Lịch sử của bộ vi xử lí đồ họa hiện đại - Phần 4

ATI đã đưa ra Rage Pro trong tháng Hai 1998 , cơ bản là phiên bản đổi tên của Rage Pro Turbo và cung cấp những driver được tối ưu hóa cao độ cho những kiểm nghiệm Benchmark với giá thành lên tới 449$ .

Driver beta 2 được đưa ra để cài thiện hiệu suất làm việc trong Game .

Trong tháng Tám , ATI cho ra mắt Rage 128 GL và VR , đó là những sản phẩm đầu tiên có sự tham gia của những kỹ sư cũ của Tseng Labs . Nguồn cung thấp đã làm ảnh hưởng tới mức cầu từ những kênh bán lẻ cho tới năm sau . Điều đó đã làm cho ATI mất cơ hội trên thị trường cũng như với những sản phẩm OEM . Tính năng kỹ thuật với 32MB VRAM ( 16MB và 32MB cho model All-In-Wonder 128 ) và cấu trúc bộ nhớ hiệu quả cho phép nó vượt qua NVIDIA TNT với độ phân giải cao hơn và hiển thị 32-bit màu . Không may cho ATI lúc đó nhiều Game và phần cứng mới chỉ cung cấp tới 16-bit màu . Chất lượng hỉnh ảnh chỉ bằng với những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như S3 và NVIDIA , thậm chí còn đứng sau Matrox .

Tuy nhiên điều đó cũng đủ để ATI trở thành nhà cung cấp đồ họa hàng đầu trong năm 1998 với 27% thị phần , lãi ròng 168.4 triệu CAD$ ( đô la Canada ) với doanh thu 1.15 tỉ CAD$ .

ATI thông báo mua lại Chromatic Research trong tháng Mười năm đó với giá 67 triệu USD , đó là công ty cung cấp những chip xử lí Media MPACT cho nhiều giải pháp PC TV đáng chú ý hơn cả cho Compact và Gateway . Chromatic Research cung cấp những chip hiệu suất đồ họa 2D rất tốt , âm thanh tuyệt vời , xem nội dung MPEG2 tốt nhưng hạn chế về hiệu suất trong những Game 3D và có mức giá khoảng 200$ . Cuối cùng do có vấn đề về phần mềm khiến cho Chromatic Research chỉ tòn tại có 4 năm và rơi vào tay ATI,

Hai tháng sau khi i740 xuất hiện trên thị trường đồ họa thì 3Dfx giới thiệu Voodoo 2 . Như những sản phẩm trước của 3Dfx , Voodoo 2 tập trung giải pháp 3D rất ấn tượng với hệ thống phức tạp . Những Card màn hình dựa trên Voodoo 2 có hai IC Texture vì thế có tất cả 3 Chip thay vì chỉ có 1 chip kết hợp khả năng 2D/3D nhưng những Card màn hình của các đối thủ cạnh tranh khác .

GLQuake đang chạy với chip Pentium MMX 225 MHz với Card màn hình 3Dfx Voodoo 2

Quantum3D dựa trên Voodoo 2 để đưa ra giải pháp Obsidian2 X-24 ;à 1 Card SLI đi kèm theo một Card “Daughter 2D” , SLI SB200/200SBi một khe cắm với 24MB EDO RAM , và Mercury Heavy Metal có 4 Card SLI 200SBi kết nối qua mạch điều khiển (AAlchemy) , làm việc như chức năng cầu SLI hay dùng trong cấu hình Multi-GPU hiện nay .

Những Card màn hình trên đều phục vụ cho những ứng dụng chuyên nghiệp mô phỏng hình ảnh với giá thành lên tới 9999$ dùng với Motherboard Intel BX hoặc GX theo cấu hình 04 khe PCI liên tiếp nhau .

Voodoo Banshee được thông báo trong tháng Sáu 1998 nhưng tới 3 tháng sau vẫn chưa thấy được bán . Card này là sự kết hợp phần 2D của chipset AWOL Rampage thành 1 TMU ( Texture Mapping Unit ) . Điều này cho phép 3Dfx cung cấp Card màn hình 1 chip cung cấp khả năng 2D/3D để giảm giá thành sản xuất . Banshee kém hơn nhiều so với Voodoo 2 về khả năng tái tạo nhiều hình đa giác trong kết cấu .

Giải pháp mà 3Dfx đưa ra cách đó 3 năm trước bây giờ đã trở nên lỗi thời .

Trong hiệu suất 3D của Voodoo 3 rất ấn tượng nhưng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ ATI và NVIDIA . 3Dfx đã cố gắng duy trì lợi nhuận cao bằng cách tự tiếp thị , sản xuất và bán Card màn hình điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc kinh doanh của những OEM khiến cho những nhà sản xuất OEM xa lánh .

15 tháng 12 , 3Dfx đã mua lại STB Systems với giá 141 triệu USD chứng khoán nhưng điều đó đã sai lẫm dẫn tới chi phí sản xuất tăng lên , không đảm bảo được chất lượng và không thể cạnh tranh được với nhà sản xuất theo hợp đồng TSMC mà NVIDIA đang thuê lại . Cũng như không thể cạnh tranh được với UMC đang sản xuất cho ATI .

Nhiều đối tác cũ của 3Dfx lúc ấy đã quay sang cộng tác với NVIDIA .

Áp lực ngày càng gia tăng trên thị trường khi mà 23/3 , NVIDIA phát hành Riva TNT ( được viết tắt từ TwiN Texel chứ không phải là thuốc nổ TNT ) . Thiết kế của Riva có Pipeline pixel song song thứ hai cho phép tốc độ tái tạo và xử lí Pixel tăng gấp đôi bên cạnh đó với sự hỗ trợ của bộ nhớ 16MB SDR ( trong năm 1998 ) tốc độ cao nhanh hơn so với 16MB EDO RAM của Voodoo 2 . Sức mạnh Riva TNT lúc đó được củng cố dựa trên độ phức tạp của chip với 8 triệu bóng bán dẫn do TSMC sản xuất bằng công nghệ 350nm .

Bên cạnh đó Riva TNT lại có tính năng kỹ thuật ấn tượng với giao diện AGP 2x cho phép hỗ trợ Game với độ phân giải 1600x1200 32-bit màu và 24-bit Z-Buffer ( độ sâu của hình ảnh ) . Điều này là sự chênh lệch lớn đối với việc hỗ trợ 16-bit màu của Voodoo 2 và 16-bit Z-Buffer .

So với Voodoo 2 và Banshee thì Riva TNT tốt hơn hẳn khi mà có hiệu suất 2D cao hơn AGP Texturing tuyệt vời . Tuy nhiên phải chờ tới tháng Chín Riva TNT mới được sản xuất theo số lượng lớn .

Tuy nhiên ban đầu không phải mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp với NVIDIA .

SGI đã đệ đơn kiện hôm 9/4 cáo buộc NVIDIA vi phạm bằng sáng chế liên quan tới Texture Mapping . Kết quả cuối cùng là sự thỏa hiệp trong tháng Bảy 1999 cho phép NVIDIA truy cập tới thông tin đồ họa chuyên nghiệp của SGI trong khi đó SGI phải chấm dứt đội ngũ đồ họa của mình và chuyển bộ phận đồ họa giá rẻ sang NVIDIA . Cuộc tranh chấp pháp lí về tài sản trí tuệ là một trong những nguyên nhân chính khiến cho SGI bị phá sản với tốc độ chóng mặt .

Những người chơi chính trên thị trường cũng khởi sắc trong vài tháng đầu năm nhưng tới tháng Sáu và tháng Bảy bắt đầu lụi tàn .

16/6 , Number Nine cho ra mắt Card Revolution IV .

Revolution IV đã không thể cạnh tranh lại được với NVIDA và ATI về hiệu suất 3D và kết quả công ty này phải củng cố lại vị trí của mình trong những sản phẩm 2D .

Number Nine thường tập trung vào hiệu suất 2D hơn là 3D và quyết định khai thác một trong những yếu điểm của hầu hết những Card màn hình cho Game đó là độ phân giải cao với 32-bit màu .

Cuối cùng , Number Nine đã thêm đầu nối OpenLDI 36-chân tới Revolution IV-FP để nối tới màn hình phẳng SGI . Màn hình 17.3-inch SGI 1600SW 1600x104 kèm theo Revolution IV-FP có giá bản lẻ lên tới 2795$ .

\"hinh17\"

17 - Màn hình phẳng SGI kèm theo Revolution IV-FP

Đó là sản phẩm cuối cùng mà Number Nine tự sản xuất sau đó họ quay lại bán những sản phẩm của S3 và NVIDIA . Tài sản của Number Nine bị S3 mua lại trong tháng 12/1999 và đội ngũ kỹ sư thiết kế ban đầu của Number Nine đã thành lập Silicon Spectrum vào năm 2002 .

S3 thông báo Savage3D tại E3 Expo 1998 , không như TNT và Voodoo Banshee , Card màn hình này được đưa bán lẻ chỉ trong một thời gian ngắn . Tuy nhiên driver cho Card màn hình này lại là yếu điểm khiến cho những trò chơi OpenGL bị ảnh hưởng . Điều này đã dẫn tới việc S3 phải cung cấp driver mini OpenGL cho những trò chơi Quake .

Tính năng kỹ thuật ban đầu của S3 đạt tới tốc độ 125MHz nhưng lại có vấn đề liên quan tới nhiều lượng tỏa ra lớn vì thế mà những sản phẩm xuất đi cuối cùng có tốc độ từ 90-110MHz . Nhiều tạp chí và những trang web đã có hàng mẫu 125MHz để chạy thử .

Savage3D Supercharge về sau đạt tốc độ 120MHz , Hercules và STB đã bán Terminator BEAST và Nitro 3200 tốc độ tương ứng là 120/125MHz .

Trong thời gian này một số nhà sản xuất đã đưa ra những Card màn hình có thiết kế chuẩn với giá dưới 100$ có hiệu suất trong Game và chạy video chấp nhận được .

Giữa năm 1997 và 1998 số lượng những nhà cung cấp chip đồ họa rút khỏi thị trường ngày càng tăng trong đó có Cirrus Logic, Macronix, Alliance Semiconductor, Dynamic Pictures (bán sang 3DLabs), Tseng Labs, Chromatic Research (ATI mua lại ), Rendition ( bán cho Micron), AccelGraphics ( Evans & Sutherland mua lại), Chips and Technologies (Intel mua lại).

Tháng Một 1999 phát hành SiS 300 , là Card màn hình giá rẻ cho doanh nghiệp . SiS 300 có hiệu suất 3D tối thiểu của năm 1999 và 2D không bằng với hầu hết mọi đối thủ của SiS . Những thật may khi mà những nhà sản xuất OEM không e ngại vì những tính năng kỹ thuật của nó như làm cho họ thỏa mãn như bus nhớ 128-bit ( 64-bit trong phiên bản SiS 305 ) , hỗ trợ 32-bit màu , DirectX 6.0 ( DirectX 5 cho SiS 305 ) , Multi-Texturing , đầu ra TV-Out , và phần cứng giải mã MPEG2 .

SiS 315 tiếp theo trong tháng 12/2000 có thêm Bus nhớ 256-bit , hỗ trợ DirectX 8 , hỗ trợ AA Full-Screen , Pipeline pixel thứ hai , hỗ trợ T&L ( Transform and Light ) , bù chuyển động video DVD , hỗ trợ DVI . Hiệu suất của SiS 315 cạnh tranh với GeForce 2 MX200 .

Sis 315 là thành phần cơ bản để tạo thành chipset SiS 650 cho những Motherboard Socket 478 dùng cho Pentium 4 trong tháng 2/2001 và SiS 552 trong năm 2003 .

SiS 315 đang chạy với game Unreal Tournament 2003

Bên cạnh những sản phẩm giá rẻ của SiS cũng còn có những sản phẩm khác như Trident Blade 3D gần 65$ có khả năng trình diễn 3D ngang bằng với Intel i740 .

Trident cũng phát hành Blade 3D Turbo có tốc độ tăng từ 110MHz lên tới 135MHz , để cạnh tranh với Intel i752 . Tuy nhiên tai họa đổ ập xuống Trident khi bộ phận đồ họa tích hợp của họ liên kết với VIA bỗng nhiên bị dừng đột ngột khi VIA mua S3 Graphics trong tháng Tư 2000 .

Bộ phận kinh doanh đồ họa lõi của Trident sau đó phụ thuộc nhiều vào những chip giá rẻ với số lượng lớn , chủ yếu trong bộ phận mobile . Blade 3D Turbo đã cải tiến thành Blade T16 , T64 (143MHz) và XP (166MHz) . Sự phát triển 3D của Trident đã đi chậm hơn so với thị trường nên cuối cùng bộ phận đồ họa của Trident bị bán cho một công ty con của SiS là XGI trong tháng Sáu 2003 .

S3 Savage4 đã bắt kịp với những sản phẩm của SiS và Trident đưa ra . Card này được thông báo trong tháng Hai và bán lẻ từ tháng Năm với giá 100-130$ phụ thuộc vào model 16MB hoặc 32MB VRAM . Nhờ tính năng nén Texture của S3 trong Savage3D mà ngay cả chỉ với Bus nhớ 64-bit nhưng vẫn có thể thực hiện Texture lên tới 2048x2048 byte .

\"hinh18\"

18- Diamon Voper II Z200 ( dùng đồ họa S3 Savage4 )

Savage4 trở thành Card màn hình đầu tiên của S3 hỗ trợ Multi-Texture , và là Card màn hình đầu tiên hỗ trợ giao diện AGP 4x . Thậm chí ngay cả khi không cần cải thiện driver nhưng những tính năng kỹ thuật của nó với hiệu suất làm việc cạnh tranh được với những Card màn hình thế hệ trước của 3Dfx , NVIDIA và ATI .

Chu kì này lại lặp lại vào cuối năm khi Savage 2000 phát hành . Nó tốt hơn so với TNT 2 và Matrox G400 tại độ phân giải 1024x768 và thấp hơn , nhưng với độ phân giải 1280x1024 / 1600x1200 lại là câu chuyện khác .

Dòng Voodoo3 của 3Dfx đầu tiên có mặt trong tháng Ba , được hỗ trợ bởi chiến dịch quảng cáo sâu rộng kèm theo biểu tượng mới , nhưng lại có nhiều cấu trúc cũ . Nó vẫn duy trì 16-bit màu và hạn chế Texture 256x256 , và thiếu hỗ trợ phần cứng cho T&L . Những yếu tố trên là thảm họa cho những nhà phát triển Game và 3Dfx đã thất hứa khi không đưa ra cấu trúc hoàn toàn mới như đã hứa .

3Dfx đã đổ lỗi cho thất bại của mình là do ảnh hưởng của trận động đất trong thời gian đó . Một trong những dấu hiệu gây phiền toái cho 3Dfx khi họ công bố trong tháng 12 rằng API đồ họa Glide của họ trở thành nguồn mở , khi ấy DirectX và OpenGL đang tiếp tục tăng thị phần trong những nhà phát triển Game .

Tháng Ba , NVIDIA phát hành Riva TNT2 cùng với những Card màn hình theo nhãn hiệu Ultra có tốc độ lõi và VRAM nhanh hơn , trong khi ấy Matrox cho ra mắt dòng G400 .

TNT2 được TSMC sản xuất bằng công nghệ 250nm với hy vọng có hiệu suất cao hơn so với TNT ban đầu .

Riva TNT2 mạnh hơn so với Voodoo3 chỉ trừ những ứng dụng sử dụng tập lệnh 3DNow! của AMD kết nối với OpenGL . Theo kịp với 3Dfx và Matrox bằng việc TNT2 hỗ trợ đầu ra DVI cho màn hình phẳng .

Trong khi ấy , Matrox G400 có hiệu suất làm việc cao hơn cả Voodoo 3 và TNT2 trong hầu hết những trường hợp mặc dù hỗ trợ OpenGL vẫn còn hơi thấp . Với giá từ 199-299$ , Matrox G400 có mức giá tốt với hiệu suất làm việc cao , chất lượng hình ảnh tốt kèm theo những tính năng tiên tiến . Nó lại còn có khả năng dẫn ra 2 màn hình bằng bộ điều khiển 2 màn hình có tên gọi DualHead mà màn hình thứ hai đạt được độ phân giải 1280x1024 . Khởi xướng cho hỗ trợ nhiều màn hình .

G400 giới thiệu EMBM (Environment Mapped Bump Mapping) cung cấp những kết cấu hình ảnh tốt hơn . Để móc túi khách hàng nhiều hơn , G400 MAX có tốc độ cao hơn và với giá 250$ để trở thành Card màn hình cho người tiêu dùng thông thường nhanh nhất cho tới khi những Card màn hình dựa trên GeForce 256 dùng VRAM DDR xuất hiện vào đầu năm 2000 như Creative Labs 3D Blaster Annihilator Pro .

Sau đó Matrox tập tung cho thị trường đồ họa chuyên nghiệp và chỉ quay lại thị trường Game vào năm 2002 với Parhelia , hỗ trợ 3 màn hình không đủ hấp dẫn khi mà làn sóng Card màn hình mới có phần cứng tương thích với DirectX 9 .


Matrox G400 Tech đang chạy demo EMBM

Trong khi 3Dfx , NVIDIA và Matrox phát hành những sản phẩm mới cạnh tranh quyết liệt thì 3DLabs lại lún sâu vào Permedia 3 Create! . Đó là Card màn hình có thiết kế để dùng cho dân chuyên nghiệp có quan tâm tới Game . Chính vì thế mà 3DLabs ưu tiên những tính năng 2D hơn so với 3D để tận dụng những lợi thế của những kỹ sư đồ họa chuyên nghiệp sau khi họ mua lại Dynamic Picture hồi tháng Bảy 1998 , đó là những nhà thiết kế những Card Oxygen bậc nhất cho máy trạm .

Không may cho 3DLabs điều quan trọng nhất cho đồ họa máy trạm đó chính là độ phức tạp của những kiểu đa giác đã làm ảnh hưởng tới tốc độ lấp đầy của kết cấu ( Texture Fill Rate ) . Điều đó khác với những Card dùng trong Game khi mà những Card màn hình loại này lại quan tâm nhiều tới tốc độ lấp đầy các kết cấu hơn là độ phức tạp của các khung hình .

Với giá thành quá cao và vượt trội hơn so với TNT2 và Voodoo 3 trong những kịch bản của Game nhưng chưa đủ để tạo nên sự khác biệt từ các đối thủ cạnh tranh . Permedia 3 là nỗ lực cuối cùng của 3DLabs để chế tạo Card màn hình cho Game .

3DLabs đã cố gắng tạo ra GLINT R3 và R4 dựa trên Oxygen , có mức giá từ 299$ VX-1 tới 1499$ GVX 420 ; và Wildcat như Wildcat II-5100 có giá 2499$ dựa trên bộ vi xử lí đồ họa ParaScale của Intense3D ( được 3DLabs mua lại của Intergraph trong tháng Sáu 2000 ) .

3DLabs bắt đầu tích hợp đồ họa của mình thành dòng Wildcat từ năm 2002 , khi Creative Technology mua lại bộ xử lí P9 và P10 của công ty này.

3DLabs đã rời thị trường để bàn vào năm 2006 để tập tung cho những đồ họa media và sáp nhập với nhóm SoC của Creative và đổi tên thành ZiiLabs , về sau bị Intel mua lại trong tháng 11/2012 .

ATI đã có những bước tiến đáng kể từ khi Rage 128 được phát hành . Cuối năm 1998 , ATI đã thêm hỗ trợ AGP 4x và tăng tốc độ Rage 128 để trở thành phiên bản Pro có tính năng Ghi video ( Video Capture ) và đầu ra TV-Out .

Rage 128 Pro có hiệu suất trong Game ngang bằng với NVIDIA TNT 2 nhưng lại thấp hơn so với TNT 2 Ultra vì vậy ATI đã đưa ra dự án Project Aurora .

\"hinh19\"

19- ATI Rage Fury MAXX kết hợp 2 chip Rage 128 Pro vào một bảng mạch in

Khi có vẻ như ATI không có chip chiến thắng trong cuộc đua hiệu suất thì dự án trên thay đổi chiến thuật bằng việc phát hành Rage Fury MAXX , là sự kết hợp của 2 chip Rage 128 Pro vào một bảng mạch in . Những thông số kỹ thuật rất ấn tượng nhưng trên thực tế không bằng S3 Savage 2000 và GeForce 256 DDR . GeForce 256 DDR lại có giá 279$ so với 249$ của Rage Fury MAXX .

Chưa tới 2 tháng sau khi phát hành Rage Fury MAXX , NVIDIA thông báo GeForce 256 SDR từ 1/10 , tiếp theo tháng Một /2000 là phiên bản DDR .

GeForce 256 DDR là loại Card màn hình đầu tiên dùng loại bộ nhớ DDR , được TSMC sản xuất bằng công nghệ 220nm với 23 triệu bóng bán dẫn nó là loại Card màn hình đầu tiên sử dụng bộ vi xử lí đồ họa GPU (Graphics Processing Unit) thực sự , dựa trên việc thêm T&L .

GeForce 256 DDR cho phép GPU xử lí những tính toán đồ họa của những hình ảnh và vật thể 3D kết hợp với xử lí ánh sáng để tái tạo hình ảnh . Trước kia những nhiệm vụ này do CPU thực hiện có thể tạo ra những “nút thắt cổ chai dữ liệu” và những hạn chế các hiệu ứng chi tiết của hình ảnh .

NVIDIA demo bãi cỏ bằng GeForce 256

GeForce 256 là sản phẩm đầu tiên kết hợp giữa Shader pixel có thể lập tình được với việc dùng T&L . Bên cạnh đó nhờ việc kết hợp này cho phép NVIDIA tiến vào thị trường đồ họa chuyên nghiệp .

Một tháng sau phiên bản cho máy để bàn có mặt , NVIDIA thông báo một loạt những sản phẩm Card màn hình chuyên nghiệp có tên gọi Quadro , SGI VPro V3 và VR3 đều dựa trên GeForce 256 . Công nghệ đồ họa của NVIDIA lúc đó đã thừa hưởng công nghệ đồ họa của SGI sau khi NVIDIA được quyền truy cập tới sau thỏa thuận bản quyền chéo giữa NVIDIA với SGI trong tháng Bảy 1999 .

Doanh thu của NVIDIA năm 1999 đạt 374.5 triệu USD với lợi nhuận 41 triệu USD so với 158.2 triệu và 4.1 triệu của năm 1998 , so với doanh thu 13.3 triệu của năm 1997 .

Microsoft đã thanh toán cho NVIDIA ngay đầu tiên 200 triệu USD cho NV2A ( lõi đồ họa của Xbox ) và thêm 400 triệu USD cổ phiếu nữa trong tháng Tư .

Tuy nhiên những số liệu trên chưa thấm tháp gì so với doanh thu 1.2 tỉ USD của ATI với lợi nhuận 160 triệu USD của năm 1999 với 32% thị phần đồ họa . Nhưng về sau thị phần đồ họa mất đi đáng kể khi Intel cho ra mắt dòng Chipset 815 với đồ họa tích hợp .

 

( Còn nữa )

 

Phần 1 : Giai đoạn 1976 - 1995 : Những ngày đầu của đồ họa 3D thông thường

Phần 2

Phần 3 : Giai đoạn 1995 - 1999 : 3Dfx Voodoo là người thay đổi cuộc chơi

Phần 5 : Kỉ nguyên của NVIDIA đấu với ATI bắt đầu từ năm 2000 - 2006

Phần 6

Phần 7 : Sự xuất hiện của GPU để thực hiện những công việc thông thường - GPGPU

Phần 8

 

 

\"remote\"\"remote\"