Overclock card màn hình

Bạn có thể tăng hiệu quả Game trong máy tính bằng cách Overclock Card màn hình . Overclock là kỹ thuật là đưa phần cứng hoạt động với tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ xung nhịp chuẩn do hãng sản xuất đưa ra để tăng hiệu suất làm việc của nó . Trong phần này sẽ hướng dẫn chi tiết làm thế nào để Overclock Card màn hình .

1.      Giới thiệu  

Bạn có thể tăng hiệu quả Game trong máy tính bằng cách Overclock Card màn hình . Overclock là kỹ thuật là đưa phần cứng hoạt động với tốc độ xung nhịp cao hơn tốc độ xung nhịp chuẩn do hãng sản xuất đưa ra để tăng hiệu suất làm việc của nó . Trong phần này sẽ hướng dẫn chi tiết làm thế nào để Overclock Card màn hình . 

Nếu máy tính của bạn có sử dụng nhân đồ hoạ On-board thì bạn không thể Overclock nó bới vì máy tính của bạn không phải dùng Card màn hình thực vì phần xử lí đồ hoạ được sản xuất dựa trên Chipset của Mainboard . Trong phần này chỉ hướng dẫn thực hiện Overclock đối với Card màn hình thực tức là Card màn hình cắm trực tiếp lên khe cắm trên Mainboard . 

Để học Overclock Card màn hình thì bạn cần hiểu Card màn hình làm việc như thế nào ? . Trên hình 1 có thể thấy sô đồ nguyên lí cơ bản cho biết những linh kiện chính trên Card màn hình và cách thức nó kết nối với nhau .

 

\"\" 

 

Hình 1 : Card màn hình .

  

Tâm điểm của Card màn hình là bộ vi xử lí đồ hoạ , GPU – Graphics Processing Unit . Nó làm việc với một tốc độ xung nhịp nào đó , hay cũng được gọi là Core Clock hoặc Engine Clock . Khi nghĩ tới Overclock Card màn hình chúng ta hay nghĩ tới tới đầu tiên là tăng tốc độ xung nhịp của GPU . 

Đối với dòng GeForce 8 GPU của nVidia có 02 tín hiệu tốc độ xung nhịp , một được dùng để cho Shader Engines và một tốc độ khác dành cho khi Chip nghỉ không làm việc . Cũng chưa thể nói tới việc có thể tăng tốc độ xung nhịp của Shader Engine được hay không , nhưng chúng ta sẽ đề cập tới những Card màn hình cơ bản thông thường với cấu trúc cũ . 

GPU được nối tới bộ nhớ Video ( bộ nhớ này nằm nhay trên Card màn hình ) dùng với Bus bộ nhớ riêng ( màu vàng ở hình 1 ) . Bus nhớ này cũng được làm việc với một tốc độ xung nhịp nào đó được gọi là Memory Clock . Chúng ta cũng có thể tăng tốc độ xung nhịp Memory Clock để tăng hiệu quả làm việc của Card màn hình .

Một điều quan trọng nên nhớ Bus bộ nhớ ngày nay thông thường làm việc với kiểu truyền 02 dữ liệu / xung nhịp đồng hồ , kỹ thuật này gọi là DDR , Double Data Rate . Chính vì kỹ thuật này mà Memory Clock cũng có thể ghi trên nhãn tốc độ gấp đôi tốc độ thực của nó , bởi vì tốc độ này tương đương với tốc độ truyền dữ liệu theo kiểu 01 dữ liệu / xung nhịp đồng hồ . Để tránh nhầm lẫn trong bài này chúng ta sẽ thêm DDR sau tốc độ xung nhịp và hiểu là tốc độ đã được gấp đôi . Ví dụ 300 MHz và 600 MHz DDR có ý nghĩa tương đương là tốc độ 600 MHz DDR có nghĩa tốc độ truyền dữ liệu thực là 300MHz và truyền 02 dữ liệu / xung nhịp đồng hồ . 

Bus bộ nhớ cũng có thể được hiểu như là giao diện bộ nhớ - Memory Interface , độ rộng của đường truyền dữ liệu , nó là số Bit được truyền trong mỗi xung nhịp đồng hồ giữa GPU và bộ nhớ Video – 64 bit , 128 bit , 256 bit .... số này đối với những Card màn hình là cố định không thể thay đổi được . Nói một cách khác không có cánh nào để chuyển độ rộng này từ 128 bit thành 256 bit . 

GPU nối tới Mainboard thông qua khe I/O như PCI Express và AGP . Kết nối này cũng được làm việc với một tốc độ xung nhịp nào đó ( 100 MHz cho PCI Express và 66MHz cho AGP ) và một vài Mainboard cho phép bạn tăng tốc độ xung nhịp này , đó là sự lựa chọn thứ 3 để Overclock Card màn hình . Nên lưu ý rằng sự lựa chọn này tuỳ thuộc vào Mainboard mà không phụ thuộc vào Card màn hình . Một vài Mainboard được thiết kế với mục đích hỗ trợ Overclock cũng cung cấp lựa chọn tăng điện áp của khe I/O mà có thể làm khi Card màn hình chạy với tốc độ xung nhịp cao hơn . 

Do đó có thể thiết lập 03 loại Overclock : 

·        Tăng tốc độ xung nhịp của GPU .

·        Tăng tốc độ xung nhịp mà GPU truyền dữ liệu với Bộ nhớ Video .

·        Tăng tốc độ xung nhịp của Mainboard mà truyền dữ liệu tới Card màn hình . 

Chúng ta có thể thực hiện cả ba lựa chọn trên trong cùng một lúc để tăng cường hiệu suất làm việc của Card màn hình . Hai Overclock đầu tiên được thực hiện trên cấu hình của Card màn hình và bạn có thể thay đổi hai tốc độ xung nhịp này trên mọi Card màn hình , trong khi đó sự lựa chọn Overclock thứ ba sẽ phụ thuộc Mainboard trong BIOS có hỗ trợ hay không . 

Đầu tiên chúng ta sẽ khám phá về tốc độ nhân và tốc độ bộ nhớ của Card màn hình đang được dùng rộng rãi . Cách tốt nhất nên dùng một chương trình phần mềm có tên là PoweStrip để Overclock Card màn hình . Tuỳ thuộc vào kiểu của Card màn hình bạn đang dùng mà lựa chọn phiên bản PowerStrip phù hợp . 

Chạy chương trình này đầu tiên sẽ thấy tốc độ thực của Card màn hình đang dùng . Lần chạy thứ hai của nó PowerStrip sẽ nằm thu nhỏ trên khay hệ thống , bạn cần bấm chuột phải vào biểu tượng và chọn Performance Profiles và Configure . 

Một điều chú ý , đối với Card màn hình dựa trên ATI thì PowerStrip sẽ đưa tốc độ bộ nhớ thực nhưng đối với Card màn hình dựa trên nVidia lại đưa tốc độ DDR ( Tốc độ thực x 2 ) . 

Chúng ta sẽ xem hai ví dụ . Trong hình 2 có thể thấy tốc độ dùng trong Radeon 9800Pro là 378MHz đối với GPU và 337MHz đối với bộ nhớ . Trong hình 3 tốc độ dùng GeForce 6800GS là 425MHz đối với nhân và 1000 MHz DDR đối với bộ nhớ ( tốc độ thực là 500 MHz ) . 

\"\"

 Hình 2 : Những tốc độ dùng Radeon 9800Pro

  \"\"

 

Hình 3 : Những tốc độ dùng GeForce 6800GS

 Xem những hình trên , Radeon 9800Pro có tốc độ ngầm định 380MHz cho GPU và 680MHz DDR ( 340 MHz x 2 ) đối với bộ nhớ và GeForce 6800GS có tốc độ ngầm định của nhân là 425 MHz và 1000MHz DDR đối với bộ nhớ . Khi dùng chương trình PowerStrip khi đo chênh lệch giá trị là 5MHz thì là bình thường và không phải Card màn hình chạy sai tốc độ . 

Đôi khi sẽ tìm thấy những Card màn hình đã được nhà sản xuất thiết lập Overclock với tốc độ xung nhịp đã cao rồi , nhưng mặc dù vậy bạn vẫn có thể chạy Overclock thêm lần nữa . 

2.      Overclock Card màn hình . 

Bây giờ chúng ta sẽ giải thích những cách thức cơ bản Overclock Card màn hình như thế nào . 

Sau khi cài PowerStrip có thể chạy chương trình tuỳ ý khi bật máy tính và nó được chạy sẵn thể khay hệ thống . Để Overclock Card màn hình , bấm chuột phải vào biểu tượng nhỏ của chương trình và chọn Performance Profiles , Configure như hình 4 

\"\"

 Hình 4 : Mở màn hình của chương trình PowerStrip

 Có một điều vô cùng quan trọng nên chú ý rằng việc thay đổi những thông số của Card màn hình bằng PowerStrip nên bạn không thể  Disable nó hoặc gỡ bỏ chương trình này vì lúc đó Card màn hình của bạn không chạy được chế độ Overclock . Điều đó có nghĩa là nếu hệ thống bị treo hoặc chạy bị lỗi khi trong chế độ Overclock thì bạn chỉ cần khởi động lại là BIOS của Card màn hình tự động thiết lập lại thông số ngầm định ban đầu của Card màn hình .  

 \"\"

                                                    Hình 5 : Overclock Card màn hình của bạn

             Lưu ý rằng Overclock có thể làm hệ thống máy tính làm việc hoặc không làm việc , chúng ta nên chạy thử bằng các chương trình Benchmark để kiểm tra tính ổn định của nó . 

            Theo quan điểm cá nhân , đầu tiên nên tìm tần số lớn nhất được hỗ trợ cho GPU ( có nghĩa là với tốc độ đó mà máy tính chạy tốt không bị treo ) và sau đó tìm tốc độ cao nhất mà bộ nhớ Video có thể hỗ trợ được . Nếu khi cố gắng đặt cả hai thông số cùng một lúc mà hệ thống máy tính bị lỗi thì bạn không thể tìm được tốc độ chạy tốt được . 

            Việc chạy thử chế độ Overclock bạn không nên sốt ruột . Nâng tốc độ xung nhịp của GPU lên một chút và chạy thử bằng các chương trình Game nặng . Nếu hệ thống chạy tốt thì lại tăng tốc độ GPU lên một chút nữa và lặp lại quá trình chạy thử . Cứ như vậy cho tới khi tìm được chính xác tốc độ GPU mà hệ thống của bạn khi chạy Overclock không bị lỗi .  

            Tương tự với cách làm trên đối với việc Overclock cho bộ nhớ của Card màn hình . Và sau đó với Bus I/O bạn cũng làm tương tự nếu bạn muốn Overclock hơn nữa nếu BIOS của Mainboard cho phép . 

            Sau khi tìm được tốc độ Overclock tốt nhất đối với Card màn hình , bạn nên chạy nhiều chương trình Game một lúc để kiểm tra xem hệ thống chạy có ổ định không . Cũng có một vài cách nho nhỏ để cải tiến cơ hội Overclock.

3- Overclock bộ nhớ Card màn hình 

            Đôi khi Chip nhớ của Card màn hình chạy với tốc độ thấp hơn tốc độ cao nhất của nó . Ví dụ có Card màn hình mà Chip nhớ có khả năng chạy tới 500 MHz nhưng bộ nhớ đang để chế độ ban đầu là 450MHz . 

            Nếu may mắn có một Card màn hình như vậy thì việc tìm ra tốc độ cao nhất của bộ nhớ Card màn hình trở nên dễ dàng . Đầu tiên cần biết tốc độ cao nhất của Chip nhớ của Card màn hình , bạn có thể tìm ra khi nhìn trực tiếp vào Chip . Tốc độ của Chip nhớ được ghi số ngay trên mặt Chip với số sau dấu gạch ngang ( như : -40 , -50 , -5 ... ) . Số này chính là tốc độ đồng hồ cho bộ nhớ với đơn vị là nano giây . Để tìm ra tốc độ cao nhất với đơn vị MHz lấy 1000 chia cho số này .  

            Trong trường hợp có hai số như : 40 ,45 , 50 dùng thêm dấu chấm thập phân giữa hai số ; do đó để tính bạn dùng 4.0 , 4.5 và 5.0 tương ứng . Có một ngoại lệ : Chip nhớ của SAMSUNG có ghi 2A có nghĩa là 2.8ns , mà không phải 2ns . 

            Một điều lưu ý số bạn tìm ra là tốc độ bộ nhớ thực mà không phải tốc độ DDR , đã tăng gấp đôi số mà bạn đã tìm được . 

            Trong hình 6 , xem Chip nhớ của GeForce 6800GS , trên nhãn có ghi 2ns do đó tốc độ cao nhất ghi trên nhãn sẽ là 500 MHz ( 1000 / 2 ) . Như đã đề cập trên Card màn hình này có bộ nhớ truy cập được với tốc độ 500 MHz , tất nhiên bạn nên đặt tốc độ xung nhịp của bộ nhớ ở tốc độ này .

 

\"\"

            Hình 6 : 2ns (500 MHz) Chip nhớ của Samsung

             Trong hình 7 , xem Chip nhớ của GeForce 7900GT nó có tốc độ truy cập là 1.4ns có nghĩa là có thể chạy được với tốc độ xung nhịp 715 MHz ( 1000 / 1.4 ) . Trong khi đó GeForce 7900GT có tốc độ ban đầu cho bộ nhớ là 660 MHz thì có thể đặt tốc độ bộ nhớ lên tới 715 MHz mà vẫn chạy tốt . 

\"\"

                     Hình 7 : 1.4ns (715 MHz ) Chip nhớ của Samsung

              Có cách để tăng khả năng Overclock bộ nhớ của Card màn hình bằng cách kiểm tra hệ thống làm mát dùng cho Chip nhớ . Nếu cải thiện hệ thống làm mát của Chip nhớ thì bạn có khả năng đạt được Overclock bộ nhớ được cao hơn . Có thể xảy ra trong ba tình huống sau : 

·        Chip nhớ được làm mát cùng với hệ thống làm mát của GPU .

·        Chip nhớ dùng tản nhiệt thụ động độc lập .

·        Chip nhớ không có bất kì thiết bị làm mát nào . 

Nếu Chip nhớ đã dùng tản nhiệt thụ động thì cũng là rất tốt , như thế là đã có giải pháp làm mát cho Chip nhớ . Xem ví dụ trên hình 8 

\"\" 

 Hình 8 : Card màn hình này có tản nhiệt thụ động trên Chip nhớ

 Nếu Chip nhớ trên Card màn hình không có bất kì thiết bị làm mát nào , bạn có thể mua thêm tản nhiệt cho bộ nhớ và lắp đặt cho nó . Việc lắp đặt rất đơn giản .

  \"\"

      Hình 9 : Những Chip nhớ trên Card màn hình này không có thiết bị tản nhiệt

 Nếu trên Card màn hình đã dùng thiết bị làm mát dùng cho GPU và cũng dùng luôn cho Chip nhớ , bạn có thể cải thiện việc làm mát bằng lắp bộ phận làm mát cho GPU cao cấp hơn , như của Artic Cooling . Với hệ thống làm mát cao cấp hơn sẽ giúp tăng hiệu quả Overclock của GPU và bộ nhớ được tăng lên . 

\"\" 

 Hình 10 : Card màn hình này có hệ thống làm mát cho GPU kèm theo làm mát cho Chip nhớ

 Như trên hình 10 , Chip nhớ Card màn hình ở bên dưới bộ phận làm mát GPU . Có một vấn đề ở chỗ một số Card màn hình mà hệ thống làm mát cho GPU để ép luồng khí mát lên bề mặt Chip nhớ nhưng trên thực tế luồng khí này lại không chạm được lên bề mặt của Chip nhớ . Do đó nên lưu ý những Card màn hình mà có hệ thống làm mát cho GPU được phủ lên Chip nhớ thì cần kiểm tra xem liệu luồng khí làm mát có chạm được bề mặt của Chip nhớ hay không . 

            Chúng ta có thể xem ví dụ của hình 11 và 12 .  Khi nhìn gần thiết bị làm mát cho GPU không chạm vào bề mặt Chip nhớ . Trong trường hợp đó giải pháp tốt nhất là thay thế phần làm mát GPU mới với bộ phận làm mát cao cấp để chạm được bề mặt Chip , do đó phần làm mát cho GPU và Chip nhớ sẽ được cải thiện . 

\"\"

           Hình 11 : Hình trên thiết bị làm mát có vẻ như được dùng làm mát cho Chip nhớ

 \"\" 

 Hình 12 : Nhưng không phải như vậy

              Trong một trường hợp khác mà khi thay thế phần làm mát GPU bằng thiết bị làm mát cao cấp mà tiếp xúc vào bề mặt Chip nhớ và lại không thể cài thêm bộ phận tản nhiệt thụ động lên bề mặt Chip nhớ . Xem trong hình 13 . Đối với Card màn hình này phần làm mát GPU phủ một phần lên Chip nhớ mà không chạm vào bề mặt , do đó phần làm mát GPU lại không tiếp xúc với bề mặt Chip nhớ và lại không thể cắm thêm phần tản nhiệt thụ động  

\"\" 

 Hình 13 : Phần làm mát không cho phép cài phần tản nhiệt thụ động lên Chip nhớ

              Cũng có một cách làm nữa để Overclock là thay đổi Timing của bộ nhớ Video . Thông thường tăng Timing sẽ làm giảm hiệu suất của bộ nhớ nhưng lại cho phép bạn nâng cao được tốc độ xung nhịp . Timing của bộ nhớ thay đổi trong BIOS của Card màn hình nhưng chúng ta sẽ bàn việc này về sau .

 Bấm vào đây để xem nốt phần còn lại .