Nhiều RAM có tạo nên sự khác biệt về hiệu suất trong những trò chơi hay không ?

Thông thường chúng ta thường nghĩ “ càng nhiều RAM thì càng tốt “ và RAM nhiều tới mức như thế nào là đủ trong xây dựng máy tính để dùng cho Game .

Máy tính cho Game tốt nhất khi dùng RAM 4GB , 8GB hay 16GB ?

RAM là nói máy tính giữ dữ liệu và chương trình trong khi nó đang xử lí . Theo lí thuyết thì lượng RAM trống trong máy tính thường ít hơn so với nhu cầu chương trình thực hiện . Tuy nhiên trong cấu trúc PC , có tính năng được gọi tên là “bộ nhớ ảo” mà ở đó một số dữ liệu bộ nhớ được chuyển tạm thời lưu trữ lên ổ cứng để giải phóng cho bộ nhớ RAM . Khi CPU yêu cầu dữ liệu trong “bộ nhớ ảo” thì nó sẽ được tải lại tới RAM và những dữ liệu chưa dùng tới sẽ được chuyển tới “bộ nhớ ảo” . Việc đổi chỗ dữ liệu như vậy sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của hệ thống  bởi vì tốc độ của ổ cứng ( hoặc ngay cả với SSD ) thường chậm hơn so với RAM .

Khi có bộ nhớ giải phóng , hầu hết những hệ điều hành dùng nó như là bộ nhớ Cache , giữ bản sao của Đọc dữ liệu lần cuối cùng từ bộ nhớ lưu trữ . Vì thế mà khi mở cùng một chương trình lần thứ hai nó sẽ tải nhanh hơn lần thứ nhất , không  cần mất thời gian để đọc dữ liệu từ ổ cứng bởi vì nó đã sẵn sàng ở trong RAM .

Do hai tính năng này mà dung lượng RAM có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hiệu suất làm việc của máy tính . Lượng RAM ít có thể làm cho máy tính bị chậm do phải sử dụng nhiều tới “bộ nhớ ảo” ; RAM nhiều có thể tăng tốc độ hiệu suất lưu trữ do dùng Cache .

Câu hỏi lần này là trong thế giới thực nhiều RAM ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc trong Game như thế nào . Những máy tính phục vụ game nên cần bộ nhớ 4GB , 8GB hay 16GB là phù hợp .

Cấu hình phần cứng thử nghiệm

  • Bộ vi xử lí  Core i7-577C dùng làm mát chuẩn của Intel .
  • Motherboard ASRock Z97 Extreme4 .
  • Ổ khởi động SSD Kingston HyperX Savage 480GB .
  • Card màn hình :Zotac GeForce GTX 970 4GB VRAM
  • Màn hình Philips 236VL dùng với độ phân giải  1920x1080 .
  • Nguồn Corsair CX500M .
  • Hệ điều hành Windows 7 Home Premium 64-bit .
  • Driver NVIDIA 355.60
  • Driver Intel INF 10.0

Những cấu hình trên là giống nhau như chỉ khác nhau về hệ thống  dùng thanh nhớ 4GB RAM G.Skill RipjawsZ F3-17000CL9Q-16GBZH @ 1600MHz , Timing 11-11-11-28 ; với cấu hình 4GB , 8GB và 16GB .

Phần mềm thử nghiệm


Những kết quả thử nghiệm trong Game

Battlefield 4

Battlefield 4 được phát hành từ năm 2013 dựa trên Engine Frostbite 3 hỗ trợ DirectX 11 . Để đo hiệu suất làm việc trong game này , chúng ta đo tốc độ khung hình 3 lần bằng FRAPS khi chạy game với độ phân giải  1920x1080 và thiết lập chất lượng hình ảnh tổng thể ở mức “Cao”

 

\"\"

 

Kết quả cho thấy hiệu suất gần tương tự nhau với 4GB , 8GB và 16GB .

Dirt Rally

Dirt Rally là game đua xe phát hành tháng 4/2015 dùng Engine Ego . Thử nghiệm cũng dùng độ phân giải  1920x1080 , chất lượng hình ảnh ở mức “Cao” và 2x MSAA

 

\"\"

 

Trong game này , hệ thống  16GB có hiệu suất cao hơn 10% so với 4GB và 8GB .

Dragon Age: Inquisition

Dragon Age: Inquisition được phát hành tháng 11/2014 dùng Engine Frostbite 3 với SpeedTree . Thử nghiệm trên độ phân giải  1920x1080 , lựa chọn chất lượng hình ảnh ở mức “Cao” , đo ba lần bằng FRAPS

 

\"\"

 

Trong game này hiệu suất giữa 4GB và 8GB không  chênh lệch nhau nhiều nhưng tốc độ khung hình trong cấu hình 16GB lại chậm hơn 16% so với 8GB .

Dying Light

Dying Light phát hành tháng 1/2015 dùng Chrome Engine 6 , thử nghiệm độ phân giải  1920x1080 .

 

\"\"

 

Trong trò chơi này lại có hiệu suất làm việc cao nhất trong hệ thống  4GB , cao hơn 22% so với 8GB và cao hơn 11% so với 16GB .

Grand Theft Auto V

Grand Theft Auto V phát hành tháng 4/2015 , dùng Engine RAGE , cũng ở độ phân giải  1920x1080 với chất lượng hình ảnh thiết lập ở chế độ “Cao”

 

\"\"

 

Trong game này tốc độ khung hình ở 4GB cao nhất , nhanh hơn 10% so với 16GB và nhanh hơn 32% so với 8GB .

Metal Gear Solid V: The Phantom Pain

Game này phát hành tháng 9/2015 dùng Engine Fox

 

\"\"

 

Tốc độ khung hình trong hệ thống  4GB nhanh nhất , cao hơn 15% so với 8GB và hơn 20% so với 16GB .

Metro Last Light

Game này dùng Engine 4A , phát hành năm 2013 , chạy với độ phân giải  1920x1080 , thiết lập chất lượng đồ họa  mở mức “Cao” và “SSAA” ở chế độ “Off”

 

\"\"

 

Trong trò chơi này hiệu suất giữa 4GB và 16GB gần như nhau nhưng 8GB lại thấp hơn 14% so với hệ thống  16GB .

The Witcher 3: Wild Hunt

The Witcher 3: Wild Hunt phát hành tháng 3/2015 dùng Engine REDengine 3 . Để đo hiệu suất trong game này , chúng ta bỏ qua cảnh đầu tiên và đo tốc độ khung hình bằng FRAPS trong ba lần , cũng với độ phân giải  1920x1080 và thiết lập chế độ hình ảnh ở mức “Cao”

 

\"\"

 

Hiệu suất làm việc trong cả 3 hệ thống  là như nhau .

Kết luận

Những kết quả trên cho thấy không  phải là cứ nhiều RAM sẽ nâng cao tốc độ khung hình trong những game 3D , có hai lí do .

Đầu tiên hầu hết những game 3D mới đều xử lí và tính toán dựa trên sức mạnh của Card màn hình . Thứ hai , nhiều RAM chỉ nâng cao hiệu suất của máy tính nếu như có ít bộ nhớ để dùng cho chương trình và CPU phải dùng “bộ nhớ ảo” để đổi chỗ dữ liệu bộ nhớ với HDD hoặc SSD .

Những game thử nghiệm trên chạy không có vấn đề gì với hệ thống  chỉ có 4GB RAM và nhiều RAM hơn 4GB không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ khung hình trong game .

Điều cần chú ý ở đây đó là việc chúng ta đã thử nghiệm khi dùng với Card màn hình có tới 4GB VRAM riêng biệt nên game không cần nhiều tới bộ nhớ RAM trên Motherboard . Tuy nhiên điều quan trọng khác là khi thử nghiệm sử dụng Windows 7 SP1 . Thường thì những hệ điều hành mới lại yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn , do đó kết quả có thể khác nếu như dùng Windows 8.1 hoặc Windows 10 .

Nhưng khi thử nghiệm với Windows 10 thì không  có sự chênh lệch về hiệu suất khi so sánh với hệ thống  4GB .

Như vậy chúng ta có thể kết luận trong hệ thống  Game 4GB là cũng có thể đủ để chạy được với hầu hết những game mới nhưng quan trọng hơn cả đó là cần tập trung nhiều tới Card màn hình .

Và nếu như bạn đã dùng Card màn hình mạnh nhất rồi và vẫn còn tiền để đầu tư thì hãy nâng cấp lên 16GB RAM .