DDR3 và DDR4 qua những con số về băng thông

Có một câu hỏi lớn trong thời gian qua đó là Skylake với DDR4 đã làm lại những lợi ích như thế nào .

Dưới đây là những số liệu so sánh giữa 4 thế hệ mạch điều khiển bộ nhớ bao gồm 2 thế hệ 2-kênh và 2 thế hệ 4-kênh , để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu cho từng loại .

Chúng ta hãy so sánh Intel Ivy Bridge-E với mạch điều khiển 4-kênh DDR3 , Haswell mạch điều khiển 2-kênh DDR3 , Haswell-E với mạch điều khiển 4-kênh DDR4 và Skylake với mạch điều khiển 2-kênh DDR4 . Tất cả đều dựa trên kiểm nghiệm bằng AIDA64 tới từng băng thông bộ nhớ riêng biệt . Bạn đã từng nghe Skylake có phần điều khiển bộ nhớ rất tốt và chúng ta xem sự thực vấn đề này tới đâu .

Thời gian trễ CAS được dùng để áp dụng cho mỗi lớp tốc độ .

Tốc độ bộ nhớ

CAS của DDR3

CAS của DDR4

1600 MHz

10

 

1866 MHz

11

 

2133 MHz

11

15

2400 MHz

11

15

2666 MHz

11

15

2800 MHz

12

16

3000 MHz

 

16

3200 MHz

 

16

3333 MHz

 

16

3466 MHz

 

18

3600 MHz

 

18

Chúng ta chú ý tới bộ nhớ DDR4 sẽ thấy nó có CAS 15 , 16 rồi nhảy lên 18 bởi vì C17 không phải là thông số kỹ thuật chính thức . Và cũng như những bộ nhớ khác với tốc độ xung nhịp cao hơn thì CAS cũng cao hơn .

Tốc độ Đọc

 

\"\"

Những thanh màu Lam đại diện cho những cấu hình DDR3 , những thanh màu Đỏ đại diện cho cấu hình DDR4 .

Bảng kết quả cho thấy DD4 có CAS cao hơn nhưng lại không làm ảnh hưởng tới hiệu suất khi so sánh với DDR3 . Khi xem xét cùng tốc độ xung nhịp giữa DDR3 và DDR4 cho thấy DDR4 vẫn có băng thông lơn hơn so với DDR3 .

Một điều đáng quan tâm đó là phần điều khiển bộ nhớ của Haswell đã không làm tốt khi tốc độ bộ nhớ DDR3 lớn hơn 2400MHz . Với phần điều khiển bộ nhớ Skylake băng thông càng lớn khi tốc độ làm việc của bộ nhớ càng lớn ngay cả khi nó vượt qua cả tốc độ 3600MHz .

Kết luận : DDR4-3000 dùng với Skylake có băng thông vượt trội so với Ivy Bridge-E DDR3-1600 và Skylake 2-kênh có băng thông còn lớn hơn so với Ivy Bridge-E 4-kênh DDR3 .

Tốc độ Ghi

 

\"\"

 

Tốc độ Ghi của mạch điều khiển bộ nhớ DDR3 và DDR4 phản ánh gần tương tự như với tốc độ Đọc như phần trên .

Ivy Bridge-E 4-kênh cũng không  vượt qua được ngưỡng 2400MHz .

Mạch điều khiển bộ nhớ của Haswell-E 4-kênh luôn dưới mức ngưỡng 48000MB/s ngay cả khi làm việc với bộ nhớ có tốc độ cao hơn . Trong khi đó Intel đã thiết kế phần điều khiển bộ nhớ rất tốt trong Skylake và nó vượt qua những chip thế hệ trước , Haswell và Ivy Bridge-E , tại vị trí bộ nhớ đạt tốc độ từ 3200MHz trở lên .

Tốc độ copy

 

\"\"

 

Biểu đồ so sánh những hoạt động copy cho thấy cũng tương tự như những hoạt động Đọc . Haswell bắt đầu giảm khi tốc độ bộ nhớ đạt ngưỡng 2400MHz và hệ thống  DDR4 nhanh hơn DDR3 trong cùng tốc độ .

Chúng ta vẫn thấy sự vượt trội của Skylake với băng thông lớn hơn và từ tốc độ bộ nhớ 2400MHz trở đi chúng ta thấy Haswell2-kênh không thể theo kịp và bị Skylake bỏ xa .

Độ trễ

 

\"\"

CAS lớn khiến cho nhiều người cảm thấy hoài nghi về DDR4 mặc dù nó có băng thông lớn hơn nhưng với tốc độ bộ nhớ DDR4 thì thời gian trễ , tính theo mili giây , càng nhỏ , như trên biểu đồ .

 

Kết luận

Đầu tiên chúng ta dễ nhận thấy đó là mạch điều khiển bộ nhớ trong Skylake khác hẳn so với những mạch điều khiển bộ nhớ trong những bộ vi xử lí  thế hệ trước . Intel đã làm cho Skylake tốt hơn hẳn khi làm việc với bộ nhớ .

Thứ hai , CAS lớn hơn không làm ảnh hưởng tới điểm giao thời giữa DDR3 và DDR4 như đã từng xảy ra trước kia . Trước kia ở giai đoạn chuyển từ DDR2 sang DDR3 thì cùng tốc độ xung nhịp thì băng thông của DDR3 thấp hơn so với DDR2 .

Điều cần lưu ý thêm đó là DDR4 lại tiêu hao điện năng ít hơn , chạy mát hơn , băng thông lớn hơn và cho thấy nó là người kế thừa xứng đáng khi chuyển từ DDR3 .