iPhone làm việc như thế nào

Trong tháng 1 năm 2007 , Steve Jobs giới thiệu Apple iPhone tại Hội nghị Thế giới Mac - Macworld Conference and Expo .

Nó được xuất hiện trên màn hình và trong tay của Jobs , điện thoại trông bóng mượt như là hình chữ nhật màu đen vô tri vô giác .

Sau đó Jobs sờ tay vào màn hình . Bỗng nhiên hình chữ nhật không có gì đặc biệt trở thành bề mặt tương tác . Jobs đặt ngón tay vào mũi tên trên màn hình và trượt từ trái sang phải . Khi ngón tay ông ta di chuyển , mũi tên sẽ di chuyển theo , mở khoá điện thoại . Một số người , với sự tác động giữa những ngón tay và hình ảnh trên màn hình , vô cùng ngạc nhiên với sự kết hợp của những tính năng khác .

Và những tính năng vô cùng phong phú . Trong một số cách , iPhone giống máy tính kiểu Palmtop hơn là một chiếc điện thoại di động . Cũng tương tự như những SmartPhone , bạn có thể dùng nó để làm và nhận những cuộc gọi , xem phim , nghe nhạc , lướt Web , nhận và gửi Email và tin nhắn . Bạn có thể chụp những bức ảnh từ Camera tích hợp bên trong , đưa những bức ảnh từ máy tính của bạn vào iPhone bằng phần mềm của nó . Mặc dù nó không có bộ thu tín hiệu GPS , iPhone cũng cho phép bạn xem bản đồ và dữ liệu vệ tinh từ Google Map .

 

 

Hình 1 : iPhone

 

Phiên bản sửa đổi của hệ điều hành Mac OS X , cũng được dùng trên những máy tính để bàn và máy tính xách tay của Apple , cho phép bạn tác động với tất cả những ưng dụng của nó . Nó hiển thị những Icon cho mỗi ứng dụng trên màn hình iPhone . Nó cũng quản lí năng lượng Ắc quy và an ninh hệ thống . Hệ điều hành đồng bộ điện thoại với máy tính , quá trình đó yêu cầu Dock như là dùng đồng bộ với iPod . Nó cũng cho phép bạn đa nhiệm và di chuyển qua nhiều ứng dụng được mở , như bạn đã làm ở máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay .

Thay thế sử dụng Mouse hoặc bàn phím vật lí , iPhone dùng những nút ảo và điều khiển những gì xuất hiện trên màn hình . Điều này thực sự không phải là hiện tượng mới – Touch Screen đã được dùng nhiều trong SmartPhone , thiết bị đầu cuối khác . Những Touch-Screen của iPhone khác với nhiều sản phẩm khác trên thị trường hiện nay  . Khi bạn muốn chạm vào màn hình PDA hoặc Nintendo DS , thông thường bạn phải dùng dũng vật mảnh hoặc bút chỉ riêng biệt . iPhone lại yêu cầu bạn dùng ngón tay của mình . Nó có thể nhận biết nhiều điểm được chạm cùng một lúc , trong khi đó những màn hình kiểu Touch-Screen hiện nay lại không làm được .

Bài này sẽ khảo sát tỉ mỉ chính xác màn hình Touch-Screen của iPhone đã làm được những gì .

Khi Apple giới thiệu iPhone trong tháng 1 năm 2007 , nó nhanh chóng nhận được sự chú ý của công ty công nghệ máy tính Cisco . Cisco đã dùng tên iPhone cho sản phẩm và dịch vụ VoIP . Cisco đã kiện ra toà , cuối cùng hai công ty đã đạt được thoả thuận được giấu kín không một ai biết trong tháng Ba năm 2007 . Thoả thuận này cho phép cả hai công ty dùng tên iPhone : một Apple iPhone và thứ hai là Cisco iPhone .

  1. Màn hình Touch-Screen của iPhone

Chúng tôi cũng đã có bài giới thiệu chi tiết các kiểu màn hình Touch-Screen ,các bạn có thể tìm đọc chi tiết hơn .

Những thiết bị điện tử có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để nhận biết tín hiệu đầu vào khi có sự tiếp xúc bề mặt của màn hình Touch-Screen . Hầu hết chúng dùng những bộ cảm biến và mạch vòng để theo dõi sự thay đổi chi tiết trạng thái . Một số khác theo dõi thay đổi sự phản xạ của sóng . Chúng có thể là sóng âm hoặc tia ánh sáng gần với tín hiệu hồng ngoại . Một vài hệ thống dùng bộ chuyển đổi để đo sự thay đổi sự chuyển động trong trường hợp khi ngón tay của bạn chạm vào bề mặt của màn hình hoặc những Camera để theo dõi sự thay đổi trong ánh sáng và bóng tối .

 

 

Hình 2 : Nintendo DS , Palm Treo ... tất cả đều dùng công nghệ Touch-Screen

Ý tưởng cơ bản là vô cùng đơn giản – khi bạn đặt ngón tay của mình hoặc bút kim lên màn hình , nó thay đổi trạng thái của thiết bị đang bị theo dõi . Trong màn hình dựa vào sóng âm hoặc sóng ánh sáng , ngón tay của bạn chặn hoặc phản xạ lại một số sóng .

Màn hình Touch-Screen dùng phương pháp điện dung dùng những vật liệu điện dung để tích trữ điện tích ; khi chạm vào màn hình làm thay đổi tổng số điện tích được nạp tại những vị trí được tiếp xúc .

Màn hình Touch-Screen dùng phương pháp điện trở , sức ép của ngón tay là nguyên nhân dẫn điện và những lớp điện trở của mạch điện chạm vào những lớp khác làm thay đổi điện trở của mạch điện .

Hầu hết những hệ thống trên đều nhận biết tốt vị trí chính xác được chạm tới . Nếu bạn cố tình chạm vào màn hình vài chỗ khác nhau một lúc thì kết quả nhận được sẽ khác nhau . Một số màn hình lại không quan tâm tới tất cả những sự chạm vào sau khi đã có một sự tiếp xúc trước đó . Một số khác có thể nhận biết những sự tiếp xúc liên tục , nhưng phần mềm của họ không thể tính toán vị trí chính xác của mỗi lần chạm . Sở dĩ như vậy là do một số nguyên nhân sau đây bao gồm :

  • Nhiều hệ thống nhận biết sự thay đổi về phía trước theo trục hoặc bằng hướng riêng biệt thay thế của tại mỗi điểm trên màn hình .
  • Một số màn hình dựa vào mức trung bình độ rộng hệ thống để xác định vị trí tiếp xúc .
  • Một số hệ thống lấy phép đo thiết lập đầu tiên là số liệu cơ bản . Khi bạn chạm vào màn hình , bạn đã tạo số liệu cơ bản mới . Khi có sự tiếp xúc thêm vào là nguyên nhân hệ thống lấy phép đo dùng số liệu cơ bản bị sai lại là điểm bắt đầu .

 

 

Hình3 : Màn hình Touch-Screen cơ bản

Apple iPhone lại khác - nhiều yếu tố của Multi-Touch của nó cho phép người dùng chạm vào nhiều điểm trên màn hình một cách liên tục . Ví dụ , bạn có thể phóng to trang Web hoặc những hình ảnh bằng cách đặt ngón tay cái và ngón tay của bạn trên màn hình và trải chúng cách nhau ra . Để quay trở lại , bạn có thể thu ngón tay cái với một ngón khác . Màn hình Touch-Screen của iPhone có khả năng phản ứng cả hai điểm được chạm và di chuyển chúng liên tục .

3. Hệ thống Multi-Touch

Để cho phép chúng ta dùng những lệnh tiếp xúc mà yêu cầu nhiều ngón tay , iPhone cải tiến mới của những công nghệ có sẵn . Màn hình cảm nhận sự tiếp xúc bao gồm lớp vật liệu điện dung , như nhiều màn hình Touch-Screen khác . Tuy nhiên những tụ điện của iPhone được sắp xếp theo hệ thống hàng dọc . Mạch điện của nó có thể cảm nhận thay đổi tại mỗi điểm cùng với lưới . Nói một cách khác , mỗi điểm trên lưới phát ra tín hiệu của nó khi được chạm vào và những tín hiệu đó được gửi tới bộ vi xử lí của iPhone . Điều đó cho phép iPhone xác định được vị trí và sự di chuyển của sự tiếp xúc liên tục trong nhiều vị trí . Bởi vì dựa vào vật liệu điện dung này , iPhone chỉ làm việc khi bạn chạm ngón tay cảu mình , nó sẽ không làm việc nếu bạn dùng bút kim hoặc đeo găng tay bảo hộ không dẫn điện .

 

Hình 4 : Touch-Screen điện dung lẫn nhau gồm lưới của những đường cảm ứng ( Sensing Line ) và những đường dẫn ( Driving Line )để xác định người dùng chạm vào đâu .

 

 

Hình 5 :  Touch-Screen điện dung cùng loại gồm những mạch cảm ứng và điện cực xác định người dùng chạm vào đâu .

Màn hình iPhone nhận biết sự tiếp xúc qua một hoặc hai phương pháp : Điện dung lẫn nhau ( Mutual Capacitance ) hoặc Điện dung cùng loại .

Trong loại hình 4 , mạch điện dung yêu cầu hai lớp vật liệu riêng biệt . Một cho những đường dẫn , mà mang dòng điện , và lớp khác là những đường cảm ứng , mà để nhận ra dòng tại mỗi điểm .

Trong hình 5 dùng một lớp gồm những điện cực riêng biệt được nối với mạch cảm ứng điện dung .

Cả hai đều có thể được dùng để gửi tín hiệu tiếp xúc như là dạng xung điện .

             4. Phiên dịch dữ liệu vị trí được tiếp xúc

Bộ vi xử lí và phần mềm của iPhone là trung tâm để phiên dịch chính xác đầu vào từ màn hình Touch-Screen . Vật liệu điện dung gửi dữ liệu dạng thô về vị trí tiếp xúc tới bộ vi xử lí của iPhone . Bộ vi xử lí dùng phần mềm trong bộ nhớ của iPhone để phiên dịch dữ liệu dạng như là những lệnh và những cử chỉ . Quá trình đó như sau :

  • Tín hiệu được gửi từ màn hình Touch-Screen tới bộ vi xử lí như là xung điện .
  • Bộ vi xử lí dùng phần mềm để phân tích dữ liệu và xác định những đặc điểm của mỗi tiếp xúc . Điều đó bao gồm kích thước , hình thù và vị trí của vùng ảnh hưởng trên màn hình . Nếu cần thiết , bộ vi xử lí sắp xếp những sự tiếp xúc với những đặc điểm tương tự nhau vào những nhóm . Nếu di chuyển ngón tay của mình , bộ vi xử lí tính toán sự khác nhau giữa điểm bắt đầu và điểm kết thúc của sự chạm vào của bạn  .

 

Hình 6 :

  • Bộ vi xử lí dùng phần mềm phiên dịch điệu bộ để xác định cử chỉ nào bạn đã làm . Nó kết hợp sự di chuyển vật lí của bạn với thông tin về những ứng dụng bạn đã dùng và ứng dụng đang làm khi bạn chạm tay vào màn hình .
  • Bộ vi xử lí sắp đặt những lệnh của bạn thành chương trình để dùng . Nếu cần thiết , nó cũng gửi lệnh tới màn hình của iPhone và phần cứng khác . iPhone không quan tâm những việc chạm xa lạ khác .

 

Hình 7

Tất cả các bước trên xảy ra trong chốc lát - bạn nhìn thấy sự thay đổi trong màn hình dựa trên đầu vào của bạn ngay lập tức . Quá trình này cho phép bạn truy cập và dùng tất cả những ứng dụng của iPhone bằng ngón tay của mình .

Những hệ thống Multi-Touch khác

Khi Apple thông báo lần đầu tiên về iPhone  thì trên thị trường không có nhiều hệ thống Multi-Touch . Trường Đại học New York đã phát hành cuộn băng Video là kết quả của sự nghiên cứu về những giao diện Multi-Touch , nhưng chỉ một số hệ thống được sản xuất và ứng dụng trong thực tiễn .

Trong tháng 5 năm 2007 , Microsoft thông báo về hệ thống máy tính Multi-Touch có tên gọi Surface . Surface dùng những Camera và ánh sáng làm giao diện cho Multi-Touch . Theo lộ trình Surface sẽ có mặt trên thị trường vào mùa đông năm 2007 .

 

 

Hình 8 : Hệ thống Surface của Microsoft

 

              5. Những tính năng và những ứng dụng của iPhone

 

 

Hình 8-2

 

Mặt trước của Apple iPhone chỉ có một nút – nút Home . Bấm vào nút Home đưa cho bạn màn hình chính của giao điện đồ hoạ người dùng của iPhone . Ở đó bạn có thể chọn từ 04 tính năng ban đầu của thiết bị dùng những Icon bên dưới của iPhone

 

 

Hình 9

 

  • Phone : Dịch vụ Điện thoại di động GSM hoặc EDGE , cũng như Menu chính bằng hình ảnh
  • Mail : Truy cập Email với dịch vụ POP và IMAP , khả năng HLMT , gửi Email từ Yahoo mail .
  • Web : Chương trình duyệt Web Safari
  • iPod : Âm nhạc và Video

Bạn có thể mở những ứng dụng iPhone khác từ những Icon bên trên của màn hình Home . Chúng bao gồm Lịch , bảng tính , NotePad và Widgets hoặc những ứng dụng nhỏ làm thành những tính năng riêng biệt cho iPhone . Bạn cũng có thể dùng iPhone để kiểm tra tin tức thời tiết , chứng khoán . Mặc dù iPhone không hỗ trợ xem Video dạng Flash , mà YouTube hay sử dụng , nhưng bạn có thể xem Video trên YouTube bằng ứng dụng tương ứng . Những phím và những nút bạn cần tới mỗi ứng dụng chỉ xuất hiện khi bạn cần chúng .

Hình dạng của màn hình thay đổi khi bạn cần nó thực hiện tốt công việc gì - bạn có thể chuyển màn hình từ thẳng đứng sang nằm ngang bằng cách để nghiêng iPhone .

Có dụng cụ đo gia tốc bên trong iPhone cho phép hệ điều hành biết để thay đổi định hướng hình ảnh của màn hình . Điều đó có nghĩa là bạn có thể cuộn qua danh sách dài của file âm nhạc theo chiều dài theo màn hình hẹp , nhưng bạn có thể xem phim với định dạng màn ảnh rộng .