Bên trong SSD

SSD ( Solid State Drive ) là thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ Flash để lưu trữ những File và những chương trình . Trong ổ cứng ( HDD ) , cũng là thiết bị lưu trữ , nhưng những File và chương tình được lưu trữ trên những đĩa từ tính .

Bên trong SSD

 SSD ( Solid State Drive ) là thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ Flash để lưu trữ những File và những chương trình . Trong ổ cứng ( HDD ) , cũng là thiết bị lưu trữ , nhưng những File và chương tình được lưu trữ trên những đĩa từ tính .

Do dữ liệu được lưu trữ bằng điện tử nên SSD nhanh hơn so với những HDD với hai nguyên nhân

  • Không có sự biến đổi giữa thông tin từ trường thành những thông tin điện tử
  • Không có thành phần cơ khí do đó dữ liệu luôn luôn được sẵn sàng . Trong khi những HDD cần phải chờ để những đầu từ di chuyển tới vùng mà dữ liệu được lưu trữ vì thế mất thời gian .

Trong bài này chúng tôi sẽ mô tả những bộ phân bên trong SSD và những linh kiện chính ..

Dữ liệu được lưu trữ bên trong Chip nhớ nên SSD không có đĩa nên nếu ai đó có nói rằng đĩa SSD thì tức là sai và nêu dịch ra tiếng Việt từ SSD thành “bộ phận lưu trữ thể rắn” như nhiều trang báo đưa tin thì cũng không hợp lí vì trên thực tế nhiều từ kỹ thuật khi chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt là không sát và không hợp lí và vì thế chúng tôi chỉ nên gọi SSD cho đơn giản  .

Đầu tiên chúng ta đề cập tới kích thước bên ngoài . SSD cũng có một số kích thước vỏ bên ngoài khác nhau . Hầu hết chúng là kiểu 2.5 inch và 1.8 inch có cùng kích thước với HDD dùng trong máy xách tay .

Đó là điều quan trọng mà chúng ta nên biết vì thị trường mà SSD đầu tiên hướng tới chính là dùng cho máy xách tay chứ không phải máy để bàn có hai lí do : SSD tiêu thụ ít điện năng hơn so với HDD và dữ liệu bên trong ít bị ảnh hưởng khi máy bị rơi hoặc do va đập .

SSD có thể có một số giao diện khác nhau nhưng hầu hết sử dụng là SATA .

Hình bên dưới cho ta thấy SSD 2.5 inch dùng với giao diện SATA .

 \"\"

Bộ nhớ Flash

Bộ nhớ Flash là nơi dữ liệu được lưu trữ . Bạn sẽ thấy kiểu bộ nhớ này trong những ổ Flash USB bằng ngón tay cái , thẻ nhớ trong máy ảnh kỹ thuật số … chúng không bị mất dữ liệu khi tắt nguồn , khác hoàn toàn với bộ RAM trên Motherboard của máy tính . SSD rất đắt tiền do sử dụng nhiều bộ nhớ Flash .

Bộ nhớ flash được sản xuất theo hai kiểu công nghệ khác nhau : NAND và NOR .

\"\"

Do có chứa nhiều Bit dữ liệu bên trong nên những Chip MLC lại có tỉ lệ lỗi cao hơn . Điều đó là quan trọng cần phải lưu ý vì những lỗi này mà người dùng ít nhận thấy cho nên với những SSD dùng Chip nhớ Flash NAND MLC lại phải cần Chip điều khiển có cơ cấu sửa lỗi để nhận biết lỗi và tự động sửa lỗi . Như vậy việc nhận biết lỗi và sửa lỗi sẽ khiến cho những SSD MCL sẽ bị mất thời gian và sẽ tiêu thụ điện năng cao hơn . Như vậy những SSD dùng Chip MLC sẽ chậm hơn những SSD dùng Chip nhớ SLC .

Một điểm yếu nữa của Chip MLC đó chính là tuổi thọ của nó kém hơn so với Chip SLC . Những Chip SLC thông thường có chu kì Ghi / Xóa hơn 100.000 lần trong khi Chip MLC chỉ khoảng 10.000 lần chu kì Ghi / Xóa . Những Chip MLc rẻ tiền hơn còn có chu kì Ghi / Xóa thấp hơn .

Giả thiết bạn có SSD 64GB nếu dùng Chip SLC cho phép Ghi / Xóa 64GB 100.000 lần và nếu dùng Chip MLC thì con số Ghi / Xóa này sẽ là 10.000 lần cho 64GB .

Như vậy thì chúng sẽ dùng được trong bao lâu ? Điều này phụ thuộc vào số lượng Ghi/Xóa thực hiện trong mỗi ngày . Nếu tính trung bình mỗi ngày Ghi/Xóa 50GB thì SSD 64GB MCL sẽ dùng trong 35 năm ( 64 x 10.000 / 50GB / 365 ngày ) nhưng 64GB SLC sẽ dùng khoảng 350 năm .

Tất nhiên đó là con số ví dụ vì nó còn phụ thuộc vào những ứng dụng sử dụng . Và đó là những nguyên nhân tại sao trong môi trường doanh nghiệp người ta hay dùng SSD SLC thay vì MLC và SSD MLC sẽ dùng trong người tiêu dùng thông thường .