Intel Lynnfield: Chi tiết và cấu trúc - phần 1

Chưa đầy một năm trước, CPU Core i7 nền tảng Nehalem của Intel đã ra đời, và mặc dù mang cấu trúc cách mạng nhưng giá của nó vẫn ngoài tầm với đối với nhiều người. Thực ra đây cũng là chiến thuật của Intel
Chưa đầy một năm trước, CPU Core i7 nền tảng Nehalem của Intel đã ra đời, và mặc dù mang cấu trúc cách mạng nhưng giá của nó vẫn ngoài tầm với đối với nhiều người. Thực ra đây cũng là chiến thuật của Intel bởi sau đó họ sẽ ra tiếp một CPU cấu trúc Nehalem khác rẻ hơn để lấp khoảng cách giữa LGA775 Core 2 và LGA1366 Core i7. Lynnfield chính là CPU đó, và sản phẩm này đang được rất nhiều người chờ đón. 

 

Trong bài báo này chúng ta sẽ phân tích mọi điều về Lynnfield, từ việc nó là gì cho đến chỗ đứng của nó trên thị trường và những tính năng mong đợi. 

Intel Lynnfield là gì?

"Lynnfield" là mật danh cho một gia đinh CPU mới thấp hơn dòng Core i7-900 LGA1366, nhưng cao hơn bộ xử lý Core 2 LGA775. Gia đình Lynnfield gồm nhiều sản phẩm cả Core i5 và Core i7, sử dụng Socket LGA115. CPU Lynnfield được chia làm 2 dòng tùy thuộc vào việc nó có hỗ trợ Hyper-Threading không.   

\"\"
 
Core i5 thực ra ( tại thời điểm này) chỉ là CPU 4 nhân bình thường không hỗ trợ Hyper-Threading .

Cũng như với Core i7 LGA1366 hiện tại, chip Lynnfield Core i7 mới có thể xử lý hai luồng dữ liệu cùng một lúc trên mỗi nhân , có nghĩa là hỗ trợ Hyper-Threading . Thường thì điều này đồng nghĩa với việc Core i7 có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn. Tuy nhiên Hyper-Threading cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.

Khác với thiết kế Core i7 LGA1366 với mạch điều khiển bộ nhớ 3 kênh, cấu trúc CPU Lynnfield mới chỉ tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ 2 kênh, tức là bạn sẽ tiết kiệm được chi phí chung hay chi phí nâng cấp. Giống mạch điều khiển bộ nhớ LGA1366 Core i7, bạn chỉ có thể sử dụng những bộ nhớ có điện áp mặc định tối đa 1.65V.   

Với một mạch điều khiển bộ nhớ đơn giản hơn, Lynnfield chỉ cần 1,156 điểm tiếp xúc với khe cắm CPU, ở đây là khe cắm LGA1156. Khe cắm này không tương thích với LGA775 và LGA1366 và có cách bố trí chân khác nhau.

Hiện giờ Intel đã phân loại sản phẩm theo tên: 

\"*\"       LGA1156:

\"*\"       Core i5-700

\"*\"       Core i7-800

\"*\"       LGA1366

\"*\"       Core i7-900

Cách đặt tên này có thể nhằm giúp cho việc bán cả bộ PC dễ dàng hơn, bởi hệ thống GA1156 sẽ bán chạy nhờ tiếng tăm của Core i7. Tuy nhiên nó cũng khiến những ai muốn nâng cấp phải thật cẩn thận khi mua bộ Core i7 – liệu bạn cần mua bo mạch chủ và bộ nhớ cho Core i7 LGA1156 hay LGA1366? Hãy xem thật kỹ 3 chữ số cuối.

 \"\"


Theo bảng trên, CPU Lynnfield CPU kết nối với bo mạch chủ qua liên kết DMI  ( Direct Media Interface ) , còn CPU LGA1366 thì qua liên kết QPI  ( QuickPath Interconnect ) .

Liên kết DMI là Bus kết nối các chip với nhau tiêu chuẩn của Intel, và cho ta biết rằng Lynnfield là thiết kế CPU đầu tiên tích hợp mọi thứ cần thiết để xử lý băng thông tốc độ cao quanh bo mạch chủ. Cũng như mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp, có mạch điều khiển PCI Express tích hợp.

\"\"
 
Việc tích hợp mạch điều khiển PCI-E sẽ giúp giảm thời gian trễ giữa card đồ họa và CPU, nhưng qua kiểm nghiệm cho thấy chúng cũng không giúp tăng tốc độ khi sử dụng là mấy. Mạch điều khiển PCI-E có băng thông PCI-E 2.0 16 Lane, khác với 36 Lane của X58, nhưng ít nhất thì mạch điều khiển này cũng tương thích với cả SLI và CrossFire.

So sánh xung nhịp:

 \"\"


Tuy nhiên quan trọng hơn là, khi không có Chip Northbridge, các nhà thiết kế bo mạch chủ có thể tạo ra những bo mạch rất ít Chip . Nhất là với  MSI P55-GD65 là bo mạch tốt nhất trong việc cung cấp không gian cho khe cắm CPU để bạn có thể sử dụng một bộ điều nhiệt CPU lớn và một card đồ họa thật nóng. Chipset của Lynnfield là P55 Express của Intel, và Chip ICH10R cải tiến.

\"\"
 
Tuy nhiên việc thiếu Chipset thực trên LGA1156 có thể khiến các nhà sản xuất Chipset lúng túng – nhất là là NVIDIA, VIA, SiS và AMD bởi họ đều không có khả năng tạo ra một chipset LGA1156. Nhưng cũng đã khá lâu chúng ta ít thấy Chipset nForce Intel xuất hiện, vì thế sự mất mát này cũng chẳng lớn lắm. 

 \"\"

 \"\"\"\"