Intel Lynnfield: Chi tiết và cấu trúc - phần cuối

CPU LGA1156 mới cũng kèm theo một Chipset mới – không có cách nâng cấp từ Intel P45 hay X58 trừ khi bạn mua một bo mạch chủ P55 khác để hỗ trợ CPU Lynnfield

CPU LGA1156 mới cũng kèm theo một Chipset mới – không có cách nâng cấp từ Intel P45 hay X58 trừ khi bạn mua một bo mạch chủ P55 khác để hỗ trợ CPU Lynnfield. Chipset P55 của Intel là Chip đơn, khác với những Motherboard trước đó mà có sự kết hợp của cả Chipset+Southbridge . 

Việc kết nối với Chipset P55 được thực hiện bằng liên kết DMI chuẩn cũng như tất cả các liên kết chip khác của Intel. Điều này khiến P55 trở thành một Southbridge tuyệt vời. Sự khác nhau giữa ICH10R và P55 là ở bước tiến vượt bậc từ ICH9 lên ICH10 .

Về mặt vật lí thì P55 khác hẳn bởi đây là lần đầu tiên Intel tạo ra một “Southbridge,” trong đó nhân chip được để lộ để kết nối trực tiếp với bộ điều nhiệt bên trên. Công nghệ sản xuất đã thu nhỏ nó từ 90nm xuống còn 65nm, và kích thước tổng cũng giảm đi – thậm chí cả trước khi tính đến việc Southbridge trước cần có Northbridge bổ sung. Do P55 chiếm ít diện tích bo mạch hơn so với các Chipset khác của Intel nên có thể sắp được tiếp nhận một số bo mạch chủ theo kích thước chuẩn ITX và SFF mini khác, và thậm chí cả bo mạch mini ITX với khe cắm 16x PCI-E.

 \"\"

\"\"

P55 có 8 lane PCI Express, tăng so với các Southbridge trước kia, nhưng không phải bo mạch chủ nào cũng có khe cắm đồ họa 8x . Một số kết nối PCI-E chắc chắn sẽ được sử dụng cho thiết bị ngoại vi tích hợp như mạch điều khiển FireWire và Gigabit Ethernet. Tuy nhiên Intel cũng đã cung cấp chipset PHY Gigabit Ethernet và Firewire sử dụng kết nối PCI truyền thống, vì thế chúng ta không cần loại trừ.  

Chúng ta đã từng thấy những bo mạch có khe cắm 4x PCI-E, nhưng vẫn không chạy SLI 3-way hoặc CrossFire với 03 card màn hình , bởi nguồn tín hiệu cho loại khe cắm đầu tiên và thứ hai khác với khe cắm thứ ba – CPU xử lí cho 2 cái đầu, còn chipset P55 cho cái thứ ba.

 \"\"

Tuy nhiên Intel rất úp mở về chức năng PCI-E của P55. Họ cho biết P55 hỗ trợ PCI Express ‘Thế hệ 2’, thường hoạt động ở tốc độ 5GT/giây đối với khe cắm 8x. Nhưng chính Intel lại nói: “Cổng PCI-E trên P55 hỗ trợ PCI Express 2.0 ở tốc độ 2.5 GT/giây. Tốc độ 5GT/giây (đặc trưng cho Thế hệ 2) là một thành phần không bắt buộc trong PCI-E 2.0 và không được hỗ trợ trên P55."

Hiện Intel vẫn chưa trả lời xem chính xác thì kết nối PCI-E của P55 ‘tương thích’ với 2.0 ở chỗ nào. Thậm chí ngay cả nếu Intel trả lời là ở “khả năng làm việc với thiết bị Thế hệ 2,” thì PCI Express vẫn được thiết kế để tương thích ngược, vì thế chúng ta có thể nói đơn giản rằng các lane PCI-E của P55 thực ra là kết nối PCI-E 1.1.  

P55 có 6 kết nối SATA 3Gbps, thường thì Matrix RAID hỗ trợ 0, 1, 0+1 và 5. Ngoài ra còn có điều khiển âm thanh chuẩn Azalia High Definition thường gặp để các hãng sản xuất bo mạch chủ có thể cấp phép cho hiệu ứng Dolby và DTS, trong đó cuối năm nay Dolby sẽ phát hành một phần mềm PC chuyên dụng cho media HD

 \"\"

Turbo Boost

Turbo Boost là một tính năng mà người dùng thường bỏ qua và vô hiệu hóa trên CPU Core i7 LGA1366 bởi việc tăng một bậc tỉ số nhân tần cũng không tăng được mấy tốc độ mà còn giảm khả năng overclock. Một số bo mạch chủ đủ thông minh để duy trì liên tục số nhân thêm này và thừa đủ chỗ cho overclocking, nhưng cái chính là Turbo Boost chẳng đáng để quan tâm, mặc dù là một ý tưởng tốt.  

Tuy nhiên Lynnfield lại khác.

Với một PCU (đơn vị quản lý điện năng – Power Control Unit ) cải tiến cho phép đo đạc dòng điện qua chip tốt hơn, Turbo Boost trong Lynnfield giúp tăng tỉ số nhân tần lên 4 hoặc 5 nấc – tối đa 665MHz. Con số tối đa này chỉ xuất hiện khi chạy với những ứng dụng 1 hoặc 2-Thread, và giúp Core i5-750 chậm hơn vượt qua cả Core i7-920 trong một số trường hợp.  

 \"\"


Có thể thấy Turbo Boost được cải tiến vượt qua cả tác dụng của overclocking trong nhiều trường hợp bởi nó đem lại cho bạn một chiếc CPU có khả năng tiết kiệm điện của Speed Step ( giảm tỉ số nhân tần đến 6 lần) hoặc chạy nhanh hơn khi cộng thêm tốc độ vượt trội của Turbo Boost mới (tăng gấp 5 lần). 

Ngoài khả năng overclock tuyệt vời, một số bo mạch chủ P55 hỗ trợ việc chuyển một số thiết lập có sẵn trong BIOS, vì thế bo mạch chủ có thể được overclock và tăng tốc khi cần (chơi game hoặc lập mã), nhưng sau đó lại chuyển về tốc độ bình thường khi bạn phải làm ít việc hơn – lướt web, xem phim hoặc chơi nhạc chẳng hạn.  

Bộ nhớ DDR3 

Như đã đề cập, mạch điều khiển bộ nhớ của Lynnfield có 2 kênh thay vì 3 kênh như Core i7 LGA1366 .  Cả 2 đều chỉ có thể làm việc với bộ nhớ DDR3, khác với mạch điều khiển bộ nhớ DDR2/DDR3 của AMD và CPU Phenom II của nó. Mạch điều khiển bộ nhớ của Lynnfield có tần số tối đa mặc định là 1,333MHz chứ không phải 1,066MHz của LGA1366 Core i7, nó cũng có khả năng overclock cao, thậm trí đã đạt đến tốc độ 2,300MHz với thanh nhớ và bo mạch chủ phù hợp.  

Là một mạch điều khiển 2 kênh, Lynnfield không phù hợp với CPU LGA1366 về dung lượng bộ nhớ. Với những ai muốn có trên 8GB bộ nhớ thì bộ 8GB (4GBx2) cũng sẽ ra mắt vào quý 4 năm nay, vì thế bạn có thể đưa 16GB bộ nhớ vào một bo mạch chủ LGA1156. Tuy nhiên các thanh nhớ DIMM  này cũng có giá cao hơn và khả năng overclock hạn chế. Và nếu bộ nhớ là thứ cần nhất với bạn thì bạn nên thử LGA 1366 và 6 khe cắm bộ nhớ của nó, khi đó bạn sẽ có đến 12GB.  

Lynnfield vẫn có cache L3 lớn (với Smart Cache và prefetch của CPU LGA1366 để bù đắp lượng băng thông thấp, nhưng mạch điều khiển bộ nhớ trong CPU LGA1366 vẫn mạnh hơn.

Còn về khả năng overclock thì bị hạn chế khá nhiều, bởi điện áp Uncore ( bao gồm những thành phần mạch điện tử không phải là Core ) không thể thay đổi được. Uncore chứa cache L3, mạch điều khiển bộ nhớ và mạch điều khiển PCI Express. Không rõ liệu toàn bộ Uncore có dùng một mức điện áp hay không, và tại sao nếu bộ nhớ sử dụng một điện áp thì bo mạch chủ lại không có khả năng thay đổi điện áp đó .  

 \"\"


Tuy nhiên điều này cũng chẳng tệ lắm, bởi điện áp Uncore có thể được bù đắp bởi những yếu tố khác như điện áp VTT (mà Asus vẫn gọi là IMC) cho phép làm việc với những bộ nhớ DDR3 có tốc độ cao .

QPI và PCI Express

Intel liên kết nhân xử lý, mạch điều khiển bộ nhớ và mạch điều khiển PCI-E qua bus QPI bên trong. Bus kết nối khe cắm bộ nhớ với khe cắm CPU cũng là liên kết QPI, thường gọi là QPI Link. Cũng như với những hệ thống LGA1366, QPI Link bắt nguồn từ Tốc độ cơ bản ( Base Clock ) và tỉ số nhân tần.  

Do không có liên kết QPI ngoại vi thực sự nào dẫn đến CPU Lynnfield (nơi tần số bus bằng với tần số Base Clock) nên sẽ có ý nghĩa hơn khi nói về việc nâng Base Clock lên trên 133MHz khi overclock Lynnfield so với QPI (như với CPU LGA1366 có bus QPI ngoại vi để nối CPU với chipset x58).  

Mạch điều khiển PCI-E 2.0 tích hợp của Lynnfield có tổng cộng 16 lane, có thể được tách thành 2 phần để mỗi card đồ họa có 8 lane. Nhiều người đồn rằng các nhà sản xuất bo mạch chủ có thể kết nối mạch điều khiển Lynnfield PCI-E với chip NF200 của Nvidia để có thêm lane PCI-E và SLI 3-way trên bo mạch chủ P55. Tương tự, một số loại chip bridge PCI-E như chip Lucid Hydra cũng có khả năng tương tự.  

Tuy nhiên, mặc dù chip NF200 có tới 32 lane PCI-E 2.0 nhưng chi phí thời gian trễ của việc sử dụng chip NF200 không đáng với cái lợi về băng thông. Cũng như với nền tảng LGA1366 Core i7 và X58, bạn không cần chip NF200 để có SLI: hầu hết mọi người đều có được nó với mức phí $5 trả cho Nvidia, cho dù bạn có muốn hay không. CrossFire của ATI cũng được mạch điều khiển  PCI-E trong Lynnfield hỗ trợ. 

 \"\"

Thời gian trễ Cache 

 \"\"


Thiết kế của CPU Lynnfield về cơ bản rất giống với CPU LGA1366 Core i7 nền tảng Bloomfield. Do đó cũng không có gì ngạc nhiên khi thời gian trễ cache của cả 2 đều bằng nhau. 

 \"\"\"\"