WiMAX làm việc như thế nào ?

WiMAX là tên viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access hay còn gọi là IEEE 802.16 .
  1. Giới thiệu WiMAX

 Hiện nay bạn có thể truy cập Internet bằng cách như thế nào ? Có 03 lựa chọn khác nhau cơ bản :

 

  • Truy cập băng thông rộng : Trong nhà , bạn có thể dùng DSL . Tại cơ quan bạn có thể dùng đường truyền T1 hoặc T3 .
  • Truy cập WiFi : Trong nhà bạn có thể thiết lập Router WiFi cho phép bạn lướt Web tại những vị trí khác nhau bằng máy tính xách tay . Ngoài đường bạn có thể tìm những điểm truy cập WiFi ( HotSpot ) trong khách sạn , quán Cafe , thư viện ...
  • Truy cập Dial-Up : Nếu bạn dùng phương pháp Dial-Up thông qua hệ thống điện thoại cố định khi mà không có sẵn hệ thống truy cập Internet băng thông rộng hoặc khi hệ thống DSL quá đắt .

 Vấn đề chính của Truy cập Internet băng thông rộng đó là giá thành và nó không vươn tới được mọi vùng .

Vấn đề của truy cập WiFi chính là phạm vi phủ sóng hẹp .

 Công nghệ mới nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề trên ? Công nghệ mới này cung cấp :

 

  • Dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao .
  • Không đắt hơn nhiều so truy cập bằng Cable DSL và dễ dàng mở rộng được ra những khu vực ngoại ô và những vùng nông thôn .
  • Phạm vi phủ sóng tương tự như điện thoại di động thay vì cho những trạm HotSpot WiFi nhỏ .

 

Hệ thống này đang dần dần được hình thành để đưa vào thực tế sử dụng , và nó được gọi là WiMAX .

 WiMAX là tên viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access  hay còn gọi là IEEE 802.16 .

 WiMAX có tiềm năng để truy cập Internet băng thông rộng như điện thoại di động đã làm . WiMAX có thể thay thế những dịch vụ DSL , cung cấp truy cập Internet phổ biến tại bất kì nơi nào mà bạn tới . WiMAX sẽ không như WiFi - bật máy tính lên là tự động kết nối tới Anten WiMAX có sẵn .

 

  1. WiMAX làm việc như thế nào

 Trên thực tế , WiMAX hoạt động tương tự như WiFi nhưng với tốc độ cao hơn , khoảng cách phủ sóng lớn hơn và cho số lượng người dùng nhiều hơn . WiMAX có khả năng vươn tới tại ngoại ô , khu vực nông thôn mà các công ty cung cấp truy cập Internet bằng hệ thống Cable DSL không vươn tới .

 Hệ thống WiMAX có hai phần :

 

  • Tháp WiMAX : tương tự như tháp của điện thoại di động . Một tháp WiMAX có thể cung cấp phạm vi phủ sóng lên tới 8000 km2 .

 

\"/\"

 

Hình 1 : Tháp WiMAX

 

  • Bộ phận thu WiMAX : bộ phận thu và Anten có thể dùng bằng hộp nhỏ hoặc Card PCMCIA hoặc được tích hợp bên trong máy tính xách tay như cách mà Truy cập WiFi đã thực làm hiện nay .

 Một trạm Tháp WiMAX có thể nối trực tiếp tới Internet bằng băng thông rộng , kết nối bằng dây dẫn ( Ví dụ : đường truyền T3 ) . Nó cũng có thể nối với trạm Tháp WiMAX khác bằng con đường nhìn thẳng ( line of sight ) , liên kết bằng sóng cực ngắn.  Kết nối này tới Tháp WiMAX thứ hai ( truyền tín hiệu từ điểm này sang điểm khác , các điểm này có tên gọi là Backhaul ) cho phép một Tháp WiMAX có thể phủ sóng lên tới 8000 km2 . Điều này cho phép WiMAX cung cấp Internet tới những vùng sâu vùng xa .

 

 

\"/\"

Hình 2

 

Từ những vấn đề kể trên cho thấy WiMAX có thể cung cấp hai dạng dịch vụ không dây :

  

  • Dịch vụ không theo con đường nhìn thằng ( Non – line – of – sight ) là một loại WiFi , ở đó Anten nhỏ của mỗi máy tính nối tới các Tháp WiMAX . Với kiểu này , WiMAX sử dụng dải tần số thấp 2GH tới 11GHz ( tương tự như WiFi ) . Những sóng tín hiệu này ít bị ảnh hưởng bởi các vật chắn , chúng có khả năng nhiễu xạ tốt hơn hoặc uốn cong xung quanh vật thể chắn .
  • Dịch vụ theo con đường nhìn thẳng ( Line – of – sight ) , ở đó những điểm Anten đĩa cố định trên Tháp WiMAX có thể nhìn trực tiếp thấy nhau có nghĩa là không bị vật thể chắn trên đường truyền . Sự kết nối Line – of – sight cho tín hiệu khoẻ hơn và ổn định hơn , do đó mà nó có khả năng gửi nhiều dữ liệu tín hiệu mà ít lỗi . Với dịch vụ truyền tín hiệu này tần số truyền tín hiệu đạt được 66GHz . Với tần số cao hơn sẽ có ít nhiễu và băng thông rộng hơn .

 Truy cập kiểu WiFi trên sẽ bị hạn chế với bán kính từ 8km tới 11km tương tự như vùng phủ sóng của điện thoại di động .

 

  1. WiMAX có thể làm những gì ?

 WiMAX hoạt động với cùng một nguyên lí chung như WiFi – nó gửi dữ liệu từ một máy tính tới máy khác bằng tín hiệu sóng Radio . Máy tính được trang bị WiMAX sẽ nhận dữ liệu từ trạm truyền WiMAX , nó có thể dùng những từ khoá để mã hoá dữ liệu để ngăn chặn việc ngăn trộm dữ liệu hoặc truy cập vào máy tính bất hợp pháp .

 Kết nối WiFi nhanh nhất hiện nay có tốc độ lên tới 54Mb/s trong những điều kiện tối ưu . WiMAX có khả năng đạt tốc độ lên tới 70Mb/s . Mặc dù có thể với tốc độ 70Mb/s được chia cho nhiều người dùng , nhưng dù sao tốc độ thấp nhất cũng tương đương với tốc độ truyền của Cable-Modem cho mỗi người dùng .

 Sự khác nhau lớn nhất ở đây không phải là tốc độ : mà đó chính là khoảng cách . WiMAX vượt xa khoảng cách của WiFi . Cự li phủ sóng của WiFi khoảng 30-100 m , trong khi đó WiMAX có thể đạt được tới 50km . Việc tăng cự li phủ sóng liên quan nhiều tới công suất của máy phát . Tất nhiên với khoảng cách như vậy thì địa hình , thời tiết và những toà nhà cao tầng lớn sẽ làm giảm bán kính phủ sóng của WiMAX . Nhưng dù sao đi nữa khả năng phủ sóng của WiMAX vẫn vượt trội so với WiFi .

 Tính năng kỹ thuật của IEEE 802.16

 

  • Bán kính 50km với tâm điểm là Trạm WiMAX
  • Tốc độ 70Mb/s
  • Không cần Line-of-sight giữa người dùng và trạm WiMAX
  • Dải tần số làm việc 2-11GHz và 10-66 GHz
  • Đặc điểm của nó cho cả hai lớp MAC và lớp Physical và cho phép những tính năng kỹ thuật của nhiều lớp Physical ( Các bạn xem : những lớp OSI ) .

 \"/\"