Những cách các nhà sản xuất phần cứng lừa dối bạn

Chắc chắn không phải ai cũng hiểu những thông số kỹ thuật về phần cứng của thiết bị mình mua . Do đó những nhà sản xuất thường lợi dụng điều này để lừa dối người dùng khiến cho họ bị nhầm lẫn .

Dưới đây là một số cách như vậy.

 

Khoảng trống lưu trữ không như quảng cáo

Những nhà sản xuất thiết bị thường đưa ra những lời quảng cáo đại loại như “ 64GB Surface Pro” hoặc “16GB Galaxy S4 “ . Điều này khiến cho người mua nghĩ rằng họ có khoảng trống lưu trữ trong thiết bị của mình là 64GB hoặc 16GB , nhưng điều đó thường không đúng sự thật . Theo đánh giá mà Microsoft đưa ra chỉ còn lại 28GB chỗ trống cho model 64Gb Surface Pro và chỉ còn 8GB trống trong Galaxy S4 16GB .

Những nhà sản xuất phần cứng gắn nhãn và quảng cáo sản phẩm dựa trên tổng số dụng lượng lưu trữ bên trong chứ không phải là số dung lượng lưu trữ còn trống .

Những máy tính bảng Windows và Samsung Galaxy S4 đã sử dụng nhiều dụng lượng để lưu trữ hệ điều hành và các phần mềm cài đặt trước . Tuy nhiên điều này có thể gây khó hiểu khi so sánh những kiểu thiết bị khác nhau . Ví dụ Apple 64GB iPad cung cấp khoảng trống lưu trữ lên tới 57GB , nhiều hơn nhiều so với 64GB Surface Pro . Nhưng do cùng dung lượng lưu trữ bên trong nên nhiều người nghĩ rằng dụng lượng của 64GB Surface Pro với 64Gb iPad là như nhau .

Vì vậy cách quảng cáo trung thực nhất về dụng lượng lưu trữ đó là “28GB Surfaced Pro” , “8GB Galaxy S4” và “57GB iPad”.

\"hinh1\"

 

Nhà sản xuất ổ cứng và Windows dùng đơn vị đo khác nhau

Dung lượng của ổ cứng cũng là thứ mà dễ gây nhầm lẫn bởi vì những nhà sản xuất ổ cứng và Windows lại dùng những đơn vị đo khác nhau .

Đơn giản , HDD được quảng cáo 500GB sẽ xuất hiện trong Windows chỉ là 465GB . Cả nhà sản xuất và Windows đều dùng chữ viết tắt “GB” . Với nhà sản xuất 1KB = 1000 Byte , 1MB = 1000KB và 1GB=1000MB . Như vậy theo nhà sản xuất 500GB có nghĩa là 500.000.000.000 byte .

Nhưng nhà sản xuất RAM lại không theo đơn vị nhóm 1000 mà họ dùng theo nhớm 1024 . 1KB=1024 byte , 1MB=1024KB và 1GB=1024MB . Như vậy với 500GB của nhà sản xuất sẽ bằng

500,000,000,000 / (1024*1024*1024) = 465.66 GB

Và Windows tính theo cách như vậy .

\"hinh2\"\"hinh2

 

Những mạng mobile 4G thực chất là 3G

4G là khái niệm được cho là của mạng mobile thế hệ tiếp theo nhưng sau nhiều năm nó đã bị định nghĩa lại bao gồm cả việc nâng cấp mạng dựa trên những công nghệ 3G . Một ví dụ rõ ràng nhất bằng việc nâng cấp lên iOS 5.1 trong iPhone . Việc thay đổi này phần hiển thị mạng AT&T từ “3G” thành “4G” mà không có gì thay đổi về phần cứng . iPhone không ngay lập tức kết nối với mạng LTE mới của AT&T , mặc dù những iPhone mới về sau làm được việc đó . Nhưng AT&T muốn gọi những mạng của họ là “4G” . Người dùng đã được nâng cấp từ 3G thành 4G chỉ sau một đêm nhưng thực sự chỉ là thay đổi nhãn hiệu .

Khái niệm 4G đã ngày càng trở nên vô nghĩa theo thời gian , và những công nghệ trước kia được quảng cáo là 3G nay được quảng cáo là 4G . Định nghĩa chính thức của 4G đã bị mai một nên các nhà cung cấp dịch vụ mạng dễ dàng lợi dụng để tuyên bố họ đã cung cấp mạng 4G .

\"hinh3\"

 

Retina và ma trận những tên gọi của màn hình

Nhìn vào danh sách tính năng kỹ thuật của màn hình , nhất là trên điện thoại thông minh , bạn sẽ thấy những hàng dài với những tên gọi rất khó hiểu . Sony có “TruBlack” và “X-Reality Picture Engine,” Toshiba có “TruBrite” , Nokia có “ClearBlack” và “PureMotion HD+” …

Những chiêu trò tiếp thị khiến cho người mua bị lầm đường lạc lối với các tên kêu như vậy . Ví dụ như “ chỉ có thiết bị Sony mới có X-Reality Picture Engine “ . Vì đó là nhãn hiệu bản quyền thương mại chỉ có trong thiết bị do Sony sản xuất .

Hoặc Apple quảng cáo chỉ có thiết bị của họ mới có “màn hình Retina” . Trên thực tế thực sự là như vậy vì Apple đã đăng kí tên bản quyền thương mại khái niệm về “màn hình Retina” và chỉ nó mới được mô tả trong các thiết bị của Apple . Mặc dù các thiết bị khác có mật độ điểm ảnh cao hơn nhưng họ không thể đưa khái niệm “màn hình Retina” vào thiết bị của mình .

\"hinh4\"

 

Thiết bị “Wi-Fi Ready” - sẵn sàng cho Wi-Fi - không có Wi-Fi

Một số đầu đọc Blu-Ray và TV thông minh đã quảng cáo “Wi-Fi Ready” . Bạn có thể cho rằng những thiết bị này đã có và có khả năng kết nối tới mạng Wi-Fi , nhưng bạn đã nhầm .

“Wi-Fi Ready” có nghĩa là nó cần có “Dongle” đặc biệt mà bạn sẽ phải mua để có thể thực sự kết nối được tới mạng Wi-Fi . “Wi-Fi Ready” chỉ có nghĩa là nó được sẵn sàng để bạn cần mua một sản phẩm khác nếu như muốn dùng tính năng này . Khi đó nó sẽ có cổng USB do đó bạn cần mua một Dongle đắt tiền để cắm vào đó .

\"hinh5\"

 

Không quảng cáo kích thước khu vực nhìn được trên màn hình

Nếu bạn đã từng mua màn hình CRT đời ngày trước có thể nhầm lẫn với quảng cáo ví dụ như “màn hình 17-inch” , bạn có thể nghĩ rằng màn hình này có kích thước khu vực nhìn thấy (viewable size ) là 17-inch . nhưng bạn đã sai . Màn hình CRT 17-inch có kích thước lớn 17-inch nhưng bao gồm cả đường viền bên ngoài nên khu vực nhìn thấy chỉ còn khoảng 15-inch .

Hiện tại những nhà sản xuất màn hình LCD đã đo kích thước màn hình của mình theo khái niệm khu vực nhìn thấy hình ảnh . Tuy nhiên vẫn còn có nhà sản xuất màn hình LCD quảng cáo theo khái niệm riêng biệt đó là “viewable size” hoặc “display area.”

\"hinh6\"

 

Thời gian làm việc với Pin quá hào phóng

Điều này không có gì là ngạc nhiên với nhiều người , nhưng nó rất quan trọng khi đi mua một thiết bị mới .

Đứng tin tưởng khi đọc tới thời gian làm việc với Pin từ trang web của nhà sản xuất . Bạn chỉ có thể tin tưởng được thông qua những kiểm nghiệm khi làm việc với Pin trong môi trường thực tế .

Thời gian làm việc với Pin thường được quảng cáo “ lên tới x giờ” hoặc “ số giờ lớn nhất là x “ nhưng đó là những sự đo đạc dựa trên số liệu rất lạc quan không phải việc dùng nó trong những công việc thực tế hàng ngày .