7 nguyên nhân dùng dịch vụ DNS bên thứ 3 ( Third-Party )

Nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn chạy những máy chủ DNS cho bạn , nhưng có thể bạn không dùng chúng mà thay vào đó là máy chủ DNS bên thứ ba với những tính năng mà ISP của bạn không có .

 

Những máy chủ DNS bên thứ ba như OpenDNS , Google Public DNS và bây giờ chúng ta sẽ xem xét giải thích tại sao bạn lại muốn chay đổi máy chủ DNS .

 

Có thể cải thiện tốc độ

Những máy chủ DNS có thể nhanh hơn máy chủ DNS của nhà cung cấp IPS của bạn . Điều này không  bảo đảm chắc chắn vì nó sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lí của bạn , những máy chủ DNS bên thứ ba gần bạn tới mức như thế nào , và những máy chủ DNS của ISP chậm như thế nào .

Nếu tất cả những gì bạn quan tâm là tốc độ thì có thể chạy kiểm nghiệm benchmark DNS như Namebench . Nó sẽ thực hiện những yêu cầu DNS tới máy chủ DNS hiện tại của bạn và những máy chủ DNS khác , kiểm tra mỗi máy chủ có thời gian đáp ứng mức độ như thế nào .

 

 

Cải thiện độ tin cậy

Nếu nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn làm việc kèm , những máy chủ DNS của họ chạy không  nhanh và không ổn định , bạn có thể mất thời gian tải trang web hoặc tải trang web bị lỗi vì DNS mất thời gian để giải quyết công việc của bạn . Khi ấy bạn nên chuyển sang sử dụng máy chủ DNS của bên thứ ba để nâng cao độ tin cậy .

 

Quản lí trẻ em

Nếu bạn có trẻ em và muốn thiết lập bộ lọc web , có nhiều cách khác nhau để thực hiện công việc này . Một trong những cách dễ dàng nhất để cấu hình bộ lọc web đó là thay đổi DNS của bạn sang OpenDNS .

Thay đổi máy chủ DNS trong Router của bạn và bạn sẽ có thể cấu hình thiết lập “Parental Controls” trên trang web OpenDNS , cho phép bạn chặn những loại trang web nào đó và xem sự truy cập web từ mạng gia đình .

Tất nhiên việc này có thể bị loại bỏ nhưng nên nhớ là trẻ em không  nghĩ được những vấn đề như người lớn nên có thể việc làm trên là công cụ hữu hiệu để quản lí con trẻ của mình .

 

 

Chống Phishing

OpenDNS thực hiện bộ lọc để chặn những trang Phishing . Nhiều trình duyệt  mới đã tích hợp công cụ bảo vệ chống Phishing , nhưng nếu bạn đang dùng mạng sử dụng những máy tính Windows XP với Internet Explorer 6 thì việc sử dụng OpenDNS để bảo vệ không  có ý nghĩa gì nhiều .

Những dịch vụ DNS khác không  có tính năng này . Ví dụ Google Public DNS không  có bất kì tính năng lọc nội dung nào vì mục đích của nó là cung cấp dịch vụ DNS thật nhanh bỏ qua những thủ tục rườm rà .

 

 

Những tính năng an ninh

Những máy chủ DNS thứ ba như OpenDNS và Google Public DNS cũng có những tính năng an toàn khác mà nhiều máy chủ DNS của ISP không  có .

Ví dụ Google Public DNS hỗ trợ DNSSEC bảo đảm những yêu cầu DNS có chữ kí an ninh và chính xác . Máy chủ DNS của IPS của bạn có thể không thực hiện những tính năng an toàn như vậy .

 

Truy cập nội dung chặn theo khu vực

Đặc biệt những máy chủ DNS thứ ba cũng cho phép bạn truy cập tới những nội dung bị chặn thao khu vực địa lí . Ví dụ nếu bạn chuyển máy chủ DNS của mình sang Tunlr miễn phí sẽ cho phép bạn truy cập được tới những nội dung media như Netflix, Hulu, và BBC iPlayer dù bạn đang ở bất kì nơi nào trên thế giới . Khi máy tính của bạn thự hiện yêu cầu DNS , dịch vụ DNS đã thực hiện một số việc khiến cho dịch vụ nghĩ rằng bạn đang ở đâu đó trên thế giới . Điều này vô cùng tiện lợi , nó cho phép bạn truy cập tới những dịch vụ này trên mọi thiết bị chủi bằng cách thay đổi máy chủ NDS trên Router của bạn .

 

Vượt qua sự kiểm duyệt web

Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và một số quốc gia chặn những trang web ở mức DNS . Ví dụ , một ISP có thể chặn trang example.com bằng cách định hướng những danh mục DNS của mình tới một trang web khác . Nếu trang web bị chặn theo cách này  thì hãy thay đổi máy chủ DNs của bạn thành dịch vụ DNS bên thứ ba mà không chặn trang web đó để cho phép bạn truy cập tới .

Ví dụ thực tế đã xảy ra khi The Pirate Bay đã bị chặn tại Anh . Người dùng  ở  Anh đã thay đổi máy chủ DNS của họ để truy cập lại nó .

Lưu ý rằng một số trang web thường chặn theo mức IP thì cách thức trên không  làm việc được . Ví dụ tại Trung Quốc người ta dùng thủ thuật này để chặn những trang web bao gomò chặn cả mức DNS .

Namebench cũng có lựa chọn để kiểm tra máy chủ DNS xem có kiểm duyệt hay không  .

 

 

Để thay đổi địa chỉ máy chủ DNS trong máy tính bạn chỉ cần vào Control Panel > Network Connections , bạn sẽ thấy kết nối mạng của mình , bấm chuột phải vào đó rồi chọn Properties

 

 

Bấm đúp vào Internet Protocol Version 4(TCP/IPv4)

 

 

Đánh dấu tích vào Use the following DNS server addresses , rồi khai báo địa chỉ DNS tương ứng bạn muốn dùng .

Ví dụ nếu dùng Google DNS bạn cần khai báo tương ứng là

Preferred: 8.8.8.8
Alternate: 8.8.4.4

 

Còn của OpenDNS là

Preferred: 208.67.222.222
Alternate: 208.67.220.220