Ray-tracing, tương lai của đồ hoạ máy tính?

Trở lại thập niên 90, khi đó thế giới game PC đã rung chuyển bởi sự xuất hiện của đồ hoạ 3Dfx Voodoo Graphics, một loại card 3D add-on đã biến cả những chiếc PC có tốc độ nhanh nhất thời đó trở về trước.

GLQuake ngay lập tức trở thành tiêu chuẩn đồ hoạ game PC, biến công nghệ tái tạo hình ảnh bằng phần mềm (quá trình này không được sự hỗ trợ bởi bất kỳ thiết bị phần cứng chuyên dụng nào) trở nên lỗi thời và đưa đồ hoạ 3D lên ngôi. Trong những năm sau đó, nhiều công ty cũng nhảy vào lĩnh vực này nhưng chỉ có Nvidia và ATI là thực sự thúc đẩy được công nghệ 3D phát triển trong quá trình rượt đuổi liên tục với hàng loạt sản phẩm tăng tốc đồ hoạ mà cái sau luôn mạnh hơn cái trước. 

Nhưng hôm nay thế giới đồ hoạ lại đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới. Công nghệ rasterization - tức quá trình chuyển một hình ảnh dưới dạng đồ hoạ vector sang dạng pixel hoặc điểm ảnh - vốn đang được sử dụng rộng rãi trong các bộ tăng tốc đồ hoạ hiện đại rất có thể sẽ lâm vào tình cảnh như công nghệ tái tạo hình ảnh bằng phần mềm trước đây. Đúng vậy, những tiến bộ trong công nghệ sẽ đưa khả năng dựng hình 3D với chất lượng Hollywood đến chiếc máy tính để bàn nhà bạn. Xét từ một góc độ nhất định thì việc này sẽ tiếp bước cho sự trở lại của công nghệ hoàn trả phần mềm bởi giờ đây, công việc được đảm nhiệm bởi bộ xử lý nằm trong PC chứ không phải do bộ tăng tốc đồ hoạ.

 
Công nghệ rasterization hiện đại dựng tất cả các loại cấu trúc hình học từ những hình tam giác. Bằng cách kết hợp nhiều tam giác lại với nhau bạn có thể dựng được các dạng hình hộp, hình cầu, hình trụ… tất cả những gì bạn muốn. Với sự trợ giúp của những công cụ 3D dành cho các nhà phát triển game, rasterization có thể dựng được bất kỳ dạng hình chi tiết nào. Trong quá trình dựng hình, những hình tam giác sẽ trải qua một loạt bước, trong đó từng tam giác sẽ được phân tích, tô màu, chiếu sáng, kết nối, phủ bóng và cuối cùng là hiển thị lên màn hình. Kết quả cuối cùng là một hình ảnh 3D chi tiết - nền tảng đằng sau mọi game PC hiện đại. Phần lớn công việc như tô màu, chiếu sáng, kết nối và phủ bóng sẽ do bộ tăng tốc đồ hoạ đảm nhiệm. 

Ngoài ra còn một cách khác để dựng cảnh, vốn chỉ được Hollywood dùng cho những hiệu ứng đặc biệt trong phim hay cho những đoạn phim trong game. Hollywood sử dụng thuật ngữ ray-tracing để diễn tả công đoạn dựng những cảnh quay này. Để dựng một cảnh có thể mất đến nhiều ngày liền cho công đoạn dựng hình 3D bằng cách dò theo những tia sáng (ray-tracing) chiếu từ từng pixel tới mắt người xem. Đối với mỗi cảnh quay, tổng hợp tất cả những công đoạn lập trình mọi đối tượng trong cảnh, tô màu, dựng hình ảnh phản quang cộng thêm vô số những chi tiết đồ hoạ khác khiến cho bộ xử lý phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ. Vì thế các bộ xử lý hiện nay vẫn chưa đủ sức đảm nhiệm quá trình ray-tracing thời gian thực. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bộ xử lý đa nhân sẽ giúp quá trình ray-tracing nhanh chóng trở thành hiện thực, ngay cả với các game hiện nay. 

Vậy thì ray-tracing còn có thể mang đến những gì mà rasterization không thể? Câu trả lời rất đơn giản: ray-tracing tạo ra những hiệu ứng đặc biệt mà rasterization không thể thực hiện được bởi chúng quá phức tạp hoặc tiêu tốn quá nhiều thời gian. Nguyên nhân là do ray-tracing tạo ra được những cảnh thực chứ không phải những cảnh ước lượng từ pixel, đỉnh và các đặc điểm kết cấu như trong rasterization. Đặc biệt, việc tạo hình phản chiếu, khúc xạ hoặc bóng đổ rất khó thực hiện bằng rasterization do khối lượng công việc quá lớn. Ngoài ra ray-tracing còn giúp thực hiện những hiệu ứng khó mà rasterization hiếm khi hoặc không bao giờ thực hiện được như phản chiếu bóng, phản chiếu mờ, đổ bóng mờ dần khi hình ảnh tiến ra xa, hình ảnh xa gần, làm mờ đối tượng khi nhìn qua kính mờ… và nhiều hiệu ứng hình ảnh phức tạp khác. 

Tóm lại, yếu tố nào sẽ giúp đưa ray-tracing tới chiếc máy tính nhà bạn? Hiện bộ xử lý 4 nhân đã trở nên khá phổ biến, và các bộ xử lý 8, 16 hoặc nhiều nhân hơn cũng sẽ sớm ra mắt (Larrabee của Intel là một ví dụ). Do khả năng ray-tracing tỉ lệ thuận với năng lượng máy tính nên mỗi nhân thêm vào sẽ làm tăng thêm tốc độ và hiệu quả của khả năng dựng hình. Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu của các nhà phát triển game như Daniel Pohl va Intel cũng cải thiện khả năng ray-tracing thời gian thực cho những bộ xử lý tương lai. Vì thế rất có thể công nghệ ray-tracing sẽ là bước nhảy lớn tiếp theo trong lĩnh vực đồ hoạ PC, cũng như những gì mà bộ tăng tốc 3Dfx Voodoo Graphics đã làm trong thập niên 90.