Làm thế nào để chống lại nạn ăn cắp danh tính ?

Đánh cắp danh tính là một dạng tội phạm hiện đại thực hiện qua việc sử dụng tài khoản sec, thẻ tín dụng, số chứng minh thư và hệ thống ngân hàng tự động hóa.

Số các vụ đánh cắp danh tính đã tăng mạnh kể từ hồi thập niên 1990. Một cuộc điều tra của Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ cho thấy 3.7% tổng số người Mỹ nhận ra họ đã trở thành nạn nhân của việc đánh cắp danh tính trong năm 2005. Tức là hơn 8 triệu người Mỹ trong một năm – và đó mới chỉ là những người nhận ra rằng họ bị đánh cắp danh tính. 

Ảnh hưởng của việc đánh cắp danh tính có thể rất nặng nề. Nạn nhân có thể mất ngay vài trăm ngàn đôla, mất hàng giờ để làm rõ vấn đề, và danh tiếng bản thân bị hạ thấp. Tệ hơn, một số người bị đánh cắp danh tính hàng năm trời mà không biết, dẫn đến việc bị mất việc, không được vay nợ và bỏ lỡ các cơ hội khác chỉ vì có kẻ khác dùng tên họ để khai hóa đơn. 

Thật không may bởi việc tự bảo vệ mình khỏi loại tội phạm này không hề dễ dàng và đơn giản. Có rất nhiều cách để tội phạm thu thập thông tin của bạn, và chúng liên tục nghĩ ra những cách mới. Để đảm bảo an toàn cho danh tính (và tương lai) của mình, bạn cần một kế hoạch toàn diện và đầu óc tỉnh táo trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. 

\"\"1

Hãy hủy tất cả các giấy tờ không dùng đến có chứa thông tin nhạy cảm như số chứng minh thư hoặc số thẻ tín dụng. Đừng chỉ vo viên và ném chúng vào sọt rác, cũng đừng vứt bừa bãi quanh nhà.

Trong bài báo này chúng ta sẽ tìm hiểu cách đánh cắp danh tính mà bọn tội phạm vẫn dùng, đồng thời đưa ra cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. 

Đánh cắp danh tính là gì

Đánh cắp danh tính là một tội phạm – và là một trò lừa đảo. Tên tội phạm sử dụng thông tin cá nhân của người khác để tạo danh tính giả, hoặc dùng danh tính nạn nhân vào các hành động tội phạm. Thường thì mục đích của tên trộm là tiền. hắn có thể dùng số chứng minh thư của nạn nhân để đăng ký thẻ tín dụng, rồi cứ thế xài tiền mà khỏi phải lo chi trả bởi đã có nạn nhân trả giùm. Đôi khi, thông tin đánh cắp được dùng để tạo vỏ bọc cho những người nhập cư bất hợp pháp để họ có thể sống và làm việc tại những nơi không được phép. 

Dạng đánh cắp danh tính đơn giản nhất là trộm thẻ tín dụng hoặc sổ séc. Sau đó dùng thẻ hoặc viết séc vào tài khoản để mua hàng, hy vọng rằng người thu ngân không kiểm tra kỹ chữ ký hoặc xem lại ảnh thẻ. Đây là dạng cổ nhất, và tên trộm phải thực sự đánh cắp được thẻ hoặc sổ séc của bạn. 

Những tên trộm khác lại dùng thông tin có được để mua hàng bằng thẻ tín dụng mà không cần trộm thẻ của bạn. Ví dụ: bồi bàn tại một nhà hàng có thể bí mật ghi lại số thẻ tín dụng và tên bạn, sau đó tra địa chỉ của bạn, rồi lên mạng và mua hàng bằng tài khoản của bạn hoặc dùng thông tin đó để đăng ký dịch vụ điện thoại di động. 

Loại tội phạm nguy hiểm nhất có thể thâm nhập hoàn toàn vào đời sống tài chính của nạn nhân, làm giấy khai sinh giả, dùng số chứng minh thư để mở tài khoản tín dụng mới dưới tên nạn nhân và thậm chí vay tiền hoặc thế chấp với danh tính giả mạo này. Thậm chí tên trộm còn có thể dùng danh tính nạn nhân nếu hắn bị bắt, khiến nạn nhân vô tội cũng vạ lây. 

Rửa tiền

Thuật ngữ rửa tiền thường gắn liền với hành động chuyển tiền kiếm được bất hợp pháp sang dạng khác để cảnh sát không thể lần ra tội ác ban đầu. Và những kẻ đánh cắp danh tính đã sáng tạo ra một từ mới gọi là rửa séc. Hắn sẽ lấy một tấm séc bạn vừa dùng để trả tiền ở cửa hàng, dán băng dính lên chữ ký của bạn, rồi rửa tấm séc trong một loại dung môi để tẩy đi lượng mực bạn viết trên đó. Kết quả là một tấm séc trắng có chữ ký của bạn. Tên trộm sẽ dùng tấm séc này để mua bất cứ thứ gì hắn thích bằng tiền của bạn.

Tiếp theo hãy đến với những kỹ năng cơ bản trong việc bảo vệ danh tính của bạn. 

Thận trọng khi dùng thẻ

\"\"

Một số nguy cơ rất khó tránh. Mỗi khi đưa thẻ tín dụng cho thu ngân hoặc bồi bàn, có thể người đó sẽ đánh cắp thông tin của bạn.  

Điều đầu tiên bạn cần để bảo vệ thẻ tín dụng là hãy thật thận trọng khi dùng thẻ. Xem kỹ các thông báo ngân hàng và thẻ tín dụng, cẩn thận trước các giao dịch đáng ngờ, ghi lại cả những khoản chi nhỏ mà bạn không nhớ là mình đã chi, bởi nhiều khi tên trộm chỉ dùng tiền mua vài món lặt vặt để xem thẻ còn hoạt động không. Cẩn thận khi nhận được hóa đơn mà bạn không hề mua hàng – có kẻ đã đột nhập hòm thư để đọc số tài khoản của bạn. 

Tiếp theo tôi sẽ chỉ cho bạn cách bảo vệ danh tính trên mạng. 

Mỏ vàng cho những tên trộm

\"\"

Đọc kỹ sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng để đảm bảo không có các khoản chi bất thường.

Mạng Internet là nơi lý tưởng để đánh cắp danh tính ai đó. Bọn trộm cắp và tin tặc luôn tìm ra những cách mới để lấy được thứ chúng cần. Nhưng bước đầu tiên rất đơn giản: đừng cho đi thông tin của bạn. 

Cho dù post bài lên blog hoặc forum, đừng để lộ địa chỉ, số điện thoại, hoặc quan trọng nhất là số chứng minh thư. Nghe có vẻ đơn giản nhưng mọi việc không dừng lại ở đó. Tên trộm có thể sử dụng những thông tin cá nhân hắn biết về bạn như ngôi trường tiểu học hay tên con mèo nhà bạn để đột nhập vào hòm mail của bạn. 

Cẩn thận trước nạn phishing. Phishing là kiểu lừa đảo trong đó bạn nhận được một email giả mạo đến từ ngân hàng, cửa hàng hay một website đấu giá. Ví dụ như email thông báo website ngân hàng vừa được nâng cấp, và yêu cầu bạn cập nhật thông tin, kèm theo đường link tới trang web nào đó. Tại đây bạn có thể điền tên, số tài khoản và các thông tin quan trọng khác. Tên trộm sẽ thu gom các thông tin này và bán chúng đi. Những email phishing có thể giống thật đến nỗi cả những người dùng  Internet lâu năm cũng bị lừa. Vì thế hãy kiểm tra kỹ xem trang web đó có viết sai chính tả hoặc ngữ pháp không, và chú ý đến những vùng text mà thực ra là hình ảnh dùng để giấu đường link. 

Hãy dùng thẻ tín dụng khi mua hàng qua mạng. Thẻ ghi nợ thường không được bảo vệ gì nếu số thẻ bị đánh cắp và lợi dụng. Các hãng thẻ tín dụng thường giới hạn mức độ trách nhiệm của bạn trước các giao dịch giả, và bạn có thể khiếu nại nếu gặp giao dịch giả. Ngoài ra, đảm bảo rằng website bạn dùng để mua hàng đã được bảo vệ -- hầu hết các trang web đều có biểu tượng thông báo đã được mã hóa hay chưa. Đừng bao giờ mua hàng hoặc kiểm tra thông tin tài khoản trực tuyến trên máy tính công cộng hoặc mạng không dây công cộng. Và chỉ mua hàng ở những trang web danh tiếng. 

Tuy phishing là một kiểu lừa đảo khá bị động (cố lừa bạn trao thông tin cho tên trộm), nhưng còn có một số kiểu tấn công táo tợn hơn. Nhiều loại virus, sâu và trojan được thiết kế để cài phần mềm độc lên máy tính của bạn. Một số kèm phần mềm theo dõi bàn phím để ghi lại password bạn gõ. Vì thế hãy luôn cập nhật phần mềm diệt virus và dùng một trình duyệt web có chức năng khóa những mã thực thi như JavaScript. Nếu có mạng không dây tại nhà, hãy dùng phương pháp bảo mật mã hóa an toàn như WPA2. Và có lẽ quan trọng nhất, hãy dùng password đủ mạnh cho tài khoản.  

Tiếp theo hãy tìm hiểu một số kiểu lừa đánh cắp danh tính thường gặp. 

Những mánh lới cần đề phòng

Thư bưu điện là một nơi lý tưởng để bọn trộm danh tính hoành hành. Hóa đơn, sao kê tài khoản và đặc biệt là thông báo thẻ tín dụng là một vài trong số những công cụ ưa thích của trộm. Hãy đảm bảo an toàn cho hòm thư của mình. Khi gửi thư, hãy sử dụng phong bì an toàn để không ai đọc được nội dung bên trong hoặc soi trước ánh sáng để đọc thư. Hãy để ý đến số lượng thư bạn nhận được – tên trộm có thể ra thông báo thay đổi địa chỉ giả mạo.  

Máy ATM cũng rất dễ bị tấn công. Chỉ dùng máy ATM ở những nơi an toàn, đủ ánh sáng, và đừng dùng nếu có ai đó đứng quá gần hoặc có thể nhìn qua vai bạn. Chú ý những thay đổi với máy ATM, hoặc những ký hiệu dẫn đến một máy ATM gần đó. Bọn trộm có thể dùng máy quét thẻ rởm, thật chí là máy ATM giả để thu thập thông tin khi bạn đưa thẻ vào. Hãy chú ý đến cả máy ATM. Bọn trộm đã từng cài bộ đọc thẻ vào khe đút thẻ, và camera trên bàn phím để ghi lại số PIN bạn gõ. 

Thường thì bọn trộm không mấy khi đột nhập vào nhà bạn để đánh cắp giấy tờ, nhưng bạn vẫn cần cẩn thận hủy mọi giấy tờ nhạy cảm không dùng đến. Hãy giữ hóa đơn, báo cáo thuế và các giấy tờ quan trọng khác trong tủ có khóa. Hãy giữ gìn chúng cẩn thận hơn cả tiền mặt, bởi sự thực chúng còn quan trọng hơn tiền mặt.  Đừng bỏ qua những cuộc điện thoại hoặc thông báo mail không bình thường. Đừng dễ dàng cho đi thông tin của mình qua điện thoại. Nếu được một nhà sản xuất gọi đến để thông báo về một hóa đơn chưa trả, trong khi bạn không hề nhớ hóa đơn đó thì đừng cúp máy vội. Có thể kẻ nào đó đã sử dụng danh tính của bạn. Hãy thu thập mọi thông tin về vụ mua bán giả mạo đó để có thể đối chất sau này. 

Sử dụng tài khoản tiết kiệm

Tài khoản tiết kiệm có rất nhiều ưu điểm, nhưng một điều bạn ít nghĩ tới là: nó giúp giữ tiền của bạn an toàn khỏi những tên trộm danh tính. Nếu gửi một khoản tiền lớn trong tài khoản séc thì toàn bộ số tiền đó có nguy cơ mất trắng nếu ai đó đánh cắp được thẻ ghi nợ hoặc sổ séc của bạn. Một tài khoản tiết kiệm không phát hành được séc, không gắn với thẻ ghi nợ và vì thế tên trộm khó lòng tiếp cận được. 

Còn khi đã phát hiện mình vừa trở thành nạn nhân của một vụ đánh cắp danh tính thì sao? 

Thông báo mất cắp

Nếu phát hiện ra kẻ khác đã đánh cắp danh tính của bạn, quy trình xử lý thật không dễ dàng gì. Hãy nhớ: thường thì một vụ đánh cắp danh tính chỉ đem lại hậu quả khoảng $500, và nạn nhân thường không phải trả số tiền này. Thời gian trung bình để xử lý mỗi vụ việc là khoảng 4 tiếng, có một số ít vụ gây hậu quả vài chục ngàn đôla và mất nhiều năm để khắc phục, nhưng đây chỉ là số ít.  

Bước đầu tiên cần làm là gọi đến hãng thẻ và ra cảnh báo đối với thẻ của bạn. Cơ quan này sẽ gọi đến 2 cơ quan chính khác. Cảnh báo sẽ ngăn không cho ai mở tài khoản tín dụng mới dưới tên bạn dưới bất kỳ hình thức nào. Bạn cũng sẽ nhận được báo cáo tín dụng của mình  -- hãy kiểm tra lại và giữ liên lạc với cơ quan thẻ cho đến khi họ sửa lại các giao dịch giả hoặc các tài khoản giả mở dưới tên bạn. 

Tiếp đến hãy đóng tài khoản. Với nhiều người việc này thật bất tiện, nhưng đây là cách duy nhất để cấm tên trộm xài tiền và vay nợ dưới tên bạn. 

Nộp đơn khiếu nại tới chính quyền. Giữ lại mọi thứ liên quan đến vụ việc, tất cả các hóa đơn, báo cáo điện thoại, báo cáo tín dụng, sao kê tài khoản để phòng khi cần đến. 

Hủy hay không hủy

Cứ vài tháng lại có một công ty nào đó thông báo bị mất dữ liệu: kẻ nào đó đã trộm một chiếc laptop có chứa thông tin ngân hàng của khách, hoặc tin tặc đột nhập vào cơ sở dữ liệu thẻ tín dụng của công ty. Nếu bạn nhận được thư thông báo rằng thông tin của bạn có thể đã bị đánh cắp, liệu bạn có nên hủy mọi tài khoản của mình? Câu trả lời rất đơn giản: Có. Đây là cách duy nhất để đảm bảo an toàn 100%. Mặt khác, các thông báo này ngày càng trở nên phổ biến nên cách làm này cũng khó mà thực tế. Nếu tài khoản đó là tài khoản tín dụng thì hãy chú ý thật kỹ đến sao kê tài khoản. Nếu đó là tài khoản séc, hãy đổi tài khoản ngay. Và lần sau hãy dùng thẻ tín dụng.