Làm thế nào sử dụng máy tính được an toàn ?

Ngày nay máy tính mà chúng ta sử dụng thật là yếu ớt dễ bị các chương trình độc hại (Malware) tấn công , ngay cả khi bạn không sử dụng Internet để nhận hoặc gửi thư , hoặc truy cập vào các trang Web
Nhiều khi bạn chỉ cần mang File dữ liệu ở đâu đó về và Copy vào máy tính của bạn là máy tính của bạn đã bị các chương trình không mong muốn cài vào .
 

\"\"

 
Máy tính của bạn nếu chỉ làm việc một mình với nó tức là "Bế quan toả cảng" , bạn chỉ cài các chương trình thông thường như : Windows , OFFICE , Vietkey ... , không bao giờ dùng Internet trên dó cũng như không bao giờ Copy vào máy tính của bạn dữ liệu ở đâu đó thì lúc đó máy tính của bạn mới không bị nhiễm các chương trình độc hại .
Với kiểu làm trên hoàn toàn ít phù hợp với những máy tính hiện nay , chúng ta luôn luôn dùng mạng Internet , thường xuyên phải trao đổi thư tín điện tử , rất hay phải chia xẻ những File dữ liệu . 
 
Như thế thì chúng ta hãy làm như thế nào để máy tính chúng ta được an toàn ?
 
Một điều xin các bạn nhớ rằng các chương trình Malware có trong máy tính của bạn xuất phát điểm đầu tiên là chính bạn là người đưa nó vào . Tại sao như vậy ? Chúng lây theo những con đường nào ? 
  • Bạn cài các chương trình mà trong đó đã chứa sẵn chúng như : các chương trình miễn phí , các chương trình trang trí máy tính cho đẹp lên , các chương trình mà bạn cho là tiện ích thú vị .
  • Bạn dùng chương trình truy cập mạng Internet không an toàn như : Internet Explorer hiện nay .
  • Bạn vào những trang Web mà ở đó có chứa những đoạn mã độc hại chỉ chờ bạn vào đó để nó nhảy xổ vào máy tính của bạn và chúng cười nói hớn hở trong máy tính của bạn .
  • Bạn nhận được bức thư đính kèm theo chương trình nguy hiểm , những đường Link đáng ngờ . Khi bạn bạn mở bức thư hoặc mở File đính kèm hoặc bấm vào đường Link và thế là Ale hấp máy tính của bạn đã bị bắt .
  • Bạn dùng Chat với ai đó và họ gửi cho bạn một đường Link để dẫn dụ bạn vào đó để xem một hình ảnh Sexy , một hình ảnh thú vị , một câu nói hay ho nào đó . Nhưng đó lại chính là " Viên đạn bọc đường ".
  • Bạn Copy file vào USB , vào đĩa mềm sau đó đưa vào máy tính của bạn , bạn mở nó ra và thế là một chương trình nguy hiểm nào đó đột nhập vào máy tính của bạn ngay tức thì .

Những chương trình kiểu Malware vào máy tính của chúng ta thì nó làm gì :

  • Chiếm bộ nhớ trong máy tính của bạn , làm cho máy tính của chúng ta bị chạy chậm hoặc bị treo máy .
  • Chiếm băng thông của đường truyền Internet làm cho toàn bộ hệ thống của bạn không thể dùng được mạng Internet hoặc làm cho đương truyền chạy chậm đi .
  • Cướp mất quyền điều khiển của chương trình Browser như chúng luôn luôn nhảy lên màn hình những trang Web linh tinh khiến chúng ta bực mình.
  • Lấy trộm những thông tin các nhân của chúng ta như : Password , như File dữ liệu ... để gửi tới một ai đó để làm việc mờ ám .
  • Xoá những dữ liệu của chúng ta trên ở cứng .
  • Tạo những cửa sau ( Back-door ) để cho kẻ nào đó lén truy cập vào máy tính của chúng ta và chúng làm gì thì chỉ có trời mới biết .
  • Hoặc ngay lập tức khi chúng năm vào máy tính của chúng ta thì đến một ngày giờ nào đó mới thức tỉnh và phá phách trong máy tính .
  • Làm hỏng máy tính : như đối với loại CIH chúng ghi đè lên BIOS , ghi đè lên ổ cứng những dữ liệu linh tinh .
  • Giả mạo hòm thư của chúng ta để gửi tới những địa chỉ được lưu trong Address Book .
  • Chúng tạo cho máy tính của chúng ta như một căn cứ để một lúc nào đó theo lệnh đồng loạt tấn công một hệ thống máy tính khác.
  • ......

Như vậy chúng ta phải làm gì ?

\"\"

 
Tôi nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì là đáng ngại cả .
  1. Máy tính của chúng ta cần có những tấm lá chắn chắc chắn để phòng ngừa .
  2. Chúng ta cần cảnh giác đối với những bức thư lạ , những đường Link lạ , có những tiêu đề lạ , nếu gặp thì bạn nên xoá ngay chúng đi nhất là những bức thư không có tiêu đề , hoặc tiêu đề mời gọi đánh thức trí tò mò của chúng ta ...
  3. Chúng ta nhận được thư đính kèm , hoặc muốn Copy gì đó vào máy tính thì trước khi mở File hãy dùng chương trình phòng chóng để kiểm tra trước, để tìm kiếm xem có chương trình độc hại đính kèm không .
  4. Trước khi cài các chương trình mà bạn cho là những tiện ích hay miễn phí thì bạn nên gọi tư vấn 1900.58.58.38 để xem có nên hay không hoặc cũng để xem có chương trình nào an toàn không .
  5. Máy tính của chúng ta không sử dụng mạng LAN thì bạn nên gỡ bỏ phần File and Printer Sharing....
    1. Số liệu của bạn luôn luôn phải lưu trữ ra ít nhất làm hai nơi và tốt nhất là một ngày làm một lần.
    2. Như vậy tấm lá chắn nên dùng là loại gì ?

\"\"

 

Chúng ta nên đồng ý một ý kiến như thế này , không một chương trình phòng chống nào có thể chống được hoàn toàn sự lây nhiễm , và chúng ta chỉ có thể an toàn mọi sự nhòm ngó được 90 - 95 % đã là một sự hạnh phúc lớn . Cũng giống như trong cuộc sống Virus lây nhiễm vào con người chúng ta bao giờ cũng đi trước thuốc hoặc Vacxin phòng chống và đối với các chương trình độc hại cũng như thế . Và nhiều khi chúng ta phải dùng tổ hợp các chương trình để phòng chống thì may ra mới đạt được hiệu qủa cao nhất . 

Theo ý kiến của chúng tôi thì hiện nay thì nên dùng các chương trình sau :

    • Để truy cập vào các trang Web thì nên dùng chương trình Mozilla FireFox để thay thế cho Internet Explorer hoặc bạn dùng bản IE8
    • Dùng chương trình Symantec AntiVirus Client 10.0 hoặc Kapersky để diệt Virus , Trojan ...
    • Dùng chương trình SpySweeper hoặc CounterSpy để diệt Spyware , Adware ...
    • Dùng thêm Adaware hoặc SpyBot là những bản miễn phí .
    • Dùng chương trình Firewall là ZoneAlarm Pro rất tốt để ngăn cản mọi tấn công trên mạng

    Bạn luôn luôn cập nhật và quét toàn bộ hệ thống ít nhất một tuần / lần

    Nhưng một điều bạn nên làm tốt nhất trong tất cả các loại chương trình phòng chống là bạn nên lưu trữ dữ liệu ra ít nhất làm hai nơi khác nhau nên một ngày / lần.
     

\"\"\"\"