Overclock card màn hình- phần cuối

Một điều tốt nhất để tăng khả năng Overclock GPU chính là cải thiện chế độ làm mát . GPU có thể dùng tản nhiệt thụ động hoặc tích cực , có nghĩa là không có hoặc có quạt làm mát .

Một điều tốt nhất để tăng khả năng Overclock GPU chính là cải thiện chế độ làm mát . GPU có thể dùng tản nhiệt thụ động hoặc tích cực , có nghĩa là không có hoặc có quạt làm mát . 

              Nếu Card màn hình dùng tản nhiệt thụ động như mô tả ở hình 14 , bạn nên xem xét việc thay thế hệ thống làm mát tốt hơn . Hoặc nếu không muốn mất nhiều tiền bạn có thể gắn thêm quạt làm mát bên trên phần tản nhiệt cũ . 

\"/\"

 Hình 14 : Ví dụ Card màn hình với tản nhiệt thụ động

 
            Nhưng thậm trí nếu Card màn hình đã dùng phần tản nhiệt tích cực , bạn có thể xem xét việc thay thế bộ phận tản nhiệt cao cấp hơn , như của sản phẩm Artic Cooling .

            Cũng có một cách tăng khả năng Overclock là tăng điện áp GPU . Tăng điện áp GPU cho phép giúp đỡ việc tăng tần số xung nhịp của GPU được tốt hơn . Để tăng điện áp cho GPU , bạn cần thay đổi giá trị này bên trong BIOS của Card màn hình . 

            4 - Overclock đối với Bus I/O 

            Như đã đề cập trên , sự lựa chọn khác bạn có thể Overclock bằng cách thay đổi Bus mà Card màn hình cắm vào – AGP hoặc PCI Express tuỳ theo Card màn hình được sử dụng .           

            Trước khi nói đến điều này , có một điều quan trọng nên nhớ . Tuỳ thuộc Card màn hình , bạn có thể không chú ý đến bất kì việc tăng hiệu suất bằng cách Overclock Bus I/O . Điều này chỉ xảy ra khi bạn đã có đủ băng thông trống trên Bus I/O và không bị tình trạng tắc cố chai cho những ứng dụng 3D . Do đó nó là điều vô cùng quan trọng mà bạn chạy những Game đã được tốt rồi sau đó mới thay đổi Bus I/O để tăng cường hiệu suất đối với Card màn hình . Nếu bạn không nhận được bất kì cải thiện nào trong việc thay đổi Bus I/O thì nên quay trở lại với cấu hình ngầm định . 

            Việc thay đổi xung nhịp đối với Bus I/O tuỳ thuộc vào BIOS của Mainboard . Đối với những Mainboard được thiết kế ban đầu cho phép kiểu Overclock nó sẽ tách riêng tốc độ xung nhịp của Bus AGP hoặc PCI Express . Trên những Mainboard đơn giản hơn , chỉ có một bộ phát xung nhịp được dùng cho tất cả các thiết bị dùng trong Mainboard , do đó nếu bạn muốn tăng tốc độ đồng hồ AGP hoặc PCI Express x16 bạn sẽ tăng tốc độ bộ phát xung nhịp này và nó sẽ tự động tăng tốc độ xung nhịp cho các thiết bị khác .

            Đối với những thiết lập này thì kiểu làm việc Overclock sẽ tác động lên mọi thiết bị cắm trong nó mà không chỉ có Card màn hình . 

Chúng ta sẽ xem ví dụ dưới đây làm thế nào Overclock Bus AGP hoặc PCI Express x16. 

            Đầu tiên cần vào Setup Ultility của Mainboard , bằng cách bấm phím Del ngay khi bạn bật máy tính . Bên trong Setup cần tìm phần chọn Overclock Bus này nằm ở đâu , bạn nên chú ý một số Mainboard cần thay đổi chế độ “Auto” thành “Manual” để xuất hiện phần lựa chọn thay đổi Overclock. 

            Trong hình 15 và 16 , chúng ta xem Mainboard với Bus AGP . Bus AGP chạy với tốc độ ngầm định 66 MHz .

            Trong Mainboard đầu tiên ( hình 15 ) dùng một bộ phát xung nhịp duy nhất và để Overclock Bus AGP bạn cần tăng Bus CPU bên ngoài . Việc tăng Bus ngoài CPU sẽ Overclock không chỉ Bus AGP mà cũng cả cho cả CPU , Bus PCI và những thiết bị khác trên Mainboard . Trên Mainboard này bạn cần thay đổi “CPU Host Clock Control” sang chế độ “Enable” để cho phép truy cập tới cấu hình tốc độ xung nhịp ngoài (“CPU Host Frequency”) . Lưu ý bạn không thể truy cập tới phần lựa chọn “PCI/AGP Frequency” , phần này chỉ hiển thị tốc độ PCI/AGP mới dựa trên cấu hình Bus ngoài mới .

  \"/\"

                  Hình 15 : Mainboard này bạn không thể cấu hình được tốc độ Bus AGP riêng biệt

             Nhưng đối với Mainboard thứ hai ( hình 16 ) có phần cấu hình tốc độ Bus AGP riêng biệt . Chúng ta biết được bởi vì có phần lựa chọn gọi là “Adjust AGP Frequency” mà có chế độ ngầm định là 66MHz . 

 \"/\"

             Hình 16 : Mainboard này bán có thể cấu hình Bus AGP riêng biệt          

             Cũng tương tự như thế đối với Bus PCI Express . Bus này dùng tốc độ bân đầu ngầm định là 100 MHz . Nếu Mainboard không có phần tách rời tốc độ Bus , bạn sẽ phải tăng tốc độ cho tất cả các thiết bị có trên Mainboard .

            Hình 17 có thể xem Mainboard không có phần thay đổi xung nhịp cho Bus PCI Express riêng biệt , Nên chỉ có khả năng tăng phần phát xung nhịp chung trên Mainboard . 

 

\"/\"

             Hình 17 : Mainboard này không thể cấu hình được xung nhịp PCI Express riêng biệt

             Một vài Mainboard có cấu hình Bus PCI Express riêng biệt nhưng chúng lại không có phần phát xung nhịp riêng cho khe cắm PCI Express x16 ( dùng cho Card màn hình ) . Chúng được thay thế bằng một bộ phát xung nhịp duy nhất cho những khe PCI Express và những kết nối , do đó khi bạn tăng tốc độ PCI Express thì sẽ Overclock tất cả thiết bị dùng trên Bus này gồm những kết nối trực tiếp trên Mainboard ( như : những cổng SATA ) . Trong trường hợp này Mainboard hiển thị như hình 18 , trong phần “PCIE Clock”.

  \"/\"

                       Hình 18 : Mainboar này có cấu hình PCI Express tách rời

             Sự lựa chọn tốt nhất là có Mainboard có cấu hình tốc độ PCI Express x16 riêng biệt , như hình 19 . Đối với Mainboard này cấu hình tốc độ xung nhịp cho khe PCI Express chính được gọi là “C51 PCI-Express Frequency” . Tốc độ xung nhịp dùng cho những kết nối PCI Express khác gọi là “MCP55 PCI-Express Frequency” được để ở tốc độ 100 MHz  \"/\"

             Hình 19 : Mainboard với cấu hình xung nhịp khe cắm PCI Express x16 

             Làm thế nào để tìm ra tốc độ lớn nhất cho Bus AGP hoặc PCI Express có thể hỗ trợ được . Cũng như mọi vấn đề liên qua ntới Overclock , bằng cách tăng tốc độ xung nhịp lên ít một , lưu lại sự thay đổi này , thoát khỏi Setup CMOS , tải Windows và chạy thử các chương trình Game 3D nặng như Quake 4 để xem hệ thông chạy có ổn định không . Nếu tốt , hãy quay trở lại tăng thêm tốc độ xung nhịp lên một chút nữa , quá trình được lặp lại cho đến khi tìm được tốc độ cao nhất cho Bus I/O khi mà hệ thống chạy không bị lỗi .

Bên cạnh việc tăng tốc độ xung nhịp Bus I/O , bạn cũng có thể tăng thêm điện áp của nó . Thông thường việc tăng điện áp của Bus I/O cho phép thiết lập tốc độ xung nhịp cao hơn mà không làm hệ thống của bạn bị lỗi . Nhưng chúng tôi khuyên bạn đầu tiên phải tìm được tốc độ Bus I/O cao nhất khi chạy hệ thống luôn luôn ổn định , và chỉ có tăng thêm điện áp Bus I/O lên một chút với tốc độ xung nhịp cao nhất trong chế độ Overclock . Cũng nên nhớ rằng đôi khi bạn không thể tăng được tốc độ xung nhịp thậm trí tăng được điện áp Bus . 

            Không phải tất cả Mainboard cung cấp sự lựa chọn này . Tất cả các Mainboard đã hướng dẫn bên trước đó chỉ có hình 17 không cung cấp nó . đối với Mainboard trong hình 15 gọi là phần “AGP OverVoltage Control” , trong hình 16 được gọi là “AGP Voltage” , hình 18 và 19 bạn sẽ phải chọn “Advanced Voltage Control” và sau đó tìm mục lựa chọn này như “NB Core/PCI-E Voltage” (hình 20) hoặc “NB to PCIE VGA Voltage” (hình 21). 

\"/\" 

                                               Hình 20 : Chọn tăng điện áp PCI Express x16

  \"/\"

                                           Hình 21: Chọn tăng điện áp PCI Express x16

 5. Chạy Overclock vĩnh viễn ( NVIDIA )

            Như đã đề cập trước đó , tất cả sự thay đổi trong Card màn hình chỉ là tạm thời . Nguyên nhân là do BIOS của Card màn hình sẽ thiết lập lại cấu hình ngầm định của nó khi máy tính khởi động lại . Đó chính là nguyên nhân tại sao bạn nên tải chương trình PowerStrip : nó sẽ tải cấu hình đặt trước và nhận ra Card màn hình của bạn . Nếu Shutdown chương trình PowerStrip , Card màn hình của bạn sẽ dùng cấu hình trong ngầm định trong BIOS của Card màn hình . 

            Có thể biên tập BIOS của Card màn hình và làm cho chúng chạy chế độ Overclock mãi mãi nếu như bạn muốn . Với kiểu này bạn không cần tải PowerStrip và Card màn hình sẽ làm việc với những tốc độ bạn đã lập trình đặt trong BIOS .  

            Nhưng cũng không phải lo lắng : bạn cũng có thể trở lại trạng thái cũ của những thay đổi này và làm cho Card màn hình quay trở về cấu hình gốc ban đầu .

            Để làm được những điều đó bạn sẽ cần hai chương trình : biên tập BIOS ( dùng để thay đổi những tốc độ bên trong Card màn hình ) và lập trình BIOS ( dùng để lưu lại sự thay đổi mới bên trong BIOS của Card màn hình ) . Những chương trình này sẽ phụ thuộc vào những Card màn hình được sử dụng dựa trên Chip của ATI hoặc của nVidia . 

            Đối với những Card màn hình dựa trên GPU của nVidia bạn cần hai chương trình : NiBitor ( để biên tập BIOS ) và nvFlash ( ghi lại nội dung trong BIOS ) . Chúng ta cần Download phiên bản mới nhất để sử dụng . 

            Chạy NiBiTor và đầu tiên lưu trữ nội dung ban đầu BIOS của Card màn hình hiện thời , với việc này để bạn có thể khôi phục trở về hiện trạng ban đầu của nó nếu cần bằng cách Update lại File này .

            Sau đó chọn Tools, OpenBIOS và tải file BIOS bạn vừa mới lưu . Xem  tương tự  như hình 22 

 

\"/\"

 Hình 22: Biên tập BIOS Card màn hình dựa trên nVidia

 Có thể xem , có hai chỗ bạn sẽ muốn thay đổi , “Core” và “Memory” . Gõ tốc độ xung nhịp lớn nhất của bộ nhớ và nhân mà bạn biết rằng Card màn hình chạy sẽ ổn định .

 Sau khi biên tập hai phần này , lưu BIOS thành một file mới bằng cách bấm File , Save BIOS. Bây giờ bạn đã có file BIOS đã thiết lập kiểu Overclock  ( ví dụ có tên là OverBIOS.bin) 

Tiếp theo tạo một đĩa mềm khởi động . Tới trang www.bootdisk.com , chọn đĩa khởi động DOS , tải file .exe và chạy nó để tạo đĩa khởi động . Copy file có tên là nvFlash.exe và file BIOS đã thiết lập chế độ Overclock ( OverBIOS.bin ) . Sau đó khởi động lại máy tính bằng đĩa mềm khởi động . 

Tại dấu nhắc gõ : 

            nvflash overbios.bin 

Chờ quá trình ghi vào BIOS của Card màn hình kết thúc , khởi động lại máy tính và công việc được hoàn tất . 

6. Chạy Overclock vĩnh viễn ( Những Card của ATI )

             Quá trình làm việc đối với những Card màn hình dựa trên GPU của ATI tương tự như trên nhưng bạn dùng những chương trình khác : RaBiT ( biên tập BIOS ) và ATIWinFlash ( lập trình cho BIOS của Card màn hình ) . 

            Chạy ATIWinFlash và đầu tiên lưu trữ lại BIOS của Card màn hình với nội dung ngầm định ban đầu . Bấm Save để lưu BIOS của Card màn hình thành file.  

\"/\"

Hình 23 : ATIWinFlash

             Sau đó chạy RaBiT và mở file BIOS mà bạn vừa lưu , chọn Open , BIOS file . Sau đó bấm chọn tab Clocking để biên tập những tốc độ xung nhịp của bộ nhớ và nhân . Sau khi biên tập hai trường này , lưu thành một file BIOS với tên mới bằng cách chọn Save as . Bây giờ bạn đã có file BIOS đã được Overclock 

 

\"/\"

 Hình 24 : Biên tập BIOS của Card màn hình ATI

             Chạy ATIWinFlash một lần nữa , bấm Load Image và chọn file BIOS đã được Overclock . Bấm Program và ATIWinFlash sẽ lưu file BIOS đã được Overclock tới Card màn hình . 

            Khởi động lại máy tính và công việc được hoàn tất . 

 

\"\"