng, hoặc thậm chí alf một ngón tay bọc trong túi nilon cũng tốt lắm rồi. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng mình có được một lứop sơn mịn và đủ dày để bao phủ toàn bộ bề mặt bộ xử lý. 

Đừng lo lắng nếu bạn lỡ để dính một ít sơn lên khung giữ CPU; điều này chẳng có vấn đề gì cả. Tuy vậy bạn cần tẩy sạch bất kỳ chất điều nhiệt nào rơi trên bo mạch chủ hoặc trên các bộ phận bề mặt của nó. Một chiếc tăm bông nhúng cồn sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề này. 

\"/\" 

Sau khi bộ xử lý đã được phủ một lớp sơn dẫn nhiệt, chúng ta có thể chuyển sang bộ làm mát. Nếu bạn quyết định tự lắp ứng dụng làm mát của mình, bạn cần đảm bảo rằng đế của nó được là sạch hoàn toàn. Cồn rửa sẽ giúp bạn thực hiện việc này, nhưng một số bộ làm mát có sử dụng những vật liệu dẫn nhiệt bề mặt đặc biệt dính và rất khó chịu. Vì thế bạn có thế sẽ phải nhờ đến những hoá chất mạnh tay hơn như thuốc tẩy sơn móng tay, để đưa đế bộ làm mát trở lại bề mặt kim loại trơn láng như cũ. 

Khi đó, bạn cần chú ý tránh làm xước bề mặt đế hệ thống làm mát. Một số bộ làm mát cần phải cạo mới sạch hết chất dẫn nhiệt, trong trường hợp đó bạn nên dùng một dụng cụ bằng nhựa, hơn là chiếc thìa kim loại đề chà lên bề mặt thiết bị. 

 \"/\"

Với một bộ xử lý được phủ bởi một lớp điều nhiệt mỏng, cùng hệ thống làm mát được lau chùi sạch sẽ, đã đến lúc bạn ghép đôi chúng với nhau. Trước khi gắn hệ thống quạt vào vị trí, cần kiểm tra xem cả 4 trụ bằng nhựa của bộ làm mát đã được xoay theo chiều kim đồng hồ vào vị trí cài đặt của chúng. Tiếp đó, đặt hệ thống quạt lên trên CPU sao cho 4 trụ trên đặt thẳng với các lỗ tương ứng trên bo mạch chủ.

Sau khi các trụ đã được đặt thẳng hàng, lần lượt ấn 4 chiếc nắp nhựa màu đen để khoá hệ thống quạt vào vị trí. Mỗi khi một trụ được khoá, bạn sẽ nghe thấy tiếng click. 

Do phần diện tích xung quanh một khe cắm CPU của bo mạch chủ thường vướng đủ thứ: tụ điện, quạt, và ống thoát hơi, vì thế theo tôi, đầu tiên bạn nên gắn trụ khó nhất, tiếp đến là trụ đối diện, cuối cùng là hai trụ còn lại, thứ tự tùy bạn lựa chọn. 

\"/\" 

Sau khi đã khoá bộ tản nhiệt vào vị trí, bạn cần gắn quạt lên phía trên bộ xử lý. Thường thì quạt CPU luôn nằm cạnh khe cắm, nhưng nếu bạn không tìm ra nó, bạn có thể xem trong cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình. 

Bạn cũng cần để ý xem bộ tản nhiệt mình đang dùng sử dụng Quạt làm mát nối với đầu 3 hay 4 cọc. Thông tin này sẽ liên quan trực tiếp khi chúng ta dùng BIOS để điều chỉnh tốc độ quạt, bởi không bo mạch chủ nào có thể tự nhận diện được chủng loại quạt. 

Cài đặt bộ nhớ

Khi bo mạch chủ đã nằm gọn trong case thì rất khó để thao tác, vì thế chúng ta nên cài đặt bộ nhớ trước. Hiện nay, phần lớn các hệ thống máy tính đều chạy bộ nhớ với cấu hình kênh đôi bằng cách sử dụng những cặp module bộ nhớ. Thường thì các bo mạch chủ đều đi kèm với 4 khe cắm DIMM, trong đó 2 khe cắm tương ứng với hai kênh bộ nhớ, vì thế bạn cần kiểm tra cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm với bo mạch chủ của mình để biết được khe cắm nào tương ứng với kênh bộ nhớ nào. Chú ý cài đặt ít nhất một thanh bộ nhớ lên mỗi kênh.  

 \"/\"

Sau khi đã định vị xong từng khe cắm, việc tiếp theo bạn cần làm là gắn module bộ nhớ vào đúng vị trí của nó. Cũng như bộ xử lý, các module đều được khoá để chỉ có thể nhét vừa vào khe cắm DIMM theo một hướng. Hãy xoay module của bạn theo hướng đó, rồi nhấn đều quanh mép trên cùng để đưa chúng vào đúng khe cắm DIMM. Nếu module bị rung và lắc như thể nằm trên một trục quay, bạn cần xoay nó theo chiều ngược lại. 

Nếu bạn đang chạy module bộ nhớ cực lớn, với những tấm toả nhiệt khổng lồ, bạn cần tìm những bộ làm mát lớn hơn. Trừ khi hướng của bộ làm mát có thể bị thay đổi để nhường chỗ cho khe cắm DIMM, bạn sẽ phải chọn module bộ nhớ thấp hơn, hoặc chọn bộ làm mát CPU nhỏ hơn. 

 \"/\"

Nếu module bộ nhớ đã được gắn đúng cách, các tab gắn cuối mỗi khe cắm DIMM sẽ đứng thẳng ở vị trí khoá, sẵn sàng đóng lại. Còn nếu những tab này chưa được khoá hoàn toàn, thì bạn có thể khoá chúng một cách đơn giản bằng cách đẩy nhẹ ngón tay của mình. 

Chuẩn bị case
Vậy là phần bo mạch chủ đã được giải quyết xong, bây giờ đến lượt công đoạn chuẩn bị case. Đã đến lúc dùng đến chiếc tua vít rồi.

 \"/\"

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tháo bỏ lớp vỏ mặt bên. Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần, và cũng chỉ có thể tháo được lớp vỏ bên trái. Tuy vậy, nếu thùng máy của bạn có thể tháo được nắp ở cả hai bên, bạn nên thực hiện điều này. Nó sẽ giúp bạn có nhiều không gian để thao tác hơn khi tiến hành dọn dẹp trong case.

Phần lớn các thùng máy hiện đại đều dùng ốc vít hoặc chốt kỹ thuật để gắn vỏ, vì thế có thể bạn sẽ không cần đến tua vít mà vẫn có thể tháo rời được chúng. Còn nếu bạn cần được hướng dẫn cách sử dụng tua vít, thì có lẽ việc lắp ráp một bộ máy tính hoàn chỉnh là quá tham vọng đối với bạn. 

\"/\" 

Sau khi tháo vỏ case, chúng ta sẽ tiếp cận được với các bộ phận bên trong – quan trọng nhất là panel chứa bo mạch chủ. Tuy nhiên, bo mạch chủ không nằm trực tiếp trên lớp panel kim loại bởi chúng sẽ gây ra các hiện tượng chập mạch. Thay vào đó, bo mạch chủ sẽ nằm trên các trụ giúp tách biệt nó với case. 

Các trụ của bo mạch chủ thường được gắn kèm với case, và có thể được bắt ốc vít trực tiếp vào khay bo mạch chủ bằng tay không mà không cần dùng đến bất kỳ công cụ nào khác. Chỉ cần đảm bảo bạn vặn vít đủ chặt là được. 

Khi gắn trụ với bo mạch chủ, nhớ để ý xem chúng đã thẳng hàng với các lỗ trên bo mạch hay chưa, bởi các trụ không thẳng hàng có thể tiếp xúc với lớp hợp kim ở mặt dưới bo mạch và tạo ra những điểm bị chập mạch. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên dùng ít nhất 6 trụ đối với một bo mạch chủ ATX tiêu chuẩn, nhưng để cho chắc ăn thì bạn có thể dùng hết số lỗ trên bo mạch chủ của mình. 

 \"/\"

Sau khi các trụ đã vào vị trí, hãy kéo nắp I/O ra khỏi hộp bo mạch chủ. Hầu hết các case đều có sẵn một nắp I/O chung, nhưng thường thì nó sẽ không khớp với cổng trên bo mạch chủ. Nếu case của bạn thuộc loại này, bạn có thể tháo nắp I/O ra và vứt đi được rồi. Chiếc nắp I/O kèm với bo mạch chủ của bạn sẽ dễ dàng hoàn thành phần việc của nó. 

Trước khi đi tiếp, bạn có thể tránh cho mình được nhiều rắc rối bằng việc bẻ cong các miếng gài kim loại vào bên trong tấm chắn I/O. Trong ảnh trên, các phần kim loại nhô ra này có thể nhìn thấy rõ mồn một trên cổng PS/2, Ethernet, và Firewire. Khi bẻ chúng vào phía trong, chúng sẽ không vướng vào các cổng bo mạch trong quá trình lắp đặt.  

Bây giờ chúng ta đã có thể cài bo mạch chủ vào case, nhưng trước đó, bạn cần bổ sung thêm một số bộ phận cần được cài đặt trước, khi case còn đang trống. 

\"/\" 

Đầu tiên là ổ cứng hệ thống. Có vẻ như hiện tại mỗi nhà sản xuất lại có kiểu đúc ổ cứng khác nhau, nhưng trong bài báo này, việc cài đặt của chúng tôi khá thuận lợi. Ổ cứng trượt rất gọn gàng vào ô có kích thước 3.5" — cổng ổ đĩa quay ra ngoài – và được giữ chặt bằng ốc vít. Tuỳ vào loại case của mình, bạn có thể cần bắt vít cả bên trong lẫn bên ngoài; thật là tuyệt bởi chúng tôi đã tháo tấm vỏ bên phải.   

Việc chọn ngăn nào để chứa ổ cứng hệ thống là tùy ở bạn, nhưng tôi thích đặt ổ cứng ở vị trí thấp hơn là vị trí cao. Hoặc khi nhiệt độ tăng cao, bạn cũng có thể muốn đặt ổ cứng của mình ở nơi mát mẻ nhất trong case. Còn nếu bạn đang chạy một hệ thống có nhiều ổ cứng, thì đừng nên để chúng ở các ngăn kế tiếp nhau. Nếu được, hãy bỏ một ngăn trống giữa các ổ đĩa để cho phép không khí luân chuyển tự do giữa các tầng.

\"/\" 

Tiếp đến là ổ đĩa quang. Lần này chúng tôi sử dụng ngăn có kích thước ngoài 5.25 inch, và cũng như các ổ truyền thống, nó được gắn vào bằng ốc vít. Tất nhiên, những con ốc ở đây hơi khác so với ở ổ cứng -- bạn biết đấy, nếu tất cả đều sử dụng cùng một loại ốc thì mọi việc đã quá đơn giản đối với người dùng. Tất cả các loại ốc vít đều được bán kèm với case, và theo quy luật thì những con ốc có ren nhỏ hơn sẽ được dùng trong ổ đĩa quang và bo mạch chủ, còn những con ốc có ren thô và đầu nhỏ thì dành cho vỏ máy và card mở rộng.   

Nếu bạn định dùng ổ quang , cần kiểm tra xem jumper của nó là Master hay Single Drive. Đây là vị trí mặc định của ổ đĩa, và bạn không cần thay đổi gì hết trừ khi bạn dự định chạy ổ đĩa quang thứ hai trên cùng một dây dẫn. Các ổ có giao diện SATA thì tiện lợi hơn một chút, bởi chúng không có những jumper này và cũng không cần tạo cấu hình theo cách này.

Có lẽ bạn cũng nhận thấy rằng chúng tôi đang cài ổ quang trong ngăn 5.25 inch nằm ở vị trí cao nhất trong case. Thường thì ổ quang không được sử dụng nhiều lắm, nên chúng tôi không quan tâm đến việc phải đặt nó vào vị trí mát mẻ nhất. Thay vào đó, tôi thích đặt ổ quang ở nơi càng cao càng tốt để dễ với tới hơn khi case đang nằm trên sàn nhà.  

 \"/\"

Nếu bạn là người theo chủ nghĩa cổ điển, công việc tiếp theo của bạn là cài đặt ổ đĩa mềm trong một ô nào đó có kích thước ngoài là 3.5 inch. Tương tự như ổ đĩa quang, nhưng có ít lựa chọn hơn, bởi phần lớn các case chỉ có một, hoặc cùng lắm là hai ngăn có kích thước ngoài là 3.5". Còn những ai muốn nhanh chóng hội nhập thế kỷ 21 thì hãy mau mau thay ổ đĩa mềm của bạn bằng một bộ đọc thẻ nhớ đa chức năng đặt vừa trong ngăn có cùng kích cỡ. 

Bo mạch chủ
Sau khi case đã được mở và một số ổ đã được cài, giờ đã đến lúc bo mạch chủ của chúng ta tham gia vào cuộc vui này rồi. 

 \"/\"

Các case tiêu chuẩn đều có kích thước nhỏ, vì thế sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nghiêng bo mạch đi một chút, với mặt có cổng hướng ra ngoài. Sau đó đặt cổng thẳng hàng với các lỗ tương ứng trên tấm chắn I/O và nhẹ nhàng đặt bo mạch lên các trụ bạn đã gắn vào case trước đó. Nếu bo mạch chủ được đặt đúng hướng, các lỗ sẽ thẳng hàng với trụ bên dưới. 

\"/\" 

Từ đây, bạn cần gắn bo mạch chủ vào vị trí bằng đinh ốc kèm sẵn với case. Khi được vặn chặt, các đinh ốc này sẽ trở nên vô cùng gọn ghẽ,nhưng cũng không nhất thiết phải cố sức cho lắm.

\"/\" 

Tiếp đến, chúng ta sẽ giải quyết bộ nối mặt trước cho công tắc nguồn và công tắc khởi động lại, đèn nguồn và đền báo hiệu hoạt động ổ cứng, cùng với loa PC. Mỗi bo mạch chủ lại có cấu trúc bộ nối khác nhau, vì thế bạn cần tham khảo cuốn hướng dẫn sử dụng để biết được ví trí thích hợp của từng dây cắm. Đối vưói đèn LED nguồn và ổ cứng, các sợi dây nhiều màu sẽ được nối vào cọc dương trên bo mạch chủ. 

Thật nực cười bởi cho đến giờ, ngành công nghiệp máy tính vẫn chưa đưa ra được một tiêu chuẩn thống nhất cho tất cả các bộ nối mặt trước để người dùng vẫn phải điên đầu với một mớ dây nối đủ loại. Nhưng bạn vẫn phải chấp nhận sự thật và đảm bảo cắm đúng được tất cả các bộ nối mặt trước, bởi mọi thứ bên trong case còn rắc rối hơn nhiều. 

 \"/\"

Mặc dù chúng ta đang phải giải quyết các thiết bị phần cứng mặt trước, nhưng bạn cũng nên để ý đến cổng mở rộng. Phần lớn các case hiện đại đều có cổng USB mặt trước gắn với các đầu nối nằm trên bo mạch chủ. Tuỳ từng trường hợp, các cổng USB này có thể gắn với một lô dây nối cần được gắn một cách riêng rẽ, hoặc nối với một khối thống nhất chỉ cần gắn vào một lần là xong tất cả. Rõ ràng là, loại cổng USB thứ hai tiện lợi hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn không may mắn có được một chiếc case như vậy, bạn sẽ cần đến cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình, nhớ chú ý phần sơ đồ minh hoạ cách nối dây với chốt trên bo mạch chủ.   

Tuy mới chỉ đề cập đến đầu nối USB, nhưng bạn cũng có thể áp dụng những kiến thức này vào các cổng Firewire, eSATA, và thậm chí cả cổng audio mặt trước nữa. Dây nối cho từng cổng sẽ được ghi chú rõ ràng trên vỏ dây, hoặc trong cuốn hướng dẫn sử dụng kèm với case. Còn cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của bạn sẽ có đầy đủ sơ đồ các chốt dành cho đầu nối minh hoạ cách nối dây. 

Card mở rộng
Chỉ còn vài bước nữa thôi là chúng ta đã hoàn tất công đoạn lắp ráp của mình, và thiết bị tiếp theo cần có chính là card mở rộng. Phần lớn các hệ thống hiện tại đều yêu cầu ít nhất một card mở rộng -- đồ hoạ, tất nhiên – nhưng nhiều người dùng không thể sống thiếu card audio, tuner TV, hoặc một thiết bị hỗ trợ nào đó để bổ sung cho phần thiết bị ngoại vi tích hợp của bo mạch chủ. 

\"/\" 

Trước khi cài card mở rộng, chúng ta cần tìm chỗ đặt chúng trong panel mặt sau của case. Lúc này bạn lại cần đến chiêc tua vít để gỡ phần vỏ mặt sau tương ứng với các khe cắm cài đặt card mở rộng. Bạn cần luôn nhớ rằng đối với phần lớn các card đồ hoạ có kích thước gấp đôi, bạn cần tháo hai tấm vỏ sau -- một là tấm trên khe cắm mở rộng, và một tấm nằm ngay bên trái tấm đầu tiên. 

 \"/\"

Để đưa card vào, hãy đặt nó vào một khe cắm mở rộng thích hợp và nhấn đều xung quanh cho đến khi tấm card trượt hẳn vào vị trí. Sau khi đã được cài đặt đúng cách, lớp vỏ đằng sau của card sẽ song song với vỏ case. Giờ thfi dùng chính những con ốc giữ lớp vỏ sau của case để gắn card vào vị trí. 

 \"/\"

Quá trình cài card mở rộng cũng giống với card đồ hoạ, card audio, và tất cả các thiết bị ngoại vi khác. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng loại khe cắm, PCI, PCI Express, hoặc với các hệ thống đời cũ là AGP. Cũng như phần lớn các thiết bị máy tính, card đều được khoá để chỉ gắn vừa vào khe cắm theo một hướng.  

Trong bức ảnh trên, bạn có thể thấy chúng tôi đang cài card âm thanh vào khe cắm mở rộng thấp nhất. Ít nhất thì bạn cũng nên tránh đặt card mở rộng cạnh card đồ hoạ -- điều này có thể cản luồng khí làm mát cho card đồ hoạ. Tôi thường đặt card mở rộng vào khe cắm thấp nhất để giúp chúng hít thở càng nhiều khí trời càng tốt. 

Nối dây

 

Ngoại trừ hệ thống cung cấp điện, giờ đây chúng ta đã cài đặt đủ tất cả các thiết bị phần cứng cơ bản vào case. Công việc tiếp theo là nối dây dẫn. 

 \"/\"

Nếu case của bạn dùng quạt có bộ nối nguồn 3 chạc, thì bạn có thể cắm thẳng chúng vào bo mạch chủ. Một số loại bo mạch còn quản lý tốc độ quạt dựa trên nhiệt độ máy. Bạn sẽ tìm thấy đầy đủ sơ đồ vị trí quạt trong cuốn hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ của mình.   

Có một số case sử dụng quạt có bộ nối điện molex 4 chạc, vì thế không thể gắn trực tiếp vào bo mạch chủ được. Thay vào đó, những chiếc quạt này sẽ được cắm thẳng vào bộ cung cấp điện, sẽ được chúng ta đề cập trong ít phút tới. 

 \"/\"

Đầu tiên, chúng ta cần có một số dây nối nhất định để tiến hành kết nối, đầu tiên là nối với ổ đĩa dọc. Tuỳ theo từng ổ đĩa, loại dây này có thể là IDE hoặc Serial ATA. Bản thân chiếc dây nối này sẽ được bán kèm với bo mạch chủ, và cũng như phần lớn các bộ nối PC khác, chúng được khoá sao cho chỉ có thể đưa vào theo một chiều nhất định mà không thể theo chiều khác được .   

 \"/\"

Tiếp đó, nối ổ cứng với một dây Serial ATA từ hộp bo mạch chủ. Bộ nối hình chữ L này chỉ có thể thực hiện theo một cách, vì thế bạn cần nhìn thật kỹ để nhận diện nó. 

Dây SATA nhỏ hơn và linh hoạt hơn nhiều so với dây dẹt IDE, giúp chúng dễ dàng kết nối với các thiết bị khác. Trong phần sau của bài báo, chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn đến chủ đề này, vì vậy bạn không cần phải chỉn chu quá. 

Bộ nguồn máy tính

Mảnh cuối cùng của bộ ghép hình lần này chính là bộ cung cấp điện (PSU) cho hệ thống. 

\"/\" 

Tuỳ vào loại case của bạn mà PSU có thể được đưa vào từ phía sau hoặc từ hai bên. Các PSU thường có ren xoáy không đối xứng ở phía sau để đảm bảo rằng chúng sẽ được đặt theo đúng hướng. Chú ý sắp xếp các lỗ bắt vít trên hệ thống điện thẳng hàng với các lỗ trên nắp sau của case trước khi đưa PSU vào vị trí. 

\"/\" 

Sau khi cài xong PSU , hãy dẹp gọn đống dây nối với chúng sang một bên để việc đưa dây tới các thiết bị khác trở nên dễ dàng hơn. Mà thực ra chúng ta cũng không cần dùng đến tất cả các đầu nối của PSU. 

Nếu bộ cung cấp điện bạn đang dùng có sử dụng dây nối theo module, thì tất cả những gì bạn cần làm là nối tất cả các loại dây dẫn cần thiết cho hệ thống. Thường thì việc kết nối sẽ trở nên dễ hơn nhiều nếu như bạn nối các dây này trước khi đưa điện vào hệ thống, bởi vùng diện tích xung quanh PSU, trong một số trường hợp, là rất chật hẹp, khiến bạn khó có thể nối chúng vào sau được. 

 \"/\"

Khi bộ cung cấp điện đã được gắn an toàn bên trong case cũng là lúc kiểm chứng thành quả lắp đặt của chúng ta. Đầu tiên, hãy gắn bộ nối điện tổng gồm 24 chạc vào bo mạch chủ. Một số bộ nối điện PSU tổng có thể được lập cấu hình cho cả loại bo mạch chủ 20 và 24 chân, vì thế hãy chú ý thiết lập bước đầu thật tốt. 

Sau đó, cắm bộ nối 12V hỗ trợ vào bo mạch chủ. Tuỳ vào loại PSU và bo mạch chủ bạn dùng, bộ nối này có thể có 4 hoặc 8 chân. Cũng như với nhiều thiết bị khác, các bộ nối này đều được khoá để chỉ được lắp vào theo một hướng đúng duy nhất . 

 \"/\"

Phần lớn các loại card đồ hoạ hiện đại đều cần thêm một chút năng lượng, và chúng ta sẵn sàng bổ sung cho chúng. Các card đồ hoạ thông thường sử dụng đầu nối điện 6 chân PCI Express, mặc dù một số model cao cấp hiện nay cần đến đầu nối 8 chân.

Nếu bộ cung cấp điện của bạn không có đúng loại đầu nối cho card đồ hoạ, hãy kiểm tra đống dây nối kèm theo card đồ hoạ. Thường thì những Adapter nguồn điện đi kèm theo card đồ hoạ cũng có thể dùng cho PSU đời cũ (không có ổ cắm nguồn PCIe). 

\"/\" 

Giờ đây khi card đồ hoạ đã được kết nối thành công, chúng ta sẽ chuyển nối điện cho ổ cứng. Các ổ ATA đều có loại bộ nối điện riêng, lại một ổ cắm có dạng chữ L và cũng chỉ có thể được nối theo một hướng duy nhất . 

Ngoài ra, một số ổ cứng SATA còn sử dụng đầu nối điện 4 chân tiêu chuẩn thông thường như của ổ đĩa IDE . Bạn có thể dùng đầu nối này thay cho đầu nối điện SATA, nếu muốn. Nhưng tuyệt đối không được cắm cả hai loại đầu nối nguồn này trên cùng một ổ cứng bởi chúng sẽ gây hại cho ổ đĩa. 

 \"/\"

Cuối cùng, chúng tôi cắm điện ổ đĩa quang bằng một phích cắm  4 chân tiêu chuẩn thông thường . Ổ đĩa quang SATA cũng có thể sử dụng đầu nối điện SATA. Giờ cũng là lúc để cài thêm một số quạt 4 chân cho Case nữa. 

Thời gian dọn dẹp

Hiện tại, mặt trong case trông giống như một bãi chiến trường gồm đủ các loại dây rợ, một số còn chìa ra khỏi case. Mớ hỗn độn này không chỉ trông mất thẩm mỹ, mà còn ngăn cản luồng không khí luân chuyển giữa các bộ phận quan trọng. Có lẽ chúng ta nên dọn dẹp một chút với sự giúp đỡ của một vài chiếc kẹp. 

\"/\" 

Đầu tiên, thu gom các đầu dây điện không dùng đến thành một bó rồi buộc chúng lại với nhau bằng dây khoá. Mớ dây này có lẽ sẽ nhét vừa vào một ngăn trống 5.25 inch nào đó trong case. Những ngăn trống như vậy là một không gian khá lý tưởng để chứa dây thừa bởi chúng thường không có lỗ thông gió hoặc quạt dễ bị dây cản đường.  

 \"/\"

Khi đã dọn xong chỗ dây dẫn điện thừa, chúng ta sẽ chuyển sang những dây nối đang sử dụng. Có rất nhiều cách để thực hiện việc này, tuỳ vào việc bạn muốn phần bên trong case trông gọn ghẽ ra sao. Nói chung, bạn nên dành thời gian gom tất cả các đoạn dây chùng rồi cẩn thận xếp chúng dọc theo cấu trúc trong của case. Đa số các case đều có đoan móc để gắn dây khoá, giúp chúng trở nên gọn gàng hơn.  

 \"/\"

Phần không gian bên trong case của bạn không cần phải sạch sẽ đến mức hoàn hảo sau khi kết thúc công đoạn cài đặt, nhưng ít nhất bạn cũng không nên để dây dẫn chắn hết đường lưu thông của không khí xung quanh các bộ phận hoặc quạt case. Việc dọn dẹp dây dẫn trong cũng giúp hệ thống làm việc tốt hơn trong một thời gian dài, dù là cho việc bỏ bớt hay thêm vào một số thiết bị khi bộ máy tính mới toanh của bạn trở nên lỗi thời một cách vô vọng chỉ sau vào tháng. 

Thế là phần cứng đã được hàon thành, giờ đây bạn có thể gắn vỏ case vào, dựng case lên, và bắt đầu kết nối các thiết bị ngoại vi như màn hình , bàn phím, và chuột. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cắm dây điện và đảm bảo nguồn điện được đưa vào đúng vị trí. Hãy bật thử công tắc điện, và chứng kiến cỗ máy của bạn bừng lên sức sống mới.

Chia tay phần cứng

Việc cài đặt phân mềm cũng là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đến với công đoạn cài đặt hệ điều hành, vẫn còn một số điểm chúng ta cần kết lại trong BIOS. Đố với hầu hết các bo mạch chủ, bạn có thể truy cập BIOS bằng cách nhấn phím Del ngay sau khi hệ thống khởi động. 

 \"/\"

Mỗi giao diện BIOS của bo mạch chủ đều có sự khác nhau tương đối, nhưng phần lớn đều tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định. Nếu bạn muốn xây dựng một chiếc PC mới, bạn không cần dành quá nhiều thời gian sục sạo khắp nơi trong hệ thống. Bởi nếu không cẩn thận, bạn có thể lỡ tay thay đổi một thiết lập nào đó, và phá hoại chiếc máy tính của mình. 

\"/\" 

Việc đầu tiên chúng tôi làm trong BIOS là kiểm tra xem các tính năng điện của bộ xử lý đã được kích hoạt chưa. Những tính năng này cũng sẽ được hệ điều hành sử dụng, nhưng nếu chúng không được kích hoạt trước trong BIOS, chúng sẽ không thể hoạt động. 

Nếu hệ thống của bạn sử dụng bộ xử lý Intel, hãy vào menu BIOS và tìm SpeedStep và C1E Enhanced Halt State, cả hai đều nên được kích hoạt hoặc đặt ở chế độ tự động. Còn nếu CPU của bạn sử dụng AMD, thì hãy nhớ kích hoạt một tuỳ chọn có tên là Cool n Quiet. Các tính năng quản lý điện CPU này thường nằm trong những đoạn BIOS dành cho tính năng cao cấp hoặc quản lý điện năng. Một số còn để những chức năng này trong một đoạn BIOS điều chỉnh chung.  

 \"/\"

Tiếp đến, kiểm tra để đảm bảo rằng BIOS đã đặt đúng tốc độ xung nhịp cho bộ nhớ và FSB. Quản lý tốc độ xung nhịp là chức năng thường gặp trong đoạn BIOS có khả năng chạy Overclock , và bạn không nên sờ đến chúng nếu không biết chắc mình đang làm gì.   

Trong bài báo này, chúng tôi không đề cập đến các kiểu Overclock, và chúng tôi cũng khuyên bạn không nên chạy hệ thống của mình ở tốc độ cao hơn mặc định – ít nhất là trong thời điểm hiện tại.   

\"/\" 

Sau khi đã xác định xong tốc độ xung nhịp hệ thống, bạn hãy kiểm tra chức năng quản lý timing bộ nhớ BIOS. Mode bộ nhớ của bạn sẽ được đánh giá dựa trên các timing thời gian trễ nhất định tại một tốc độ cho trước.

BIOS sẽ tự động nhận ra những mặc định này, nhưng nếu việc này không diễn ra, thì bạn vẫn có thể tự thiết lập chúng theo phương pháp thủ công. Chỉ cần đảm bảo rằng thiết lập timing bộ nhớ mà bạn sử dụng đều tương ứng với khả năng module bộ nhớ có ghi rõ ràng trên nhãn . 

Tuỳ vào DIMM, bạn có thể sẽ phải nâng điện áp bộ nhớ bo mạch chủ lên một chút. Thiết lập này thường nằm trong menu overclocking, và thường là điện áp DRAM. Hãy nhớ chỉ đặt điện áp này cao bằng mức yêu cầu của module bộ nhớ.   

 \"\"

Nhân tố cuối cùng của BIOS mà chúng ta đề cập hôm nay chính là tốc độ quạt. Các tuỳ chọn thường khác nhau tùy theo bo mạch chủ, nhưng bạn cần đảm bảo chức năng quản lý tốc độ quạt, thường được gọi bằng cái tên "smart fan," đã được kích hoạt nếu nó là một tuỳ chọn. Bạn cũng có thể gặp tuỳ chọn này hỏi mình rằng bạn đang sử dụng quạt 3 chân hay 4 chân nguồn, đôi khi còn gọi tương ứng là DC và PWM. Chọn lấy loại quạt thích hợp dựa trên loại hệ thống điều nhiệt bộ xử lý.   

Nếu bạn may mắn có được một BIOS cung cấp tính năng quản lý tốc độ quạt chuyên sâu, thì hãy nắm lấy cơ hội này để tìm hiểu các tuỳ chọn tốc độ quạt. Các mặc định thường rất đầy đủ rồi, nhưng nếu bạn cũng có thể điều chỉnh chúng nếu cảm thấy rằng hệ thống của mình có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. 

Chào mừng đến với chiếc PC mới

Chúc mừng! Vậy là bạn đã hoàn thành xong một chiếc PC từ đầu. Hy vọng rằng quá trình này không làm bạn đổ quá nhiều mồ hôi công sức, và chúng tôi cũng đã đem đến cho bạn một số thông tin thêm mà bạn không thể tìm thấy trong cuốn hướng dẫn sử dụng kèm theo các thiết bị trong hệ thống của bạn.

Tất nhiên có vô số cách để tạo nên một tổng thể thống nhất từ các bộ phận rời rạc. Chúng tôi đã đưa ra cách mà mình cho là thích hợp nhất, nhưng chắc chắn đây không phải là cách duy nhất. Những người yêu công nghệ chân chính luôn đầy ắp ý tưởng trong việc xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, và chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.