Google Earth hoạt động như thế nào

Phần lớn mọi người trong chúng ta đều đã từng sử dụng chương trình lập bản đồ trực tuyến một lần trong đời.

Đây thật là một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng những người thường xuyên đi lạc khi vượt ra ngoài bán kính 3 dặm quanh nhà, và là một kho tàng vô tận cho những người thích lục lọi những hình ảnh kỳ lạ, thú vị. Bạn cũng có thể tưởng tượng được sự kinh ngạc mà Google Earth đem lại cho cộng đồng Internet, cũng như những nguyên nhân khiên cho chính phủ Hàn Quốc yêu cầu thay đổi chương trình này. 


Hình ảnh khởi động đầu tiên trong Google Earth.

 

Một đối thủ cạnh tranh

Virtual Earth của MSN cũng có tính năng tương tự như Google Earth, gồm các lựa chọn hình ảnh từ vệ tinh và công cụ tìm kiếm địa phương. Ứng dụng này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Google Earth không phải là một ứng dụng bản đồ bình thường. Cứ thử gõ "Denver, CO" vào ô tìm kiếm của Google Earth, và bạn sẽ biết được vị trí của Denver, Colo so với Grand Junction, Colo. cũng như cách để đi từ địa chỉ nhà bạn tới số 1600 phố Curtis, trung tâm thành phố Denver. Tương tự như vậy, bạn cũng sẽ biết được số 1600 phố Curtis có mã bưu điện là 80202, và có 12 cửa hàng café Starbucks trong vòng bán kính nửa dặm tính từ địa chỉ đó. Nếu muốn, bạn có thể zoom out từ địa chỉ 1600 phố Curtis và chứng kiến nó dần dần chìm vào tầm ngắm vệ tinh của trái đất, rồi lại zoom vào như thể bạn đang rơi từ vũ trụ xuống nóc nhà số 1600 phố Curtis vậy. Còn nếu bạn click lên "Forbidden City" (Tử cấm thành) trong cột "Sightseeing", bạn sẽ được trải nghiệm cái cảm giác bay như siêu nhân từ số 1600 phố Curtis ở Denver đến Tử cấm thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc.    

Và rồi bạn chợt nghĩ rằng thế giới thật nhỏ bé.  .

Ứng dụng này rất dễ sử dụng, nhưng ẩn chứa vô số những chức năng thú vị chờ bạn khám phá. Vậy hãy cùng khám phá xem bạn có thể thu được gì từ Google Earth

Google Earth là gì?

Hiện tại bạn có thể download Google Earth về máy tính để bàn của mình, nhưng vẫn phải kết nối Internet để sử dụng nó. Mỗi lần bạn mở Google Earth, nó sẽ tự động kết nối với máy chủ của Google, giúp bạn truy cập vào hàng terabyte dữ liệu địa lý, chính trị, và xuất hiện. Ví dụ như, bạn có thể ngắm một thành phố khi đang kích hoạt một số “lớp” nhất định, bao gồm thông tin về địa hình, dân số, và số liệu tội phạm của khu vực đó. Các lớp này, cùng với tất cả các phím định vị trên bản đồ, bao gồm zoom hay quay tròn, đều nằm trên khung hình Google Earth.


Trang khởi động với thanh công cụ

 

Cái chính ở đây là phiên bản cơ bản của Google Earth là hoàn toàn miễn phí. Tất nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai. Vì thế ngay hôm nay bạn nên download phần mềm này từ địa chỉ Earth.Google.com khi nó còn đang miễn phí. Nếu máy tính của bạn chưa quá 5 tuổi và chạy Windows, Linux hoặc Mac OS X 10.3.9 trở lên, bạn sẽ đáp ứng đủ yêu cầu về hệ thống của ứng dụng này. Còn nếu máy tính của bạn không thể cài đặt được Google Earth, thì hãy đọc tiếp để tìm hiểu xem bạn có thể làm gì sau khi đã nâng cấp chiếc máy cũ kỹ của mình.

Sau khi mở Google Earth và bắt đầu quan sát, bạn sẽ thấy một trong số những vấn đề lớn nhất của chương trình này: một số thông tin ở dạng 3-D, và những thông tin nào không ở dạng 3-D thì vẫn chỉ là những tấm ảnh – không phải bản đồ minh hoạ. Dữ liệu hình ảnh cơ sở được chụp từ vệ tinh và máy bay. 

Mặc dù Google Earth chứa một số lượng lớn tính năng mà bạn sẽ phải mất cả tháng trời mới khai thác hết được, thì những tính năng cơ bản thuộc vào một trong số những danh mục sau đây:   

·       Bản đồ/Chỉ hướng   

·       Tìm kiếm địa phương   

·       Danh lam thắng cảnh

Hãy tìm hiểu kỹ hơn về những tính năng cơ bản này.

Các phiên bản Google Earth

Phiên bản cơ bản nhất của Google Earth là hoàn toàn miễn phí, quả là khó tin đối với một phần mềm tuyệt đỉnh như vậy. Nhưng nếu phiên bản này vẫn chưa làm bạn thoả mãn, hoặc bạn có ý định sử dụng chương trình này để xây dựng các ứng dụng thương mại, vẫn có một số bản Google Earth khác cung cấp tính năng bổ trợ.   

Google Earth Plus có giá$20/năm và đem lại một số tính năng nâng cao, bao gồm độ phân giải in là 1400-pixel (bản Google Earth miễn phí có độ phân giải in là 1000-pixel), khả năng nhập dữ liệu từ một thiết bị GPS (định vị toàn cầu), cùng tính năng GPS thời gian thực. Google Earth Pro có giá 400$/năm và đem lại độ phân giải in là 4800-pixel, hỗ trợ GPS và tính năng dàn trang, đo đạc kích thước vùng cùng nhiều ứng dụng bổ sung như module dựng phim và dữ liệu giao thông. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập Gia đình Google Earth.

 

Những tính năng cơ bản

Cách tốt nhất để làm quen vớiGoogle Earth là bắt đầu từ một địa điểm cụ thể, và xem Google Earth cho bạn biết những gì về địa điểm đó. Vì thế hãy bắt đầu với đại bản doanh của HowStuffWorks tại Atlanta, Ga. Nếu bạn gõ "3350 Peachtree Rd. Atlanta, GA," vào ô tìm kiếm của Google Earth rồi nhấn "Search," và zoom từ ngoài vũ trụ vào trụ sở HowStuffWorks. Giờ đây bạn đã có một tấm ảnh của địa điểm này

 

Để biết thêm các thông tin khác và chuyển bức ảnh trên thành một bản đồ thực sự, bước tiếp theo là kích hoạt một số lớp cần thiết. Các lớp sẵn có gồm nơi ăn uống, nghỉ trọ, ngân hàng, đường phố, địa hình, trung tâm mua sắm, cửa hàng rau quả, trạm xăng, công viên, phương tiện công cộng và một số đặc điểm địa lý khác.   

Để tạo được một tấm bản đồ đẹp mắt với đầy đủ chức năng, có lẽ bạn chỉ cần kích hoạt lớp “roads" (đường phố). Nếu zoom out một chút, bạn sẽ có một tấm bản đồ lái xe trong một khung vực rộng lớn bao quanh  số 3350 đường Peachtree ở Atlanta.

 

Chuyến tham quan của chúng ta quanh thành phố Atlanta bắt đầu từ điểm xuất phát là trụ sở HowStuffWorks, tiếp đến là sân vận động Georgia Dome để xem trận đấu Falcons. Khi click lên phím chỉ hướng của Google Earth, bạn sẽ có được hai thông tin: một là địa chỉ xuất phát (3350 đường Peachtree Atlanta, GA) và hai là địa chỉ kết thúc (1 Georgia Dome Dr NW, Atlanta, 30313). Còn khi click lên phím "Search", hướng đi sẽ được viết và đánh dấu trên bản đồ, có khả năng tự động zoom out để chứa được toàn bộ đường đi từ HowStuffWorks đến sân vận động.

 

Tại Mỹ có thể địa chỉ hoá tới những vị trí trên những thành phố lớn , nhưng tại Việt nam , Google chưa làm được điều này . Bạn chỉ có thể ví dụ tìm theo từ khoá Hanoi để tới thủ đô Hà nội , sau đó dựa vào những điểm mốc trên bản đồ để tìm tới những vị trí mình cần

                                                                                             Bản đồ của Hồ Hoàn Kiếm bằng Google Earth

Làm thế nào để tìm được những thông tin khác?

Bạn có thể lưu, in hoặc gửi qua email tất cả những tấm bản đồ cùng thông tin bạn tìm được bằng cách phím trên thanh công cụ của Google Earth.

Tại thời điểm này, giả sử rằng trận Falcons đã kết thúc và bạn đang nóng lòng tìm một quán ăn nào đó. Đây chính là lúc cần đến tính năng find businesses.

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là định lại trung tâm bản đồ tại sân vận động Georgia Dome bằng cách click chuột trái lên bản đồ rồi kéo nó lên trên cho đến khi Georgia Dome được đặt ở trung tâm (hoặc bạn cũng có thể gõ "1 Georgia Dome Dr." vào ô tìm kiếm ban đầu rồi bay thẳng đến đây – cách này cũng giúp đặt Dome ở vị trí trung tâm). Giờ đây bạn có thể zoom vào để nhìn rõ hơn khung cảnh sân vận động Dome.

 

Để tìm xem gần Dome có những nhà hàng nào, bạn chỉ cần click lên tab "Find Businesses" và gõ "restaurants" trong ô "What" hiện đang để mặc định "Current view" trong ô "Where", sau đó click "Begin Search.” Và đây là kết quả thu được:

 

Tấm bản đồ có được zoom out một chút và đã định lại trung tâm để phù hợp với các kết quả nhà hàng mà vẫn giữ được Georgia Dome trong tầm nhìn. Nhưng đây không phải là cách duy nhất để tìm ra các nhà hàng quanh sân vận động Dome. Bạn cũng có thể kích hoạt lớp "Dining", có chức năng tìm kiếm toàn bộ các nhà hàng trong khu vực mà không phụ thuộc vào bất kỳ từ khoá nào. Và đây là kết quả tìm kiếm theo cách 2:    

 

Giờ đây bạn còn có nhiều lựa chọn hơn nữa.   

Trong phần này, chúng ta đã tìm hiểu được phần lớn các tính năng cơ bản của Google Earth.Nhưng những tính năng này thì hầu hết các ứng dụng bản đồ đều có, mặc dù có thể chúng trông không đẹp bằng Google Earth. Điều làm nên tính độc nhất của Google Earth chính là các chức năng khiến ứng dụng này trở thành một thú vui chứ không chỉ là một công cụ làm việc.   

Những chức năng "không thể tin được"  

Video Flyovers

Cộng đồng Google Earth

Cộng đồng Google Earth có hẳn một forum dành cho người dùng để bàn về các tính năng của chương trình, chia sẻ file, các mẹo tìm hình ảnh và trưng bày những tấm ảnh độc đáo. Hãy vào Google Earth Community để tham gia.

Một trong số những tính năng đáng kinh ngạc nhất của Google Earth là flyover. Ví dụ khi bạn đang xem bản đồ thành phố Atlanta, Ga., và gõ từ khoá “Nepal” vào ô tìm kiếm, thế là chỉ trong nháy mắt bạn đã ở Nepal. Chương trình này sẽ đưa bạn bay đến đó, vì thế bạn có thể quan sát toàn bộ vùng lãnh thổ cùng những quốc gia phía dưới, tựa như khi bạn ở trên máy bay nhìn xuống vậy. Ở cuối màn hình chỉ hướng đi, có một phím “play”. Nếu bạn click phím này, Google Earth sẽ đưa bạn bay qua con đường đã định, quẹo trái quẹo phải đúng như lịch trình, vì thế bạn có thể quan sát chính xác đường đi của mình.   

3-D Views
Google Earth có phiên bản 3-D cho tất cả các thành phố ở Mỹ. Phần lớn chúng không phải là các bản sao chi tiết - chỉ là những khối hình 3-D đơn giản xám xịt, nhưng chí ít cũng đủ để làm bạn cảm nhận rõ hơn các thành phố này. Hiện nay Google Earth đã hỗ trợ kết cấu 3-D (hình ảnh thực). Một số hình ảnh nằm sẵn trong ứng dụng, nhưng giờ đây Google đã cho phép người dùng tự tạo và nhập hình ảnh 3-D của mình bằng cách sử dụng chương trình miễn phí  Google SketchUp. Cũng như với các hình ảnh khác, bạn có thể sử dụng phím "tilt" và "rotate" trên panel định hướng để có được toàn cảnh hình ảnh 3-D.   


Hình ảnh 3-D của thành phố Atlanta

 


Hình ảnh
3-D của thành phố Denver

Sightseeing Across the Globe
Còn nếu bạn chưa có thời gian để đi du lịch vòng quanh thế giới thì Google Earth chính là người bạn thân thiết của bạn. Bạn có thể zoom vào các địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới bằng cách chọn một địa điểm trong ô "Sightseeing", gồm những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất như tháp Eiffel ở Paris, khe núi Grand ở Arizona và thành phố Vatican.


Nhà thờ St. Peter (toà nhà mái vòm nằm phía dưới), Vatican City, Rome

 


Tháp Eiffel, Paris,Pháp

 

OK -- video flyovers, hình ảnh 3-D và các danh lam thắng cảnh trên toàn thế giới … toàn những tính năng thú vị, nhưng hãy chờ xem tiếp những gì mà Google Sky có thể đem đến cho bạn.

Google Sky

Google Earth giúp người dùng có thể bay đến bất cứ nơi nào trên trái đất. Và đến tháng 8 năm 2007, Google tiếp tục giới thiệu Google Sky ( bấm menu View của Google Earth , chọn Switch to Sky ) , tính năng giúp người dùng đi du lịch vòng quanh vũ trụ. 

Chỉ bằng một cú click chuột, người dùng Google Earth có thể chuyển sang Sky Mode và ngược lại. Với những hình ảnh do NASA, Hiệp hội khảo sát số và Khảo sát bầu trời Sloan Digital Sky Survey cung cấp, Google Earth đã tổng hợp được một cái nhìn toàn cảnh khổng lồ về vũ trụ. Người dùng có thể bay đến những vùng không quan xa xăm nhất giống như trong Earth mode vậy. 


Các hành tinh và ngôi sao cùng các vật thể không gian khác trong Google Sky.

 

Cũng như trong phần Earth, Google Sky có rất nhiều lớp để bạn lựa chọn. Bạn có thể tìm các chòm sao bằng cách gõ tên hoặc tự tìm chúng trên màn hình máy tính. Lớp Backyard Astronomy gồm ba danh mục chiêm tinh cung cấp những thông tin chi tiết về một số vật thể không gian nổi tiếng nhất. Bạn có thể đánh dấu các dải ngân hà, các tinh vân, các chòm sao, hoặc các ngôi sao nổi tiếng để biết thêm thông tin về vị trí, lịch sử, nhóm phân loại, và thậm chí cả link đến cơ sở dữ liệu của NASA. Còn mụcHubble Showcase đem đến cho bạn những hình ảnh chụp từ kính viễn vọng Hubble Splace với những thông tin chi tiết về các vật thể vũ trụ.   

Ngoài ra, hai tính năng khác trong Google Sky là Moon in MotionPlanets in Motion cũng khá thú vị. Chúng cho biết đường đi của mặt trăng và các hành tinh khác trong vũ trụ nhìn từ một địa điểm cho trước trên trái đất. NASA chụp những tấm ảnh này khoảng mỗi tiếng một lần trong suốt ba tháng để đảm bảo rằng đường đi này luôn chính xác. Bạn có thể tuỳ chọn thời gian muốn xem bằng cách điều chính thanh trượt. Sau đó bạn chỉ cần click để xem mặt trăng và các ngôi sao chuyển động. Còn nếu bạn chỉ click lên mặt trăng, thì chương trình sẽ cho biết rõ địa điểm, thời gian, khoảng cách đến trái đất cùng độ sáng của nó trên bầu trời. Nếu bạn click lên các hành tinh, bạn sẽ tìm được kích cỡ, khoảng cách và độ sáng của chúng.

Google Sky cũng cung cấp cho bạn hai chuyến đi thú vị vào không gian. User's Guide to the Galaxy sẽ đưa bạn tham quan một số các thiên hà nổi tiếng. Còn tour Life of a Star cho bạn biết vòng đời của một ngôi sao điển hình, từ khi hình thành cho tới lúc tắt. Kèm theo đó là một bảng thông tin về những gì xảy ra với ngôi sao tương ứng với từng giai đoạn. Trong cả hai tour, bạn có thể click từng ngôi sao một, hoặc download cả tour về máy để có một chuyến du lịch dài hơi trong vũ trụ. 

Mô phỏng chuyến bay

Phiên bản mới nhất của Google Earth có bao gồm tính năng mô phỏng chuyến bay. Chỉ cần click vào lựa chọn trong phần Tools và chọn một chiếc máy bay phản lực chiến F-16 hoặc một chiếc máy bay cánh quạt SR22 để có một chuyến bay êm ái hơn. Sau đó, chọn sân bay xuất phát là bạn đã sẵn sàng cất cánh, hay thường gặp hơn là một cú xuất phát khá ê ẩm. Chức năng mô phỏng được kích hoạt bằng cần điều khiển máy bay, nhưng cũng có thể bằng bàn phím và chuột. So với tính năng mô phỏng đầy đủ thì kiểu điều khiển này khá đơn giản, nhưng vẫn rất vui, và có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà Google Earth sẽ giới thiệu trong tương lai.

 

Giờ đây bạn đã biết được sơ qua về những tính năng độc đáo của Google Earth,hãy cùng tìm hiểu Google lấy dữ liệu từ đâu để xây dựng nên ứng dụng hoành tráng này.

Cơ sở dữ liệu của Google Earth  

Tiền thân của Google Earth là một chương trình mang tên Keyhole có giá $90. Khi Google mua lại Keyhole, họ được thừa hưởng hàng terabyte dữ liệu bản đồ số và bắt đầu tạo nên phiên bản đầu tiên của phần mềm miễn phí này. 


ĐỉnhSt. Helens, bang Washington, Hoa Kỳ


Các bản đồ ảnh trên Google Earth chủ yếu đến từ hai nguồn: vệ tinh và máy bay, do các tổ chức như TeleAtlas và EarthSat tổng hợp thành dạng số dùng cho các ứng dụng thương mai. Do dữ liệu của Google đến từ nhiều nguồn khác nhau, nên chúng có độ phân giải khác nhau. Đó là lý do tại sao một số vùng trên trái đất lại có độ nét rất cao ngay cả ở mức độ đường phố, còn một số khác lại rất mờ dù ở khoảng cách xa. Google đang cố gắng để toàn bộ hình ảnh về trái đất đều có độ nét mong muốn. Khi sử dụng Google Earth, bạn không được xem trực hiện hình ảnh trong thời gian thực: theo Google, thông tin bạn nhận được không quá ba năm, và vẫn đang được cập nhật khi có dữ liệu mới.   

Trong Google, một số quốc gia như Mỹ, Canada và Anh có độ nét hình ảnh rất cao ở mức độ đường phố, vì thế bạn có thể zoom vào và xem tên đường cũng như các cửa hiệu trong thành phố, và tìm hướng đi từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra cơ sở dữ liệu Google cũng có một lượng lớn thông tin về những khu vực khác như Tây Âu, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng “phần còn lại của thế giới” thì thường bị xao nhãng. Mặc dù bạn có thể zoom vào và có được hình ảnh rất rõ nét về các kim tự tháp Ai Cập, nhưng bạn không thể xem được tên đường hoặc tìm được cửa hàng bán rau quả nào trong thành phố. Tuy vậy, hiện tại Google đang liên tục bổ sung thêm thông tin cho cơ sở dữ liệu của mình, và các tấm bản đồ đang ngày càng trở nên chi tiết hơn.   

Điều này đưa chúng ta đến một nguồn khác của cơ sở dữ liệu Google Earth: cỗ máy tìm kiếm Google. Một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của Google Earth chính là sự hợp tác của nó với công cụ tìm kiếm Google. Như đã đề cập ở trên, khi xem một thành phố, bạn có thể tìm các quán café, nhà hàng, cửa hàng rau quả, quán bar và vô số các cửa tiệm khác trong khu vực, sau đó bạn có thể click để tìm thông tin chi tiết từ Google search. Người dùng cũng có thể thêm địa điểm vào bản đồ bằng cách click "Add/Edit a Business Listing” trong thanh công cụ của Google Earth.


Kim tự tháp Ai Cập


Sau khi biết được lượng thông tin khổng lồ bạn thu nhận được là từ đâu ra, chúng ta sẽ cùng chuyển sang cách đưa dữ liệu tới màn hình máy tính của bạn. 

Hiển thị dữ liệu

Khi dùng Google Earth, bạn có thể zoom vào, quay, quét, chuyển góc độ một hình ảnh… như thế đó là sân sau nhà bạn vậy. Nhưng điều thú vị của Google Earth không phải ở chỗ họ tổng hợp và lưu trữ được toàn bộ các hình ảnh trên, mà là ở cách đưa chúng đến máy tính của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với một chiếc modem quay số 56k, bạn sẽ mất khoảng 12400 năm để download một hình ảnh có độ phân giải 1 met từ Google Earth [nguồn: Butler]. Nhưng Google Earth biết cách đem toàn bộ những hình ảnh có độ phân giải cao về trước mặt bạn. Đây chính là một trong những trở ngại chính của chương trình này. 


Hình ảnh địa cầu ảo được tạo nên từ các khối đa giác.

 

Một cách để rút ngắn thời gian download là sử dụng disk cache trên máy tính. Hãy nghĩ đơn giản rằng disk cache là một phương tiện lưu trữ file tạm thời. Nếu máy tính của bạn có thể lưu giữ những hình ảnh kiếm được từ Google Earth trong một thời gian ngắn, nó cũng không cần phải chuyển lại những hình ảnh này từ nguồn ban đầu nếu bạn muốn xem lại chúng. Google Earth dựa vào công nghệ này để đẩy nhanh quá trình chuyển file.   

Một cách khác nữa để có được toàn bộ những thông tin về màn hình máy tính của bạn có liên quan đến cách xử lý và hiển thị bản đồ của máy tính. Google sở hữu một số bằng sáng chế liên quan đến chức năng của Google Earth, trong đó bằng sáng chế quan trọng nhất mang tên Universal Texture. Universal Texture (Kết cấu toàn cầu) sử dụng hai phương pháp để nhận khối lượng lớn thông tin về máy tính của bạn - mip mappingclip stacking .

Mipmaps là tập hợp các hình ảnh bitmaps làm việc trong một kết cấu để tạo nên độ sắc nét cao. Chúng hoạt động theo cấu trúc hình tháp ngược, mỗi tầng lại có độ phân giải cao gấp đôi tầng dưới nó. Các khối này tạo nên hình ảnh 3-D từ ảnh 2-D.

Còn Clip stacks là các phần mipmap khổng lồ có kích thước tối đa nhất định. Việc cắt bớt các file cồng kềnh này đem lại lợi ích rõ rệt -- Google Earth hoạt động dựa trên thực tế rằng người dùng chỉ cần xem một phần hình ảnh mipmap một lúc. Khi người dùng cho chương trình biết họ muốn đến đâu, Google Earth sẽ sử dụng một thuật toán để xem cần dùng đến kết cấu ảo nào, và chỉ dùng những kết cấu đó để tạo nên hình ảnh cuối cùng .

Nói một cách đơn giản, Google Earth đã tạo nên những hình ảnh khổng lồ, độ phân giải cao của toàn thế giới, và chỉ bày từng miếng nhỏ một để máy tính của bạn có thể tiêu hoá được. Khi bạn zoom vào khoảng sân trước nhà bạn, chương trình sẽ xoá đi mọi thứ chỉ trừ khoảng sân đó cùng khu vực xung quanh

Nếu bạn muốn biết thêm về công nghệ này

Avi Bar-Zeev là một trong số những người sáng lập Keyhole và viết nên chương trình "Earthviewer", tiền thân của Google Earth. Ông có nhiều thông tin chi tiết hơn về công nghệ này trên Web site của mình.

 

Còn bây giờ hãy trở lại với Google Earth. Trong phần tới, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách thức để cá nhân hoá Google Earth.

Tuỳ biến Google Earth

Một trong số những yếu tố khiến Google Earth nổi bật hẳn so với các chương trình bản đồ khác là khả năng tuỳ biến mà nó đem lại cho người dùng. Bạn có thể dễ dàng thêm vào các địa điểm trên tấm bản đồ mà bạn tạo ra, chỉ cần vài thao tác đơn giản với thanh công cụ. Còn nếu như vậy vẫn chưa làm bạn vừa lòng, bạn có thể tự nhập file của mình vào Google Earth để hiển thị đường đi, địa điểm, dữ liệu đường biên… Cũng như cách trình duyệt Internet đọc HTML, Google Earth cũng đọc một loại ngôn ngữ có tên KML. Bạn có thể mở file KML của riêng mình trong ứng dụng Google Earth và xem dữ liệu của mình hiển thị trên bản đồ của Google Earth. 

Đôi khi Google Earth còn cho phép tính năng của các hãng thứ ba, bao gồm Discovery Channel, National Geographic, European Space Agency và nhiều tổ chức khác. Các lớp này có thể cho bạn biết các danh lam thắng cảnh, thành tích đạt được, nỗ lực môi trường và các chủ đề chính trị khác. Dưới đây là một số ví dụ: 

Crisis in Darfur– tính năng do Bảo tàng Holocaust Hoa Kỳ phát triển, cung cấp thông tin toàn cảnh vụ diệt chủng tại Darfur. Khi kích hoạt chức năng nằng, khu vực Darfur ở Sudan sẽ hiện ra trên bản đồ. Những khu làng bị binh lính Sudan và lực lượng dân quân Janjaweed huỷ diệt sẽ được đánh dấu. Những vùng đánh dấu này cũng cho bạn biết bao nhiêu người đã phải di dời do vụ thảm sát này. Ngoài ra chức năng này bao gồm cả hình ảnh, video và các bài báo về cuộc khủng hoảng đang diễn ra. 


Khủng hoảng ở Darfur

 

Geographic Web Layer-- lớp này gồm ba lớp phụ: lớp Best of Google Earth Community, lớp Panoramio và lớp WikiPedia.

·       Best of Google Earth tuyển chọn những khu vực phổ biến nhất do người dùng Google tạo nên. Chuyển lớp này lên tag reveals (được đánh dấu bằng chữ “i” thường, màu vàng), rồi click, bạn sẽ có được thông tin về địa điểm cùng các tấm ảnh, thậm chí cả link đến một bộ phim về địa điểm đó.   

·       Với Panoramio, bạn có thể gắn một bức ảnh vào một địa danh rồi upload tấm ảnh đó lên Google Earth. Ví dụ như, bạn gắn các bức ảnh của rạp hát Trung Quốc của Mann với địa điểm Hollywood, Calif. Panoramio sẽ kiểm tra toàn bộ các bức ảnh để đảm bảo rằng chúng tương thích với Google Earth. Ảnh cần phải rõ ràng, chính xác và có địa danh nằm ở trung điểm – chức năng này sẽ không upload ảnh bạn đang ôm con mèo của mình đứng trước tháp Eiffel. Sau khi đã được xác minh, địa điểm có ảnh sẽ được đánh dấu bằng tag Panoramio tag. Click lên tag và tấm ảnh của bạn sẽ xuất hiện.

·       Còn WikiPedia hiển thị những địa danh có link tới các bài viết trên WikiPedia về địa danh này. Bạn có thể tìm được nhiều bài viết về các quốc gia, thành phố, thậm chí là các toà nhà cụ thể.   

Trong phần sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách để cá nhân hoá Google Earth.

Tiếp tục tuỳ biến Google Earth

Wild Sanctuary-- chức năng này sẽ cho phép bạn nghe các chấn động âm thanh do Bernie Kraus thu thập từ khắp nơi trên thế giới, từ rừng mưa nhiệt đới tới các địa cực. Khi bạn click lên một biểu tượng, một cửa sổ sẽ hiện ra và âm thanh bắt đầu nổi lên. Bạn có thể tắt tiếng đi bằng cách đóng cửa sổ này lại. 

NASA– cơ quan hàng không vũ trụ này cũng tạo ra một số ứng dụng khá thú vị trên Google Earth. Một trong số những ứng dụng đó cho phép bạn xem được các hinhf ảnh vệ tinh của sao Hoả, biến Google Earth của bạn thành hành tinh này. Một ứng ụng khác có tên Blue Marble Next Generation, tạo ra hình ảnh đẹp tuyệt vời của Trái Đất nhìn từ ngoài vũ trụ. Ứng dụng này sẽ được kích hoạt khi bạn zoom out để xem hình ảnh toàn bộ Trái Đất rồi chuyển lại chế độ vệ tinh bình thường sau khi bạn đã zoom vào qua bầu khí quyển. Ứng dụng này cũng bao gồm tuỳ chọn kích hoạt lớp Global Clouds thời gian thực, được cập nhật vài giờ một lần. Cần chú ý rằng chỉ có lớp mây là được cập nhật, còn hình ảnh mặt đất bên dưới các đám mây vẫn có thể được chụp từ 3 năm trước. 

 

ChartGeekEarthNC -- ChartGeek là một lớp do Sectional Maps và TAC phát triển, chuyên dùng cho phi công. Tương tự, EarthNC Plus là ứng dụng của DestinSharks.com với một lớp gồm hơn 600 biểu đồ hàng hải. Những biểu đồ này không chỉ là một công cụ thay thế tốt cho tài liệu vật lý, mà còn rất hữu ích cho việc lập trình chuyến bay hoặc chuyến đi bằng tàu biển. 

Ngoài ra, các lớp khác cũng cho phép bạn so sánh trước và sau khi những tấm ảnh được thay đổi. Ví dụ như, bạn có thể xem ảnh vệ tinh của Greensburg, Kan.trước khi khu vực này bị bão tàn phá, rồi so sánh chúng với các bức ảnh được chụp sau khi bão tan. Người dùng cũng có dùng Google Earth để xem một khu vực đã thay đổi ra sao, hoặc ảnh hưởng của bão lũ tới một thành phố.

Google Earth có lẽ là phần mềm miễn phí tuyệt vời nhất hiện thời, và phần lớn người dùng đều hài lòng với những gì nó đem lại -- phần lớn, không phải tất cả. 

Một số lo ngại về Google Earth

Google Earth giúp bất kỳ ai có máy tính nối mạng cũng có thể xem được hình ảnh chụp từ trên không của từng inch vuông trên mặt đất. Vì thế, nhiều người đã tỏ ý lo ngại về vấn đề này.   

Tất cả mọi người đều có phản ứng mạnh mẽ với Google Earth ngay từ lần đầu tiên sử dụng ứng dụng này. Phản ứng thường gặp là sự kinh ngạc và thích thú về khả năng tiếp cận thế giới ngày càng mở rộng. Ngoài ra còn một phản ứng khác, thường diễn ra ngay sau phản ứng đầu tiên, liên quan đến sự khó chịu của con người khi nhìn thấy địa chỉ nhà họ, “Ồ, thật là sởn tóc gáy.” Trong khi con người thường thích quan sát cả thế giới trên máy tính của mình, họ lại không thích cả thế giới nhìn thấy họ. Liệu có người dùng Google Earth nào theo đuổi mục tiêu thuận lợi hơn? Liệu bọn trộm có lợi dụng Google Earth để do thám khu vực nào không?

Có một số vấn đề liên quan tới quyền riêng tư cá nhân cần chú ý. Đầu tiên, thông tin về Google Earth có mặt trên toàn thế giới; và thứ hai, các hình ảnh này có thể lên đến 3 năm tuổi. Không ai có thể sử dụng ứng dụng này để xem ảnh vệ tinh thời gian thực được. Rõ ràng các dữ liệu 3 năm tuổi không có ích lắm đối với bọn trộm. 

Một số người khác lại lo rằng chương trình này tập trung vào an ninh quốc gia. Các quan chức tại nhiều quốc gia đã bày tỏ lo ngại về mức độ chi tiết của thông tin mà Google Earth cung cấp, trong đó có Australia, Anh và Mỹ. Trong thực tế, các phần tử khủng bố có thể lợi dụng chương trình này để có được những hình ảnh vệ tinh chi tiết về toàn thế giới. Nhưng chắc chắn quốc gia phản đối Google Earth dữ dội nhất cho đến giờ là Hàn Quốc. Hiện tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng đối đầu với Bắc Triều Tiên, và người dân Hàn Quốc hẳn rất phiền lòng khi những tay súng Bắc Triều có thể quan sát các khu vực quân sự của Hàn Quốc chỉ bằng một cú click chuột và zoom vào một chút. 


Hình ảnh khu căn cứ không lực Osan, Hàn Quốctrên Google Earth

 

Nói một cách thực tế, nếu Google có thể có được những thông tin này, thì nhiều khả năng Bắc Triều Tiên cũng có được chúng rồi. Hơn nữa, bất kỳ ai tại Hàn Quốc cũng có thể zoom vào một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Google Earth biến việc do thám trở thành trò trẻ con.

Những hình ảnh do Google Earth cung cấp cũng không có gì mới – xét cho cùng thì Google cũng thu thập dữ liệu từ các nguồn khác. Nhưng cách thức đóng gói dữ liệu của họ thì thực sự là một cuộc cách mạng. Bạn không cần phải tổ chức một cuộc tìm kiếm chuyên sâu để lấy được một hình ảnh chụp từ vệ tinh của các kim tự tháp Ai Cập hay của Nhà trắng nữa. Tất cả những gì bạn cần làm là download Google Earth về máy, và bắt đầu quan sát cả thế giới .