Những câu hỏi thường gặp liên quan tới CPU

Trong năm 2007 chúng tôi gặp nhiều câu hỏi liên quan tới CPU , xin tóm tắt lại những vấn đề chính mà mọi người hay hỏi tới

1 .

Hiện nay cả AMD và Intel đều chạy đua về công nghệ xử lí sản xuất như từ 130nm , xuống còn 90nm , tiếp theo 65nm rồi lại đến 45nm và hiện nay là 32nm và đang nghiên cứu về công nghệ 28nm . Tại sao lại có cuộc chạy đua như vậy ? Nếu công nghệ xử lí sản xuất càng nhỏ thì kích thước những linh kiện bên trong CPU như Transistor , điện trở , tụ điện càng nhỏ . Những linh kiện này càng nhỏ thì có những ưu điểm như sau

 

  • Kích thước CPU càng nhỏ
  • Năng lượng tiêu thụ càng giảm
  • Nhiệt lượng toả ra càng nhỏ
  • Tốc độ CPU càng cao
  • Càng tích hợp được nhiều thành phần bên trong CPU
  • Giá thành càng hạ .

 

Trong thực tế không phải chỉ có CPU đang cạnh tranh với nhau về công nghệ xử lí trong sản xuất mà cuộc đấu này cũng xảy ra với những bộ vi xử lí đồ hoạ ( GPU ) giữa AMD/ATI với NVIDIA , cũng xảy ra với những nhà sản xuất RAM … Nói tóm lại đó là cuộc chiến với tất cả những gì liên quan tới linh kiện bán dẫn .

 

2.

Hiện tại Intel có chiến lược luôn luôn đưa ra những bộ vi xử lí cao cấp chạy các ứng dụng nặng hiệu quả nhưng lại có giá thành trên trời ( 1000USD / CPU cho dòng Core 2 Quad Extreme với đơn hàng từ 1000 CPU trở lên ) để quảng cáo bán những sản phẩm khác mức thấp hơn .

 

3.

Những bộ vi xử lí của Intel cho máy tính để bàn chủ đạo gần đây có thể sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau : Pentium 4 , Pentium D , Pentium Dual-Core , Core 2 Duo , Core 2 Quad .

 

Những bộ vi xử lí của AMD cho máy tính để bàn chủ đạo theo thứ tự tăng dần Athlon 64 , Athlon 64X2 , Phenom ( Dual-Core , Triple-Core , Quad-Core ).

 

Bảng bên dưới tóm tắt sơ lược về những bộ vi xử lí chủ đạo của Intel và AMD cho máy tính để bàn

 

 

Cấu trúc

Số lượng Core

Công nghệ

sản xuất

Intel

 

 

Pentium 4

NetBurst

01

90nm

Pentium D

NetBurst

02

90nm , 65nm

Pentium Dual-Core

Core

02

65nm

Core 2 Duo

Core

02

65nm

Core 2 Quad

Core

04

65nm , 45nm

AMD

 

 

Athlon64

K8

01

90nm

Athlon64 X2

K8

02

90nm , 65nm

Phenom

K10

02,03,04

65nm , 45nm

 

 

Trong ba cấu trúc chính NetBurst , Core và K8 thì cấu trúc Core chạy hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhất rồi kế đến K8 và cuối cùng là NetBurst .

 

Cấu trúc NetBurst của Intel chạy kém và tiêu thụ quá nhiều năng lượng , mặc dù những thiết kế về sau có chỉnh sửa lại và cũng tiến bộ đôi chút .

 

Cấu trúc K10 của AMD xét trên phương diện lí thuyết thì cũng vô cùng mạnh nhưng trên thực tế khi Phenom mới xuất hiện đã phát sinh lỗi TLB vì thế chưa thể so sánh được . AMD đưa cấu trúc K10 để cạnh tranh trực tiếp với cấu trúc Core của Intel .

 

Vì thế khi so sánh những bộ vi xử lí có cùng tốc độ thì những bộ vi xử lí có cấu trúc Core hiệu quả nhất rồi đến cấu trúc K8 và cuối cùng là NetBurst .

 

Như vậy chúng ta rất khó so sánh hai bộ vi xử lí của hai hãng khác nhau có cấu trúc khác nhau và lại có tốc độ xung nhịp khác nhau . Ví dụ khi so sánh Athlon64 X2 5000+ với Pentium E2200 . Rõ ràng Athlon64 X2 5000+ dùng cấu trúc K8 có tốc độ 2.6GHz có nhiều ứng dụng chạy mạnh hơn Pentium E2200 dùng cấu trúc Core có tốc độ 2.2GHz thậm trí cả hai đều có công nghệ xử lí trong sản xuất là 65nm .

 

Vì thế khi mua CPU đế so sánh giữa những CPU như vậy người mua phải biết mình cần gì để chọn cái mình cần có trong những bộ vi xử lí tương ứng .

 

Để so sánh được như vậy chúng ta phải dựa vào những chương trình chạy Benchmark để so sánh giữa những CPU theo những ứng dụng khác nhau ( các bạn có thể xem bài “ Hướng dẫn mua bộ vi xử lí “ để lựa chọn những chương trình chạy thử ) .

 

4.

 \"\" 

Trước khi AMD và Intel đưa ra những bộ vi xử lí Dual-Core thì Intel phát triển công nghệ gọi là HT ( Hyper-Threading ) bên trong CPU . Những bộ vi xử lí hỗ trợ công nghệ HT thì mỗi lõi ( Core ) được mô phỏng thành hai lõi ( kiểu Logic ) . Như vậy nếu CPU có một lõi vật lí thì khi nhận dạng bằng cách chương trình sẽ được hiểu là hai lõi ( Logic ) , nếu CPU có hai lõi và hỗ trợ công nghệ HT sẽ nhận dạng thành 04 lõi ( Logic ) .

 

Để máy tính hiểu được công nghệ HT ngoài CPU hỗ trợ HT thì

 

  • Motherboard phải hỗ trợ công nghệ này và được thể hiện trong BIOS

 

 \"\"

 

Khi bật máy tính lên trên màn hình cũng hiển thị cho thấy có hai CPU

 

 \"\"

 

  • Hệ điều hành phải hỗ trợ công nghệ này ( từ Windows XP SP2 trở lên )

 

 \"\"

 

 

Đối với những CPU bình thường có một lõi và không hỗ trợ HT thì trong Task Manager chỉ có một phần trong mục CPU Usage History

 

 \"\"

 

Những CPU có một lõi sử dụng được công nghệ HT trong Task Manager trong mục CPU Usage History có hai phần

 

 \"\"

 

Nếu CPU có hai lõi vật lí và có hỗ trợ công nghệ HT thì trong Task Manager sẽ có 04 phần

 

 \"\"

 

Chúng ta cũng có thể dùng CPU-Z để xác định về công nghệ HT được sử dụng trong hệ thống

 

 \"\"

 

Trong phần Processor Selection chúng ta thấy CPU này có hai lõi Core 1 và Core 2 và hỗ trợ công nghệ HT có Core 1 Logical Unit và Core 2 Logical Unit .

 

5.

Không phải trong hệ thống CPU có nhiều lõi đã là tốt . Hiện nay để nhận được những bộ vi xử lí Quad-Core thì Hệ điều hành phải hỗ trợ , bên cạnh đó những phần mềm ứng dụng phải hỗ trợ Multi-Core để hỗ trợ thực hiện những công việc cho nhiều luồng dữ liệu một lúc khi đó mới có tác dụng . Vì thế thông dụng và hiệu quả vẫn là những bộ vi xử lí Dual-Core . Pentium D là bộ vi xử lí Dual-Core nhưng chạy không hiệu quả vì thế nên chọn Athlon64X2 hoặc những bộ vi xử lí Core 2 Duo cho những hệ thống thông thường .

 

6.

Để xác định những thông số kỹ thuật cơ bản của CPU chúng ta có thể dùng chương trình CPU-Z , dưới đây chúng tôi xin giải thích từng số liệu có mặt trong CPU-Z

 

 \"\"

 

 

Name : tên của bộ vi xử lí  - Intel Core 2 Quad Q6600

 

Code Name : tên mã – Kentsfiled . Mỗi thế hệ CPU mới trước khi được bán ra ngoài thị trường thì chưa có tên thương mại , ví dụ CPU trên có tên thương mại là Core 2 Quad , và thường nói với nhau bằng tên mã sản phẩm .

 

Package : kiểu đóng gói CPU – Socket 775GLA

 

Technology : công nghệ xử lí để sản xuất CPU – 65nm

 

Voltage : điện áp làm việc của lõi CPU ( Core ) - 1.272V

 

Specification : chi tiết kỹ thuật của CPU – Intel Core 2 Quad , tốc độ 2.4GHz

Family , Ext.Family , Model và Ext.Model : dòng sản phẩm , là tên mã sản phẩm do nhà sản xuất đặt ra

 

Stepping : mã số này tương ứng với quy trình sản xuất xử lí Silicon đã được thay đổi mà không thay đổi thiết kế của bộ vi xử lí để tăng cường tính năng nào đó như liên quan tới công suất tiêu thụ của CPU .

 

Ví dụ với CPU được phát hành đầu tiên có thể không có mã Stepping , nhưng trong quá trình sản xuất người ta thay đổi quy trình xử lí Silicon khiến cho điện năng tiêu thụ CPU giảm đi và người ta đặt cho mã CPU này với Stepping B2 . Rõ ràng khi chọn mua chúng ta chọn CPU Stepping B2 hơn là không có giá trị này . Tất nhiên không phải mọi việc đều diễn ra suôn sẻ như vậy .

 

Revision : mã số này tương ứng với những CPU đã thay đổi một số thiết kế ban đầu để sửa lỗi , để chạy ổn định hơn , để nâng cao khả năng tương thích … hoặc thậm trí cả cải tiến tronglĩnh vực sản xuất . Mã số Revision này càng cao thì có nghĩa là CPU đã được sửa chữa nhiều so với thiết kế ban đầu  và có thể sẽ tốt hơn .

 

Instructions : là những tập lệnh và những tính năng kĩ thuật mà CPU đó hỗ trợ .

 

Theo hình trên cho thấy Intel Core 2 Quad Q6600 hỗ trợ tập lệnh MMX , SSE , SSE2 , SSE3 . Những tập lệnh này để hỗ trợ thực hiện những công việc của Multimedia . CPU hỗ trợ càng nhiều lệnh SSE thì chạy những ứng dụng Multimedia càng nhanh .

 

EMT64 cho biết bộ vi xử lí này hỗ trợ 64-bit , vì vậy có thể cài đặt hệ điều hành 64-bit và quản lí được bộ nhớ lớn hơn 2GB .

 

Core Speed : cho biết tốc độ hiện thời của lõi đang chạy – 1.6GHz

 

Multiplier : bộ số của tốc độ Bus – x 6 . Nhiều CPU với số liệu ở đây có thể nhiều số khác nhau mà không cố định . Ví dụ 6-12 cho biết bội số này trong CPU không khoá và có thể chạy Overclock với CPU này.

 

Bus Speed : tốc độ thực của Bus 267.3MHz .

 

Core Speed  (1603.6 )  = Bus Speed ( 267.3 ) x Multiplier ( 6 )

 

Rate FSB : tốc độ này chính là FSB mà mọi người hay nhắc đến – 1069.0 MHz . Như vậy CPU này Intel Core 2 Quad Q6600 có FSB là 1066 MHz ( làm tròn )

 

                        Rate FSB ( 1069.0 ) = Bus Speed ( 267.3 ) x 4

 

Cache : Bộ nhớ Cache nằm bên trong CPU

 

L1 Data : 4 x 32 KB à Cache dữ liệu L1 có 32 KB cho mỗi lõi . CPU có 04 lõi

L2 Code : 4 x 32KB à Cache lệnh L1 có 32KB cho mỗi lõi

Level 2  : 2 x 4096KB à Cache L2 có dung lượng 8MB . 8MB Cache được chia thành hai khối riêng biệt , cứ hai lõi thì dung chung 4MB .

 

Cores : số lượng lõi ( 4 )

 

Threads : số lượng luồng dữ liệu mà CPU có thể xử lí một lúc ( 4 ) . Như vậy bộ vi xử lí này 04 lõi xử lí 04 Thread , mỗi lõi xử lí một Thread và nó không hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading (HT) . Nếu CPU này hỗ trợ công nghệ HT thì sẽ có 08 Thread .

 

7.

Đối với những bộ vi xử lí AMD thì sẽ có hơi khác một chút

 

 \"\"

 

  • Trong ô Instructions những CPU AMD nếu có sẽ hỗ trợ thêm lệnh 3DNow! . Và CPU 64-bit được nhận biết theo kí hiệu x86-64 .
  • Bên cạnh đó những bộ vi xử lí AMD không dùng khái niệm FSB mà dùng Bus HyperTransport ( HT Link ) để trao đổi dữ liệu giữa CPU với những Chipset bên ngoài và không sử dụng công thức HT Link = Bus Speed x 4

 

Trong CPU-Z không thể hiện một công nghệ vô cùng quan trọng trong CPU đó là công nghệ ảo hoá ( VT ) . Những CPU hỗ trợ VT cho phép chạy những hệ điều hành ảo nhanh hơn .

 

8.

Đối với nhiều máy tính xách tay khi xem System Properties thấy CPU có những tốc độ khác nhau

 

 \"\"

 

Ở hình trên cho thấy bộ vi xử lí Intel Pentium M tốc độ 1.6GHz , bên cạnh đó lại thấy có 591MHz .

 

Sở dĩ có số 519MHz là do bên trong CPU có hỗ trợ công nghệ SpeedStep với mục đích tiết kiệm năng lượng . Khi máy tính ở trạng thái nghỉ hoặc Ắc quy quá ít điện năng , CPU nhờ công nghệ SpeedStep sẽ giảm tốc độ CPU xuống ( còn 519MHz ) để tiết kiệm điện hoặc kéo dài thời gian sử dụng Ắc quy .

 

9.

Hệ thống tản nhiệt với CPU cần lưu ý một cách đặc biệt nhất là những CPU Pentium 4 , Pentium D hoặc hệ thống của bạn chạy Overclock . Nếu CPU không được tản nhiệt đầy đủ khiến cho nhiều khi nó bị giảm tốc độ xung nhịp khiến cho toàn bộ hệ thống bị chạy ì ạch , thậm trí nếu Quạt tản nhiệt không làm việc nhiều khi dẫn tới hỏng hệ thống .

 

Để tản nhiệt được tốt , bạn nên sử dụng keo tản nhiệt để hỗ trợ cho việc tăng tốc độ tản nhiệt khỏi CPU .

 

10.

Nhiều nhà sản xuất Motherboard nhiều khi đưa ra một sản phẩm mới ngaòi việc hỗ trợ những CPU hiện thời , họ còn cho phép những Motherboard này sử dụng những CPU thế hệ tương lai . Tất nhiên việc cho phép cắm những CPU thế hệ tương lai thì nhiều khi không thể dùng hết mọi tính năng ưu việt của CPU mới được ( nhất là AMD ) và cho phép chúng chạy được trên nền tảng cũ mà thôi .

 

Với những Motherboard này khi cắm CPU mới bạn sẽ thấy thông báo kiểu như “ CPU Intel Ucode loading Error” khi khởi động máy tính  . Bấm F1 hệ thống của bạn chạy bình thường . Nếu các bạn không muốn dòng thông báo này thì hãy nâng cấp BIOS của Motherboard là sẽ được . Tất nhiên nếu bấm F1 mà hệ thống của bạn chạy lỗi thì bạn không cần phải nâng cấp BIOS mà nên thay thế CPU khác thì mới chạy được .

 

 \"\"