Những điều cần biết về những kiểu hình thức SSD

Những hình thức ( Form Factor ) được dùng trong công nghiệp máy tính để mô tả hình dạng và kích thước của những bộ phận máy tính như ổ đĩa , mainboard , bộ nguồn .

Những ổ đĩa cứng đầu tiên xâm nhập vào các máy vi tính , chúng dùng những đĩa từ có đường kính lên tới 8-inch . Bởi vì đó là một bộ phận lớn nhất bên trong ổ cứng , nó xác định độ rộng tối thiểu của vỏ ổ cứng .

Chiều cao của ổ cứng có thể xác định số lượng đĩa từ gắn trên motor ( cấu hình lớn nhất là 14 đĩa từ ) . Theo thời gian kích thước chuẩn của những đĩa từ đã được thu nhỏ , cho phép độ rộng của ổ cứng giảm đi . Ngành công nghiệp máy tính đã dùng đường kính của đĩa từ để mô tả “form factor” của ổ cứng và nó được giảm đi theo thời gian . Những ổ cứng 8-inch để lưu trữ trong những trung tâm dữ liệu và ngày nay những ổ cứng cho hệ thống để bàn có kích thước từ 3.5- tới 5-inch , cho máy xách tay là 2.5-inch hoặc 1.8-inch .

 

Những định nghĩa cho hình thức SSD là gì ?

 

Khi SSD bắt đầu thay thế cho HDD , chúng đã lắp vừa vào vỏ máy tính hoặc những khay ổ đĩa cho máy xách tay để dùng cho ổ cứng .

Hai SSD bên dưới là hai kiểu hình thức mà không có vỏ bên ngoài bao bọc để dùng thay thế cho những ổ cứng 1.8-inch và 2.5-inch . Những SSD cũng dùng đầu nối chuẩn SATA nhưng nên nhớ đầu nối cho những thiết bị 1.8-inch hẹp hơn so với những thiết bị 2.5-inch để tận dụng lợi thể do có độ rộng hẹp hơn .

\"hinh1\"

Mạch bên trong SSD 1.8-inch và 2.5-inch không có vỏ bên ngoài

Tuy nhiên không yêu cầu SSD phải có hình dạng đúng như “form factor” của HDD thông thường . Trên thực tế những SSD đầu tiên đã tận dụng những khe PCI Express ( PCIe ) tốc độ cao bên trong máy tính mà không dùng với những khay ổ đĩa .

Giải pháp SSD PCIe giống như những Card màn hình rời và được lắp vào các khe PCIe thông thường .

\"hinh2\"

Giải pháp SSD dùng với khe PCIe

Bộ phận lớn nhất bên trong SSD chính là những chip nhớ Flash NAND , tùy thuộc vào có bao nhiêu chip Flash được dùng mà những nhà sản xuất lựa chọn những kiểu kích thước khác nhau .

JEDEC (Joint Electronic Device Engineering Council) đã đưa ra các chuẩn kỹ thuật cho công nghiệp điển tử bao gồm cả các “form factor” của SSD . JEDEC đã đưa ra chuẩn MO-297 với những thông số vị trí các linh kiện , vị trí đầu nối và kích thước54 x 39mm cho SSD SATA . Do đó chúng có thể dùng cùng đầu nối như chuẩn HDD 2.5-inch nhưng lại chiếm ít chỗ hơn .

\"hinh3\"

MO-297 với đầu nối SATA 2.5-inch độ rộng chuẩn

Một trong những yếu tố quan trọng của “form factor” SSD là đầu nối giao diện . Trong những ngày đầu tiên của SSD , đầu nối tương tự như đầu nối SATA dùng với HDD . Nhưng theo thời gian độ rộng của SSD ngày càng nhỏ hơn đầu nối SATA HDD chuẩn vì thế cần cho những đầu nối mới .

 

\"hinh4\"

Đầu nối SATA chuẩn lớn hơn so với những “form factor” nhỏ

Những khe cắm đầu nối găn trên bảng mạch cho phép những thiết kế nhỏ hơn vì thế sẽ làm giảm chi phí sản xuất . Với những chuẩn khe cắm này bảo đảm tương tác với những nhà sản xuất khác nhau vì thế một số tổ chức đã đưa ra những định nghĩa mới cho những đầu nối này .

JEDEC đã đưa ra đặc tính kỹ thuật của MO-300 (50.8mm x 29.85mm), để dùng cho đầu nối mini-SATA ( mSATA ) , có cùng đầu nối vật lí như mini PCIe , mặc dù cả hai đều không tương thích với nhau về điện .

Các nhà sản xuất SSD đã dùng đầu nối mSATA nhưng lại kéo dài bảng mạch nên cho phép dung lượng SSD lại tăng lên .

 

\"hinh5\"

Bên trái MO-300 mSATA và mSATA bên phải có độ dàu tùy biến

Trong năm 2012 , “form factor” mới nhỏ hơn đã được giới thiệu có tên gọi NGFF (Next Generation Form Factor) , về sau đổi tên thành M.2 .

Chuẩn M.2 định nghĩa mọt danh sách dài những lựa chọn kích thước của bảng mạch in và đầu nối hỗ trợ cả hai giao diện SATA và PCIe .

 

\"hinh6\"

“Form factor” M.2 hỗ trợ PCIe và SATA

Apple MacBook Air và một số hệ thống MacBook Pro dùng SSD với đầu nối có kích thước gần với chuẩn M.2 . Trên thực tế MacBook đã dùng một số đầu nối khác nhau cho những SSD của họ trong nhiều năm .

 

\"hinh7\"

SSD dùng trong MacBook Air với đầu nối SATA và PCIe tùy biến

Trong một số trường hợp “form factor” SSD chuẩn lại không được lựa chọn do đo những nhà sản xuất SSD tự đưa ra cấu hình giao diện và những bảng mạch in tùy ý cho công việc của mình .

 

\"hinh8\"

Một số kiểu và đầu nối SD khác nhau