Chờ đợi những gì ở năm 2010? – Phần 1

Công nghệ luôn không ngừng thay đổi và cứ mỗi năm người dùng lại được chứng kiến những tiến bộ mới trong lĩnh vực này. Và dưới đây là những tiến bộ đầy hứa hẹn mà bạn có thể mong chờ trong năm 2010.
Công nghệ luôn không ngừng thay đổi và cứ mỗi năm người dùng lại được chứng kiến những tiến bộ mới trong lĩnh vực này.   

 

Và dưới đây là những tiến bộ đầy hứa hẹn mà bạn có thể mong chờ trong năm 2010. 

 \"\"

Core i7 với dòng sản phẩm chủ đạo

Bộ ba CPU mới của Intel sẽ đem Nehalem đến với đông đảo người dùng 

Nehalem cho tất cả mọi người! Câu nói đơn giản này đã giải thích rõ cho dòng CPU mới nhất của Intel – một sản phẩm vừa làm hài lòng những khách hàng không dư dả, vừa đáp ứng nhu cầu của người dùng chuyên nghiệp. 

 \"\"

Nhưng tại sao một CPU kinh tế tuyệt vời như vậy lại được chào đón một cách dè dặt? Bởi CPU mới này của Intel đi kèm mới một khe cắm và một cấu trúc mới, buộc người dùng phải đưa ra một lựa chọn khó khăn: tiết kiệm tiền nhưng sẽ không được tiếp cận các sản phẩm tối tân nhất, hoặc cứ tiêu xài thoải mái mặc dù biết rằng loại CPU tiết kiệm kia cũng tốt gần bằng sản phẩm đắt tiền nhất.  

AMD và hy vọng vào chip 32nm  

Nhân Orochi mới, dựa trên Bulldozer, sẽ ra mắt vào năm 2011

Thậm chí khi Intel phát hành Core i7 hồi năm ngoái, AMD vẫn chưa có được một sản phẩm nào để cạnh tranh trên thị trường cao cấp. Nhưng giờ đây họ cho biết sẽ quay trở lại cuộc đua – nhưng phải đến năm 2011.  

Đó là khi mà chip Orochi dành cho dân chuyên nghiệp ra mắt. Dựa trên vi cấu trúc module “Bulldozer” mới, Orochi sẽ có từ 4 nhân trở lên và 8MB cache, hỗ trợ DDR2 hơn so với DDR3. Ban đầu công ty này hy vọng phát hành Bulldozer sớm hơn nhiều với công nghệ 45nm, nhưng sau đó phải hoãn lại để có thể tận dụng quy trình 32nm. Đối tác sản xuất của AMD là Global Foundries đến năm sau mới bắt tay vào sản xuất hợp đồng này. 

 \"\"

Còn với người dùng chủ đạo, AMD dự tính cung cấp một phiên bản mang tên Llano, có 4MB cache và hỗ trợ DDR3, một số phiên bản còn có nhân đồ họa tích hợp. 

Tuy nhiên từ giờ cho đến khi Orochi và Llano xuất hiện, AMD sẽ phải phụ thuộc vào nhân Deneb và Propos. Câu hỏi lớn ở đây là liệu Orochi có đi kèm với thiết kế khe cắm mới hay không. AMD vẫn chưa trả lời câu hỏi này, còn các nhà quan sát thì vẫn bất đồng xung quanh việc liệu AMD có thể tiếp tục sử dụng khe cắm AM3 cho chip được thiết kế lại hay không. Việc dùng lại AM3 sẽ khiến những người dùng trung thành rất hài lòng, mà AMD thì rất cẩn thận trong việc không buộc người dùng phải mua bo mạch chủ mới, vì thế khả năng tương thích AM3 là điều có thể dự đoán được.    

Tuy nhiên, khi mà Core i5 có tốc độ cao hơn, xung nhịp thấp hơn với một mức giá hợp lý, thì 2011 vẫn là quá xa với niềm hy vọng của AMD. 

PCI Express 3.0

Thông số kỹ thuật mới sẽ loại bỏ nút thắt cổ chai và cải tiến băng thông, nhưng khi nào chúng mới xuất hiện?

PCI Express 3.0 sẽ giúp tăng đáng kể băng thông và hiệu suất so với PCI-E 2.0. Điều tốt là do yêu cầu về băng thông đang được đẩy lên nhờ khả năng xử lý ngày càng mạnh của Card đồ họa, với bộ nhớ Video lên tới 2 GB trên card cao cấp; tính năng đồ họa cải tiến trong DirectX 11; và ldo nhiều GPU đưa ra trên một card duy nhất. 

PCI Express 3.0 sẽ đẩy băng thông tối đa từ 5 lên 8 GT ( GigaTransfer ) / giây. Tiêu chuẩn mới này cũng sử dụng bộ mã hóa 128- và 130-bit thay vì 8/10-bit, giúp cải thiện hiệu suất. Ngoài ra còn có các tính năng thêm như khả năng tối ưu hóa về tín hiệu cải tiến, bảo toàn dữ liệu tốt hơn mà  vẫn tương thích ngược với phần cứng PCI Express 1.0 và 2.0.

 \"\"

Tuy nhiên, vẫn chư rõ khi nào thì chúng ta sẽ được chứng kiến phần cứng PCI Express 3.0 thực sự. PCI-SIG, cơ quan chuẩn hóa chịu trách nhiệm về PCI Express 3.0 đã lùi thời hạn cuối cho phiên bản mới đến giữa năm 2011, lý do chính là vì nhu cầu lớn về khả năng tương thích ngược cũng như độ ổn định cao của hệ thống.

Thậm chí cả card đồ họa DirectX 11 thế hệ mới, Radeon HD 5000, vẫn chỉ là card PCI-E 2.0. Bo mạch chủ Intel P55 vừa ra mắt cũng sử dụng PCI-E 2.0. Nhưng tin tốt là giới hạn băng thông này sẽ không gặp trở ngại trong thế hệ GPU mới. Vì thế, mặc dù khá thất vọng khi thấy PCI Express 3.0 bị hoãn lại, nhưng chúng ta sẽ không gặp phải hạn chế về tốc độ trong tương lai gần. 

Đồ họa

Hãy tiết kiệm tiền đi – bởi thế hệ card video mới sắp chào đời 

Dự đoán về card đồ họa Direct3D 11 của AMD đã chinh thức chấm dứt. Bởi Radeon 5870 của AMD là card video GPU đơn nhanh nhất từng được kiểm định, gồm 2.15 tỉ transistor và 1600 Shader gói gọn trong một chip sản xuất bằng công nghệ 40nm.    

Còn Nvidia thì sao? Công ty này đang yên lặng khác thường trong lĩnh vực đồ họa cá nhân, tuy nhiên vẫn tung ra thiết kế mới với nền tảng di động Tegra và Ion. Thế hệ chip Fermi mới của họ tập trung vào chức năng tính toán (do đã đặt cược lớn vào CUDA), chưa thấy cải thiện nào trong các sản phẩm cá nhân như game PC, thậm chí không có cả thời gian phát hành card đồ họa Fermi ra thị trường máy trạm. Điều này có nghĩa là AMD đang có lợi thế hơn hẳn trong GPU thế hệ tiếp theo.

 \"\"

Và việc theo sau AMD hẳn sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của Nvidia, đồng thời cho phép AMD tham gia trò chơi giá – đặt giá cao hơn một chút cho những card phát hành sớm, trước khi đối thủ đưa ra được một GPU tương đương.   

Tốt hơn hết Nvidia nên nhanh chóng đưa GPU mới ra thị trường bởi Intel đã sẵn sàng tung ra một sản phẩm đáng gờm mang tên Larrabee. Dựa trên phiên bản đa nhân cải tiến trên cấu trúc x86, Larrabee sẽ ra mắt vào khoảng quý 1 hoặc quý 2 năm 2010. 

Xét về một số mặt thì các GPU mới này sẽ giúp nâng trải nghiệm game PC lên gần bằng game console, bởi DirectX 11 sẽ cải tiến các tính năng Tesselation trong Xbox 360 GPU. Tessellation dựa trên phần cứng là một tính năng khác hẳn so với các thế hệ DirectX trước kia, vốn sử dụng các hình tam giác  và đỉnh của chúng làm khung đồ họa cơ bản. Thay vì đó, các tấm này được chuyển sang đường dẫn xử lí Tessellation, có chứa các điểm quản lý giúp định vị những vùng có thể tự tạo tam giác bằng phần cứng. Cách làm này khác với cách làm trước kia, vốn yêu cầu ứng dụng tự tạo các hình tam giác được chuyển đến cho GPU.   

 \"\"

Điều này đồng nghĩa với việc dạng hình học có thể tự tạo khi cần, tạo nên các bề mặt phẳng hơn. Việc dùng Tessellation bằng phần cứng cũng giảm số bước mà các nhà thiết kế game cần dùng để tạo hình, bởi họ chỉ phải tạo một đại diện của đối tượng thay vì nhiều phiên bản với mức độ chi tiết khác nhau như trước kia. 

Một tính năng quan trọng khác nữa của DirectX 11 là khả năng tính toán Shader. Việc dùng bộ xử lý đồ họa cho các công việc tính toán chung đã trở thành một chủ đề nóng bỏng trong tg đồ họa. Các ứng dụng như chuyển mã video, bộ lọc Photoshop, và ứng dụng khoa học đều đóng góp vào hệ thống dấu phẩy nổi song song trong chip đồ họa. 

Tuy mục tiêu chính của DirectX 11 là hệ điều hành Windows 7 mới toanh của Microsoft, nhưng API mới lại chỉ chạy trên Windows Vista ( không có trong Windows XP ) . Để hỗ trợ DirectX 11 đầy đủ cũng phải cần phần cứng mới, nhưng một số tính năng – đặc biệt là xử lý đa tuyến – sẽ chạy trên cả phần cứng DX10-, DX10.1-, và DX9. vì thế những người sở hữu GPU cũ vẫn sẽ được hưởng cải tiến về tốc độ sau khi DirectX 11 chính thức ra đời vào cuối năm 2009. 

 \"\"