So sánh Ivy Bridge với Sandy Bridge

Dưới đây liệt kê sự khác nhau và sự tương đồng chủ yếu của hai dòng bộ vi xử lí  Sandy Bridge với Ivy Bridge .

1. Sandy Bridge là bộ vi xử lí  mới của năm  ngoái

Intel bắt đầu giới thiệu những bộ vi xử lí  cho máy xách tay và máy để bàn Sandy Bridge từ năm  2011 tại CES 2011 diễn ra ở Las Vegas .

Ivy Bridge , sau một thời gian tạm hoãn , được Intel phát hành từ tháng Tư 2012 và bản chất để thay thế cho Sandy Bridge . Điều đó không có nghĩa là sẽ không tìm mua được Chip Sandy Bridge hiện tại mà nó sẽ sớm bị thay thế hoàn toàn bằng Ivy Bridge .

2. Ivy Bridge là “Tick” , Sandy Bridge là “Tock”

Sandy Bridge được phát hành từ năm  ngoái với cấu trúc mới làm thay đổi những khối cấu thành bên trong của bộ vi xử lí  .

Ivy Bridge dùng cùng cấu trúc như Sandy Bridge và chỉ cải tiến những gì mà Intel đã giới thiệu lần đầu tiên trong Sandy Bridge như Turbo Boost 2.0 để tăng khả năng tự động chạy Overclock , Quick Sync Video để tăng tốc độ giải mã video …

Ivy Bridge được sản xuất bằng công nghệ 22nm , Sandy Bridge được sản xuất bằng công nghệ 32nm .

3. Ivy Bridge dùng một số công nghệ mới hơn

Để làm giảm kích thước khuôn của Ivy Bridge , Intel đã phát triển bóng bán dẫn có cấu trúc mới với tên gọi “Tri-Gate” . Nhưng cũng có thêm những tính năng tiên tiến trong Ivy Bridge như hỗ trợ PCIe 3.0 , DDR3L ( Low-Voltage ) , thêm những tính năng an ninh , đồ họa  tích hợp tốt hơn .

4. Ivy Bridge nhanh hơn - nhưng chỉ một chút

Hiệu suất làm việc được cải thiện nhiều hơn khi chuyển từ “Tick” sang “Tock” hơn là chuyển từ “Tock” sang “Tick” và bạn có thể thấy điều này với những thử nghiệm .

Intel Core i7-3770K Ivy Bridge khi thử nghiệm bằng CineBench R11.5 kiểm tra tái tạo Multi-Core đạt số điểm 1.65 so với 1.58 điểm của Sandy Bridge Core i7-2700K . So sánh những điểm khác với PCMark ( 3679 và 3876 ) , Adobe PhotoShop CS5 ( 2 phút 47 giây so với 2 phút 50 giây ) và Handbrake 0.9.6 ( 32 giây so với 31 giây ) .

Tuy nhiên sang năm  sau khi Intel chuyển từ “Tick” sang “Tock” hiệu suất làm việc sẽ có sự thay đổi đáng kể .

5. Ivy Bridge dùng ít điện năng hơn

Khi thu nhỏ bằng công nghệ sản xuất nhỏ hơn thông thường sẽ giảm mức độ tiêu thụ điện năng và điều này đã được kiểm chứng khi so sánh giữa Core i7-2700K và Core i7-3770K bằng việc đọc kết quả điện năng tiêu thụ khi dùng Extech Datalogger . Khi trạng thái nghỉ cả hai hệ thống  đều tiêu hao như nhau ở mức 71W , nhưng khi làm việc với cả 4-lõi thì Core i7-2700K tiêu hao 166.5W , còn Core i7-3770K tiêu hao 136.3W .

6. Ivy Bridge có đồ họa  tốt hơn

Sandy Bridge thiết kế lại hệ thống  video với hai phiên bản Intel HD2000 và HD3000 hỗ trợ DirectX 10.1, model sau mạnh hơn model trước , nhưng có một số hạn chế .

Ivy Bridge đã loại bỏ những hạn chế này và hỗ trợ DirectX 11 , có sự thay đổi về tốc độ và một số chức năng .

Tuy nhiên cả hai bộ vi xử lí  trên đều chưa đủ mạnh để dùng với những Game cao cấp và những Game thủ đều phải lựa chọn những Card màn hình rời cao cấp mới có thể chạy được những Game 3D như : Max Payne 3 , Batman : Arkham City hoặc The Elder Scrolls V:Skyrim …

7. Ivy Bridge và Sandy Bridge tương thích với nhau

Intel hoàn toàn không bắt người dùng hệ thống  Sandy Bridge thay thế Motherboard khi dùng với Chip Ivy Bridge vì hai Chip loại này đều tương thích với nhau . Sandy Bridge chạy được với Motherboard Ivy Bridge và ngược lại .

Tuy nhiên với một số Motherboard Sandy Bridge muốn chạy với Chip Ivy Bridge thì phải nâng cấp BIOS và bên cạnh đó Motherboard Sandy Bridge không thế đáp ứng đầy đủ những lợi thế kỹ thuật mới từ Chip Ivy Bridge .

 

\"\"\"\"