Tổng quan về DVD

Mới thoạt nhìn qua , đĩa DVD có thể nhầm lẫn với đĩa CD : cả hai đều là đĩa nhựa có đường kính 120mm và dày 1.2mm , cả hai đều dựa vào tia Laser để đọc dữ liệu được lưu trữ trên đó trong những rãnh hình xoắn trôn ốc .
1.Công nghệ
 
Mới thoạt nhìn qua , đĩa DVD có thể nhầm lẫn với đĩa CD : cả hai đều là đĩa nhựa có đường kính 120mm và dày 1.2mm , cả hai đều dựa vào tia Laser để đọc dữ liệu được lưu trữ trên đó trong những rãnh hình xoắn trôn ốc . Và cùng với những điều tương tự như thế nhưng trên thực tế dữ liệu có thể được lưu trữ trên DVD có dung lượng ít nhất gấp 7 lần so với đĩa CD và có yêu cầu chặt chẽ đến độ sai số hơn so với CD .
 
Đầu tiên những rãnh trên đĩa DVD nhiều hơn so với VCD trên một đĩa . Cự li giữa các rãnh ( pitch) giảm xuống còn 0.74 micron bằng một nửa so với 1.6 micron của đĩa CD . Những Pit , là nơi dữ liệu được lưu trữ , cũng nhỏ hơn nhiều nên cho phép trên một rãnh có nhiều Pit . Chiều dài nhỏ nhất một Pit của đĩa một lớp ( Single Layer ) DVD là 0.4 micron trong khi của đĩa CD là 0.834 micron . Số của Pit liên quan trực tiếp đến dung lượng của đĩa DVD , giá trị Pitch giảm xuống và số lượng Pit tăng lên nên cho phép đĩa DVD-ROM có dung lượng gấp 4 lần đĩa CD-ROM .
 

\"\"

 
Pit nhỏ hơn có nghĩa là vết của tia Laser nhỏ hơn và trong DVD bước sóng của tia Laser giảm từ 780nm đối với tia sáng hồng ngoại trong đĩa CD chuẩn xuống còn 635nm hoặc 650nm đối với ánh sáng đỏ .
 
Thứ hai , đặc tính của DVD cho phép thông tin được quét từ nhiều hơn một lớp bằng cách thay đổi độ hội tụ của tia Laser đọc . Thay thế lớp phản xạ mờ , nó có thể được dùng lớp trong suốt cùng với lớp phản xạ mờ ở đằng sau để mang được nhiều dữ liệu hơn .
 
Điều này không có nghĩa dung lượng tăng lên gấp đôi bởi vì lớp thứ hai không thể dày đặc như đĩa một lớp nhưng nó cho phép đĩa một mặt có dung lượng lên tới 8.5GB .
Một điều thú vị DVD là lớp dữ liệu thứ hai của đĩa có thể được đọc từ bên tỏng ra đến bên ngoài và từ ngoài vào trong . Trong đĩa đĩa CD chuẩn , thông tin thường được lưu trữ đầu tiên từ tâm của đĩa . Cũng cùng đúng như thế đối với đĩa một lớp và đĩa DVD hai lớp , nhưng lớp thứ hai của mỗi đĩa có thể bao gồm dữ liệu được ghi theo kiểu hướng ngược lại hoặc trong những rãnh xoắn dành riêng . Cùng với đặc điểm này nó chỉ cần ngay lập tức hội tụ lại thấu kính từ mặt phản xạ này tới mặt phản xạ khác .
 

\"\"

 
Thứ ba DVD cho phép dùng đĩa hai mặt . Để thuận tiện cho việc hội tụ tia Laser trên một Pit nhỏ hơn , nhà sản xuất dùng chất làm nền nhựa mỏng hơn là dùng trong đĩa CD , như thế sẽ làm giảm độ sâu của lớp của đĩa nhựa và tia Laser có thể xuyên qua để tới những Pit . Kết quả của sự làm cho đĩa mỏng hơn là đĩa có bề dày 0.6 mm bằng một nửa của đĩa CD . Như vậy là dung lượng của đĩa sẽ tăng lên gấp đôi do sử dụng đĩa 02 mặt . Chú ý rằng đĩa một mặt vând có 02 lớp nền thậm trí một lớp không có khả năng lưu trữ dữ liệu .
 

\"\"

 
Cuối cùng , DVD làm cho cấu trúc dữ liệu trên đĩa lưu trữ được hiệu quả cao hơn . Khi CD phát triển vào cuối năm 1970 , nó được dùng trong những công việc yêu cầu chất lương jcao và hệ thống liên quan đến tính chính xác của dữ liệu đã được đặt ra , nhưng đối với DVD thì do tích hợp dữ liệu cao nên có hệ thống sửa lỗi  kiểu ECC (error correction code) .
 
2. Hệ thống File
 
Một trong ưu điểm chính của DVD là tiếp nhận tất cả những gì liên quan đến công việc sử dụng đĩa CD như : lưu trữ dữ liệu , âm thanh , Video hoặc hôn hợp cả ba thứ đó , trong cùng một cấu trúc gọi là UDF (Universal Disc Format) , được phát triển bởi OSTA ( Optical Storage Technology Association) .
 
Những file có cấu trúc UDF có thể truy cập được bằng mọi Drive , máy tính hoặc thiết bị Video , nó cho phép tương thích với những giao diện của hệ điều hành cũng giống như đối với chuẩn CD tươngthích với  ISO 9660 .
 
Cũng tương tự như vậy đối với DVD , UDF cũng quy định cho kiểu Read-only và Writable . Nó là tập hợp của UDF Revision 1.02 với tính năng kỹ thuật MicroUDF (M-UDF) .
 
Bởi vì UDF không hỗ trợ Windows cho tới phiên bản Windows 98 , những nhà cung cấp DVD đã tạm thời dùng kiểu định dạng gọi là UDF Bridge nó là lai ghép của UDF và ISO 9660 . Windows 95 OCR hỗ trợ UDF Bridge , nhưng các phiên bản trước đó thì không .
 
Đĩa DVD-ROM dùng kiểu định dạng UDF Bridge , nó không có phần mở rộng kiểu Joliet ( được phát triển bởi Microsoft để cho phép CD ghi được với tên file dạng dài và dùng Font Unicode , nó cho phép tên file được 64 kí tự và kể cả khoảng trống ) . Chính vì thế khi đó phải dùng công cụ có tên là Premastering nhưng không có phần mở rộng Joliet để thêm vào đặc điểm trên . Windows 98 đọc được UDF nhưng lại có vấn đề đối với UDF với tên file quá dài .
 
Đĩa DVD-Video chỉ dùng UDF với đặc điểm của UDF và ISO 13346 để cho phép dùng trên hệ thóng máy vi tính . Chúng không dùng ISO 9660 . File dạng DVD-Video có kích thước không lớn hơn 1GB và được ghi theo phần mở rộng duy nhất ( có nghĩa là một dãy liên tục ) . Thư mục đầu tiên trên đĩa phải là VIDEO_TS bao gồm tất cả các file , và tất cả tên file phải là định dạng kiểu 8.3 (filename.ext) .
 
Đĩa DVD-Audio chỉ dùng UDF cho dữ liệu lưu trữ một vùng riêng biệt trên đĩa gọi là "DVD-Audio zone" và theo thư mục AUDIO_TS.
3. DVD-ROM
 

\"\"

 
Cũng như mọi đĩa DVD có một chút sự phân biệt giữa ổ DVD-ROM với ổ CD-ROM thông thường là chỉ có Logo DVD ở mặt trước của ổ đĩa . Thậm trí bên trong ổ cũng có nhiều phần hình dáng và kích thước tương tự nhau như : giao diện ATAPI hoặc SCSI và bộ phận truyền dẫn cũng giống như ổ CDROM .
 
Dữ liệu CD-ROM được ghi gần với bề mặt trên của đĩa . Lớp dữ liệu của DVD được ghi thẳng vào giữa do đó đĩa DVD có thể có 02 mặt . Do vậy Laser lắp trong ổ DVD phức tạp hơn đối với phàn Laser của ổ CD , nó cho phép đọc được cả đĩa dạng CD và DVD-ROM . Trong giải pháp trước kia có cặp thấu kính trên trục xoay : một để hội tụ lớp dữ liệu trên đĩa DVD và một để đọc đĩa CD thông thường . Về sau có nhiều giải pháp thiết kế đưa ra về việc này . Ví dụ thiết kế của Sony tách riêng hai đèn laser một cho CD ( bước sóng 780nm) và một cho DVD ( bước sóng 650nm) . Nhiều ổ CD của Panasonic dùng phương pháp chụp ảnh giao thoa Laser để hội tụ tia Laser tại hai điểm riêng biệt .
 
Trục quay ổ DVD-ROM tốc độ chậm hơn so với tốc độ trục quay của ổ CD-ROM . Do đó gõi dữ liệu đọc được trên DVD nhiều hơn gói dữ liệu đọc được trên đĩa CD . Ổ đĩa CD-ROM 1x có tốc độ truyền dữ liệu cao nhất là 150KBps , ổ DVD-ROM 1x có thể truyền dữ liệu cao nhất là 1250 KBps , cao gấp hơn 8 lần so với ổ CD-ROM 1x.
 
Ổ DVD-ROM trở nên thông dụng vào đầu năm 1997 với tốc độ 1x cũng có thể đọc được đĩa CD-ROM 12x . Vào đầu năm 1998 ổ DVD-ROM Multispeed đã có mặt trên thị trường và có khả năng đọc với tốc độ gấp đôi là 2700 KBps và cuối năm đó DVD đọc được với tốc độ 5x . Một năm sau đạt được tốc độ 6x ( 8100 KBps) và đọc được đĩa CD-ROM 32x . Vào cuối năm 2001 tốc độ DVD đạt được là 16x và CD-ROM đạt được 40x .
 
Không có thuật ngữ để mô tả thế hệ khác nhau của ổ DVD-ROM . Mặc dầu như thế , thế hệ thứ 2 ( DVD II) thông thường được gọi là ổ 2x có thể đọc được đĩa dạng CD-R/CD-RW và thế hệ thứ 3 ( DVD III) thông thường gọi là 5x ( hoặc 4.8x hoặc 6x ) có khả năng đọc được DVD-RAM.
 
4.DVD-Video
 
DVD-Video thông thường được mã hoá từ kiểu Video số dạng MPEG-2 . MPEG-2 cho hình ảnh sắc nét hơn , bức hình rõ ràng hơn MPEG-1 . Mã hoá Video MPEG-2 dùng 480 dòng kẻ ngang / hình ảnh ( 720 x 480 pixel ) trong khi đó 425 dòng kẻ đối với Laser disc và 250 cho tới 270 dòng cho Video dạng VHS.
 
Đĩa DVD-Video một mặt (DVD-5) được thiết kế để cho phim 133 phút . Mã hoá MPEG-2 dùng kỹ thuật nén Lossy (nó là phương thức nén bằng cách bỏ bớt dữ liệu : kết quả của nó kích thước file nhỏ hơn ) nó bỏ bớt những thông tin thừa ( như là vùng hình ảnh không thay đổi ) và những thông tin mà mắt người không nhận biết được  . Cùng với phương thức nén MPEG2 và FMV ( Full-Motion Video - Video được sản xuất dạng NTFS với 30 FPS , PAL với 25 FPS và nến MPEG 30 FPS ) cần tốc độ truyền dữ liệu cao nhất 3500 Kbit/s . Âm thanh số Surround - theo các hướng : trung tâm , trái , phải , rìa trái , rìa phải và thêm Subwoofer không định hướng - yêu cầu tốc độ 384 Kbit/s . Thêm với rãnh để lưu trữ phụ đề nên dung lượng tổng cộng tăng tới 4692 Kbit/s - hoặc 586.5 KB - cho 133 phút phim Video . Tổng cộng yêu cầu dữ liệu lưu trữ 4.68GB . Với tốc độ truyền dữ liệu cao kết quả là chất lượng hình ảnh , âm thanh tăng lên và không cảm nhận được sự khác biệt với tốc độ trên 6Mb/s .
 
Kết quả những phim dạng DVD-Video cho chất lượng hình ảnh tốt hơn so với dạng Tape , LaserDisc . Hơn thế nữa dạng DVD-Video hỗ trợ nhiều tỉ lệ hình ảnh như 16:9 , 4:3 , và DVD-Video cũng hỗ trợ 32 phụ đề khác nhau .
 
Đối với đĩa hai lớp (DVD-9) có dung lượng lưu trữ lên tới 240 phút . đĩa hai mặt ( DVD-10) dung lượng thời gian lưư trữ hơn 266 phút .
 
Có hai cách để ghi dữ liệu DVD lên mặt đĩa : PTP (parallel track path) , OTP (opposite track path) . Trong đĩa PTP cả hai lớp được đọc từ trong dĩa ra bên ngoài đĩa , ngược lại trong đĩa OTP đọc lớp bên ngoài từ trong ra ngoài và sau đó quay lại đối với lớp bên trong . Điều này cho phép đĩa đọc cả hai lớp gần như liên tục chỉ có một thời gian ngắn để hội tụ lại thấu kính tương ứng với lớp dữ liệu .
 5. DVD - Audio
 
Chúng ta nên lưu ý rằng ngay từ đầu thiết bị lưu trữ quang được sản xuất khong dành cho mục đích dùng cho hệ thống âm thanh CD . Về sau khi có sự phát triển giữa tín hiệu âm thanh số với dữ liệu số liên quan chặt chẽ tới nhau . Vài năm sau nền công nghiệp máy vi tính nhận ra rằng CD chính là phần lưu trữ hoàn hảo cho âm thanh , cho tới năm 1990 , CD-ROM đã thành tiêu chuẩn cho những thiết bị trong máy vi tính .
 
Những ứng dụng tiên tiến nhất trong nền công nghiệp máy vi tính được áp dụng trong lưu trữ quang , nền công nghiệp âm thanh đã dùng những kỹ thuật , những công nghệ làm thành những Album , những thiết bị nghe đại chúng . Trong quá trình đi tìm một kỹ thuật để cho chất lượng âm thanh cao hơn CD thì người ta đã nghĩ tới kiểu DVD-Audio trở thành thế hệ tiếp theo trong sự phát triển đó . Trong số chúng bao gồm SACD (Super Audio CD) và DAD  (Digital Audio Disc) . Khi một trong số đó đã vượt lên với tần số lấy mẫu của âm thanh là 96KHz và mã hoá 24-bit để thay thế với chuẩn hiện tại là 16-bit/44.1 KHz. Định dạng kiểu SACD tương thích với tất cả các loại định dạng trước đó nên nó dễ dàng được khách hàng chấp nhận.
 
Khi DVD được giới thiệu vào năm 1996 nó chưa có định dạng cho DVD-Audio . Cùng với sự nỗ lực cố gắng của DVD Forum để cùng cộng tác đưa ra một chuẩn âm nhạc tạm thời vào đầu năm 1998 . Đặc tính kỹ thuật của DVD-Audio V1.0 được phát hành vào mùa xuân năm 1999 , ít lâu sau chuẩn V1.2 đưa thêm về việc chống Copy và Watermarking.
 
DVD-Audio cho phép những định dạng khác nhau của âm thanh kỹ thuật số , nó hỗ trợ định dạng âm thanh nhiều kênh cùng một lúc (Multi-channel) mà được dùng trong DVD-Video . Cả hai DVD-Video và DVD-Audio có thể cung cấp ghi âm thanh chất lượng cao nhiều kênh trong định dạng âm thanh Dolby Digital và DTS . Tính năng kỹ thuật của DVD-Audio lên DVD-Video và CD là việc tăng chất lượng tín hiệu âm thanh định dạng PCM (Pulse Code Modulation) .
DVD-Audio hỗ trợ chất lượng tín hiệu PCM có chất lượng cao hơn bên trong đĩa CD và DVD-Video . Tất cả âm thanh Surround đa kênh ghi tín hiệu dạng PCM có độ trung thực cao do thiết lập được trường âm thanh sống động như thực . DVD-Audio có thể ghi dãy tần số âm thanh cao hơn 4 lần của CD . Bảng dưới đây so sánh tính năng kỹ thuật của PCM trên DVD-Audio và chuẩn của CD:
 
Tính năng kỹ thuật DVD-Audio CD
Định dạng âm thanh PCM PCM
Dung lượng đĩa 4.7GB - Single layer
8.5GB - Dual Layer
17GB - Double Sided Dual Layer
650MB
Sô kênh up to 6 2 (stereo)
Dãy tần số 0 - 96kHz (max) 5 - 20kHz
Mức nhiễu 144DB 96DB
Tần số lấy mẫu - 2 channel 44.1, 88.2, 176.4KHz or 48, 96, 192KHz 44.1kHz
Tần số lấy mẫu - multichannel 44.1, 88.2KHz or 48, 96KHz N/A
Số Bit mã hoá 12, 16, 20, or 24 bits 16bits
Tốc độ truyền dữ liệu 9.6 MBps 9.6 MBps

Tính năng kỹ thuật của DVD-Audio trong MPEG ghi rõ định dạng Dolby Digital và Digital Theatre Systems Digital Surround (DTS) được sử dụng . Thực tế như vậy , âm thanh được lưu trữ trong hầu hết những phim trên đĩa âm thanh đa kênh Surround dùng Dolby Digital hoặc DTS tương tự với âm thanh dùng trong các rạp chiếu phim . DTS là định dạng mã hoá âm thanh tương tự như Dolby Digital yêu cầu bộ giải mã , những thiết bị thu phát tương ứng . Nó cung cấp những kênh cho Subwoofer với 05 loa - front left, front centre, front right, rear left, và rear right , có một vài ý kiến cho rằng mức nén thấp hơn của DTS cho chất lượng âm thanh cao hơn Dolby Digital .

Đĩa DVD-Audio có thể mang Video như tít của DVD-Video . Đối với DVD-Audio hai lớp có thể lưu trữ 2 giờ âm thanh Surround và 04 giờ đối với âm thanh Stereo . Sản phẩm DVD-Audio xuất hiện muộn hơn thời gian được mong chờ trong dịp Gián sinh năm 2000 . Thời gian chậm trễ là do việc xưt lí chậm việc lựa chọn chế độ bảo vệ đĩa (encryption và watermarking) , sự phức tạp nảy sinh là kết quả của SDMI (Secure Digital Music Initiative) . Đến cuối năm 1999 có quyết định dùng phương pháp bảo vệ đĩa SDMI nhưng lại không được kết hợp chặt chẽ trong phiên bản cuối cùng DVD-Audio 1.2 cho tới mùa hè năm 2001 .
 
Trong khi đĩa DVD-Audio được thiết kế để làm việc với đầu DVD-Video nhưng lại không phải tất cả đầu DVD-Video nào cũng có thể dùng được . Bởi vì DVD-Audio có thêm những tính năng mới mà DVD-Video lại không điều khiển được . Điều đó nảy sinh vấn đề thiết kế đầu đa năng có thể dùng được mọi đĩa DVD-Video và DVD-Audio nhưng lại không phải làm được ngay lập tức .
 
Cho tới tháng 9 năm 1999 , sự bảo vệ chống Copy đĩa DVD-Audio do CSS II ( Content Scrambling System : Nó thực hiện bằng Chipset bên trong đầu DVD ) cung cấp , nó được dùng trong nhiều đĩa DVD-Video . Dù thế nào đi chăng nữa lại xuất hiện phần mềm DeCSS để Hack DVD-Video điều đó có nghĩa là cần thiết để có chế độ bảo vệ chống Copy đối với DVD-Audio tốt hơn . Kết quả là xuất hiện CPPM (Content Protection for Pre-recorded Media) do sự phát triển của nhóm 4C gồm Intel, IBM, Matsushita và Toshiba - dùng khoá 56-bit để thay thế khoá 40-bit dùng CSS và C2 (Cryptomeria Cipher) để mã hoá nội dung .
 

\"\"

 
Để bẻ khoá phải giải mã được MKB (Media Key Block) . MKB bao gồm rất nhiều khoá khác nhau cho mỗi một đĩa DVD-Audio riêng biệt. Nội dung của DVD-Audio được bã hoá theo một từ khoá riêng biệt bên trong MKB .
 6. DVD-R
 
Tương tự như CD-R , DVD-R ( hoặc DVD-Recordable ) là loại ghi được duy nhất một lần và những thông tin được lưu trữ có thể là dạng Video , Audio , hình ảnh , file dữ liệu ... Phụ thuộc vào kiểu của thông tin được ghi , đĩa DVD-R có thể dùng được hầu hết những ổ DVD tương thích như : ổ DVD-ROM , đầu DVD-Video .
 
Lần đầu tiên xuất hiện vào mùathu năm 1997 , đĩa DVD-R có dung lượng 3.95GB . Về sau tăng lên 4.7GB cho thông tin trên đĩa một lớp , đĩa DVD-R một mặt . Khi định dạng DVD hỗ trợ đĩa hai mặt thì dung lượng lưu trữ lên tới 9.4GB trên đĩa DVD-R hai mặt . Dữ liệu có thể ghi vào đĩa tương đương với tốc độ DVD 1x là 11.08Mbit/s , gấp gần 9 lần so với thời gian truyền dữ liệu trên CD-ROM 1x . Sau khi ghi xong DVD-R có thể được dọc cùng với tốc độ ghi đĩa mà ổ DVD-ROM sử dụng .
 
DVD-R , tương tự như CD-R , sử dụng kỹ thuật quay CLV (constant linear velocity) để lưu trữ tối đa trên bề mặt đĩa . Kết quả là số vòng quay trong một phút (RPM) là một số thay đổi như quá trình Ghi/Đọc hết rãnh này tới rãnh khác . Quá trình ghi đĩa được bắt đầu từ trong ra tới ngoài . Tốc độ 1x có thể thay đổi từ 1623 tới 632 RPM đối với đĩa có dung lượng 3.95BG và 1475 tới 575 RPM đối với đĩa có dung lượng 4.7GB , nó phụ thuộc vào vị trí của đầu Ghi/đọc trên mặt đĩa . Đối với đĩa 3.9GB thì khoảng cách , track pitch , từ trung tâm của một phần thông tin trên rãnh xoắn tới phần tương ứng ngay trên rãnh bên cạnh là 0.8 micron , đĩa có dung lượng 4.7GB thì track pitch nhỏ hơn là 0.74 micron .
 

\"\"

 
Để đạt được dung lượng lưu trữ trên đĩa DVD-R gâp 6 đến 7 lấno với đĩa CD-R thì cần có 02 thành phần chính :
  • Bước sóng của đèn Laser ghi
  • Độ mở của thấu kính hội tụ .

Khi sử dụng CD-R , đèn Laser dùng ánh sáng hồng ngoại có chiều dài bước sóng 780nm là phù hợp . Trong khi dùng DVD-R dùng đèn Laser cho ánh sáng đỏ với bước sóng 635nm . Trong cùng một thời gian độ mở của thấu kính hội tụ thông thường là 0.5 đối với ổ CD-R , đối với DVD-R thì giá trị này là 0.6 . Điều này cho phép đĩa DVD-R ghi đánh dấu với kích thước nhỏ bằng 0.40µm so với 0.834µm đối với CD-R .

Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa DVD-R và CD-R
 
Parameter DVD-R CD-R
Kiểu đĩa Ghi một lần Ghi một lần
Chiều dài bước sóng (Recording) 635 - 645 nm 775 - 795 nm
Chiều dài bước sóng (Reading) 635 - 650 nm 770 - 830 nm
Công suất ghi 6-12 mw 4 - 8 mw
Độ mở của thấu kính (Recording) 0.60 0.50
Độ mở của thấu kính (Reading) 0.60 0.45
Hệ số phản xạ R14H> 0.6 RTOP> 0.65

Ghi trên đĩa DVD-R là thay đổi lớp ghi vĩnh viễn bằng sự hội tụ của tia Laser màu đỏ

\"\"

 
Quá trình ghi là công việc người ta thay đổi lớp phủ bằng tia laser công suất cao ( khoảng 8 đến 10 mW) , lớp phủ bị đôt nónh sẽ tương ứng với dữ liệu được ghi . Quá trình đọc dữ liệu xảy ra bằng cách hội tụ tia Laser công suất thấp có bước sóng gần chính xác ( 635nm hoặc 650 nm ) lên bề mặt đĩa . Vùng bị phản xạ có nghĩa là ánh sáng quay trở về đầu quang của thiết bị đọc , vùng ánh sáng không bị phản xạ trở về có nghĩa là không có sự quay tở lại của ánh sáng nên cũng tương ứng với On-Off tại vị trí trên mặt đĩa .
 
Đối với tất cả đĩa DVD hoặc CD , có thể ghi được hoặc không thể ghi được đều có 03 vùng cơ bản : Lead-In , Lead-Out và vùng dữ liệu . Lead-In và Lead-Out để đánh dấu biên giới của đĩa nó là giới hạn bên trong và giới hạn bên ngoài của đĩa và tại những vùng này không có dữ liệu của người dùng được ghi .
 

\"\"

 
Có hai phương pháp để ghi lên đĩa DVD-R :
  • Disc-at-once : đúng như theo tên của nó là quá trình ghi toàn bộ dữ liệu , 4.7GB , cùng một lúc . Với kiểu ghi này máy tính phải có tốc độ truyền dữ liệu phù hợp là 11.08Mbit/s , trong quá trình ghi bộ đệm không được có một chút lỗi nào và với điều kiện này phải dùng bộ nhớ có dung lượng lớn để làm bộ đệm dữ liệu và quá trình ghi Lead-In , vùng dữ liệu và Lead-Out một cách liên tục . Điều này khác với đĩa CD-R thông thường vùng dữ liệu được ghi trước sau đó là đến Lead-In và bảng nội dung (table of contents - TOC ) và vùng Lead-Out
  • Incremental writing - kiểu ghi tăng dần , nó hỗ trợ định dạng kiểu DVD-R . Nó tương tự như khái niệm côngnghệ ghi theo gói dữ liệu được dùng trong CD-R . Kiểu ghi tăng dần cho phép người dùng thêm file trực tiếp vào đĩa DVD-R trong những lần khác nhau mà không cần phải ghi tất cả các file cùng một lúc  . Kiểu ghi này cần kích thước bộ nhớ nhỏ ( ít nhất 32KB ) thậm trí file cần ghi có kích thước nhỏ hơn và bên cạnh đó dùng phương pháp sửa lỗi ECC (error correction code) thành những khối nằm trên đĩa . Trên phương pháp ghi này thì vùng Lead-In và Lead-Out sẽ được ghi sau cùng khi đĩa đầy không thể ghi thêm được gì nữa .

Vào tháng 5 năm 2000 phiên bản của DVD Forum V2 với việc tăng dung lượng của đĩa lên tới 4.7GB và những công cụ để sử dụng đĩa loại này phát triển nên người sử dụng hướng tới dùng nó để lưu trữ phần mềm ứng dụng , những ứng dụng của Multimedia . Vào cùng thời điểm này có hai kiểu định dạng DVD-R là :"DVD-R for Authoring" và "DVD-R for General".

Vào giữa năm 2001 , DVD-R được dùng đầu tiên trong những ứng dụng chuyên nghiệp như Video , lưu trữ hình ảnh . Vào thời gian đó định dạng DVD-R (G) xuất hiện rộng rãi với đầu ghi DVR-A03 của Pioneer và dạng All0in-One có thể ghi được tất cả định dạng kiểu DVD-R(G), DVD-RW, CD-R và CD-RW có giá thành khoảng 1000 USD.
Tháng 8 năm 2003 cùng thời gian với DVD+ , Philips thông báo về đĩa DVD+R hai lớp . Pioneer cũng phát triển DVD-R hai lớp . Kiểu +R của công nghệ hai lớp xuất hiện trên thị trường vào mùa hè năm 2004 , -R hai lớp xuất hiện sau đó .
\"\"