Phần cứng Camera trong điện thoại thông minh - Phần 2

Phần 1 Kích thước điểm ảnh ( Pixel )

 

Kích thước của bộ cảm biến có thể cho ta biết nó chiếm chỗ nhiều tới mức như nào trong Camera của điện thoại thông minh . Nhưng kích thước của mỗi Pixel ( điểm ảnh ) cho chúng ta biết mỗi cảm biến nhạy sáng ( Photodetector ) lớn tới mức như nào trong toàn bộ bộ cảm biến .

\"hinh7\"

7. Camera trông như thế nào bên trong One M8

Kích thước Pixel cho điện thoại thông minh chỉ khoảng từ 1 cho tới 2 micromet (µm) . Nếu kích thước càng lớn thì càng có nhiều ánh sáng mà mỗi điểm ảnh có thể tiếp nhận được . Đó là nguyên nhân tại sao Camera của HTC One M8 có kích thước Pixel là 2.0 µm lại chụp tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu so với Samsung Galaxy S5 có kích thước Pixel là 1.12 µm . Đơn giản vì kích thước Pixel lớn hơn thì càng bắt được nhiều ánh sáng hơn .

Công nghệ đứng sau thiết kế bộ cảm biến CMOS có thể ảnh hưởng tới lượng ánh sáng thu được tại mỗi Pixel riêng biệt nhưng cách dễ so sánh nhất đó là xem xét tới kích thước của nó . Ví dụ Camera có những Pixel 1.4 µm thu được lượng ánh sáng nhiều gấp đôi so với Pixel có kích thước 1.0 µm . Nói một cách khác bộ cảm biến 1.4 µm tạo ra bức ảnh có ánh sáng tốt hơn .

Tính toán như trên chúng ta sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi so sánh . Camera của iPhone 5s có kích thước điểm ảnh 1.5 µm có thể thu được nhiều ánh sáng hơn 88% so với mỗi điểm ảnh của cảm biến 1.12 µm trong Sony Xperia Z2 . Bộ cảm biến trong Z2 1/2.3-inch lớn hơn so với 1/3.0-inch của iPhone s5 nhưng số điểm ảnh của Z2 là 20.7MP nhiều hơn so với 8.0MP của s5 .

 

\"hinh8\"

8. Bức ảnh chụp được từ Camera 4MP 1/3-inch HTC One M8 với ISO 200 , 1/25s , f/2.0

Như trước đó chúng tôi đã đề cập đó là sự cân bằng giữa kích thước bộ cảm biến và số lượng MP và kích thước của mỗi Pixel vô cùng quan trọng . Một số nhà sản xuất như Sony và Samsung lại tăng số lượng MP cho bộ cảm biến , những công ty khác như Apple và Nokia lại tìm kiếm con số cân bằng , còn HTC lại quan tâm tới kích thước của mỗi Pixel .

Không có câu trả lời chính xác cái nào tốt hơn nhưng các bạn cần nhớ đó là trong điều kiện ánh sáng kém thì kích thước điểm ảnh càng lớn thì cho hình ảnh tốt hơn , nhưng với số lượng MP cao hơn có thể là ưu điểm nếu như bạn thường chụp những hình ảnh ngoài trời ban ngày .

 

BSI , ISOCELL , Stacked SMOS , bộ lọc RGBC , …

BSI , được viết tắt từ BackSide Illumination ( chiếu sáng mặt sau ) , là một phương pháp để chế tạo ra bộ cảm biến Camera . Với BSI những Photodetector được xếp lớp phía trên những bóng bán dẫn và những bộ phận khác .

 

\"hinh9\"

9. So sánh BSI và FIS

BSI là phương pháp sản xuất CMOS phức tạp nhất có ưu điểm giảm phản xạ ánh sáng điều đó nâng cao khả năng lưu giữ ánh sáng của cảm biến . Những bộ cảm biến BSI được trang bị hầu hết trong những điện thoại thông minh cao cấp .

 

\"hinh10\"

10. Cảm biến ISOCELL của Samsung đã dùng trong Galaxy S5

ISOCELL là công nghệ do Samsung phát triển dựa trên BSI đặt thanh chắn giữa mỗi Photodetector để giảm nhiễu ánh sáng giữa những Photodetector đặt gần nhau , nâng cao độ sắc nét và tạo ra màu chính xác hơn nhất là trong những điều kiện ánh sáng yếu .

Công nghệ Stacked CMOS được dùng trong những bộ cảm biến của Sony cũng được thiết kế để tăng khả năng bắt giữ ánh sáng thông qua một số mạch điện xử lí nằm bên dưới mảng Pixel . Nó có trong bộ cảm biến Exmor RS cùng với công nghệ BSI .

 

\"hinh11\"

11. So sánh ảnh chụp của 4 điện thoại Android hàng đầu trong điều kiện ánh sáng yếu

 

\"hinh12\"

12. Bộ lọc Bayer RGB

Bộ lọc RGBC ( RGB Clear ) đã được dùng trong điện thoại Moto X và có trong một số bộ cảm biến cao cấp của OmniVision . Thay vì sử dụng bộ lọc Bayer RGB , OmniVision đã đưa thêm Clear Pixel không qua bộ lọc trong ma trận 4-Pixel ( Green , Blue và Red ) để cải thiện chất lượng hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu thông qua thông tin cường độ ánh sáng đầy đủ để phần cứng xử lí .

Cũng còn có nhiều công nghệ khác dùng trong bộ cảm biến Camera nhưng những kiểu trên là thông dụng trong những sản phẩm của năm 2014 .

 

Độ dài tiêu cự

Độ dài tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính với bộ cảm biến , xác định độ phóng đại và góc nhìn . Trong thực tế độ dài tiêu cự trong hầu hết những điện thoại thông minh không có ý nghĩa nhiều khi dùng với những bộ cảm biến nhỏ . Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta hay đề cập tới độ dài tiêu cự tương đương với 35mm .

Độ dài tiêu cự tương đương với 35mm nói cho bạn biết chiều dài tiêu cự ống kính của máy ảnh sẽ cần phải có nếu nó là để tạo ra hình ảnh tương đương trên một máy ảnh DSLR với cảm biến 35mm. Chình vì dựa trên những thấu kính của Camera 35mm truyền thống mà có thể chỉ ra từ 18-35mm là thấu kính góc rộng , 35-60mm là những thấu kính bình thường và trên 60mm là những thấu kính chụp ảnh từ xa ( Telephoto ) hoặc thấu kính Zoom .

 

\"hinh13\"

13. Chụp ảnh bằng Camera của Lumia 1520 , 20MP , ISO 100 , 1.1100s , f/2.4

Tất cả Camera của điện thoại thông minh đều dùng thấu kính góc rộng , thông thường khoảng 24-30mm . Số càng lớn thì góc rộng thấu kính càng nhỏ .

Để tính toán độ dài tiêu cự tương đương với 35mm cần biết thêm hệ số “Crop Factor” , cho bạn biết bộ cảm biến nhỏ như thế nào so với bộ cảm biến 35mm .

Ví dụ HTC One M8 có bộ cảm biến 1/3-inch với “Crop Factor” bằng 7.21 có nghĩa là kích thước đường chéo của bộ cảm biến 35mm lớn gấp 7.21 lần so với cảm biến 1/3-inch . Khi đó bạn phải nhân độ dài tiêu cự thực của Camera One M8 ( 3.82mm ) với 7.21 để ra độ dài tiêu cự tương đương với 35mm là 27.54mm .

Không có những bước đột phá nào của độ dài tiêu cự của Camera trong điện thoại thông minh , mặc dù điện thoại Samsung dùng thấu kính góc rộng nhỏ hơn những đối thủ khác nhưng khi chụp ảnh không thấy sự phân biệt này .

 

Phần 3