Điều bạn cần biết về IPv6

Dường như trong vài năm tới sẽ có một điều thay đổi cơ bản trong cách thức hoạt động của Internet.

Nhà cung cấp Internet đã cam kết sẽ không giới hạn kết nối tuy nhiên việc này lại đòi hỏi các máy tính và thiết bị phải tìm ra một đường kết nối khác cách thức địa chỉ thông thường. Cách địa chỉ hoá hiện tại, ra đời vào cuối những năm 70, đang dần cạn kiệt nguồn địa chỉ mở, do đó, một cách thức địa chỉ mới được gọi là IPv6 được ra đời nhằm tiếp sức cho Internet trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ đã vạch sẵn kế hoạch thì sự thay đổi này có thể nâng cao được tính bảo mật cho máy tính và độ tin cậy cũng như hiệu suất cho các ứng dụng. Tuy nhiên nếu cứ chờ đến phút cuối cùng thì bạn có thể sẽ bị lộn xộn với những bản cập nhật thiết bị tốn kém và bỏ lỡ đi cơ hội biến một sự thay đổi cần thiết thành động lực thúc đẩy kinh doanh.

IPv6 đã được cả ngành công nghiệp mạng chào đón và phổ biến từ nhiều năm trước, tuy nhiên vẫn không hề có một buổi ra mắt lớn nào trên toàn thế giới. Ở một vài nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á và một số nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cũng như các công ty liên quan đang dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi. Mặc dù vậy, hiện nay đã có rất nhiều người thừa nhận rằng trong vòng hai năm tới địa chỉ IP sẽ dần cạn kiệt đáng báo động, điều này sẽ gây sức ép đối với quá trình chuyển đổi rộng lớn.

IPv6 là gì?

Vào năm 1981, chỉ những chiếc máy tính có thể truy cập được Internet là thuộc của quân đội hoặc của các tổ chức nghiên cứu. Trong môi trường 8-bit ấy, Internet Protocol 4 (IPv4) đã cung cấp một số lượng không giới hạn những địa chỉ 32-bit, cho phép địa chỉ hóa gần 4 tỉ ( 232 ) các thiết bị kết nối. Phát triển nhanh chóng trong gần 30 năm, có thêm hàng triệu, hàng triệu người sử dụng sau đó và hạn chế của những địa chỉ ấy đã hiện ra trước mắt. Một khi tất cả các địa chỉ đều được sử dụng thì về mặt lý thuyết, sẽ không thể có một thiết bị mới nào có thể kết nối với Internet.

Có cách sáng tạo để sửa hạn chế không gian địa chỉ . Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet ,cũng như các khách hàng và các doanh nghiệp nhỏ , dấu đi một mạng lưới rộng lớn đằng sau số lượng nhỏ những địa chỉ IP công cộng bằng việc sử dụng NAT ( Network Address Translation ). Mặc dù cách khắc phục này có thể giúp cho nhiều thiết bị truy cập được Internet thì tính phức tạp của nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất mạng. Đặc biệt là trong các quốc gia đang phát triển, đang tiến hành đấu giá chợ đen những miền địa chỉ IP cho các công ty và các hãng đang dần tuyệt vọng vì cạn kiệt địa chỉ.

Địa chỉ Internet IPv4 tồn tại dưới dạng 4 nhóm số, chẳng hạn như: 70.42.185.10. Điều này khác với URL, chẳng hạn như: www.tuvantinhoc1088.com được máy chủ DNS chuyển đổi thành những địa chỉ IP dạng số . Một URL có thể được gắn với nhiều địa chỉ IP, hoặc nhiều URL có thể chỉ ra một địa chỉ duy nhất.

Vào năm 1998, ICANN ( Internet Corporation for Assigned Names and Numbers ) đã phê chuẩn một giao thức mới, mang tên IPv6. Nó chuyển thành không gian địa chỉ IP dài 128-bit , điều này có nghĩa là có khoảng 340x1036  địa chỉ . Không gian được mở rộng này có một ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển Internet trong tương lai.

 \"\"

Những ích lợi của IPv6

Những lợi ích của IPv6 bao gồm một độ bảo mật của giao thức này cao hơn. Địa chỉ IPv4 được thiết kế cho một số lượng nhỏ người dùng Internet khi mà chưa có ý tưởng bảo vệ chống lại những kẻ bất lương . IPv6 thì lớn hơn, đã có kinh nghiệp hơn từ IPv4 , do đó nó có khả năng xác minh và nhận dạng các địa chỉ IP , đồng thời thiết lập sự tin cậy giữa các Router. Tuy nhiên nó cũng nên được thiết kế chặt chẽ hơn chống lại những tội phạm trên mạng như kiểu tấn công bắt chước địa chỉ IP khiến cho người dùng nhận dạng sai địa chỉ nơi gửi .

Những Router IPv6 và tường lửa sẽ giúp bảo vệ tốt hơn để chống lại những đợt tấn công vô danh một cách đơn giản . Đồng thời, chúng sẽ tạo ra các kết nối an toàn cho hệ thống máy tính doanh nghiệp trong việc chuyển giao các dữ liệu tài chính hay các dữ liệu quan trọng khác từ máy chủ sang các máy con.

Hơn nữa, IPv6 cũng cho phép bảo mật cao hơn và hiệu suất lớn hơn cho các ứng dụng doanh nghiệp , chẳng hạn như tự động sắp xếp công việc và duy trì mối quan hệ thanh toán - cung cấp đối với khách hàng.

Kiếm soát của IPv6 tốt hơn trong cách định hướng thông tin giữa các máy tính có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ và các ISP tăng được hiệu suất và độ tin cậy của mạng .

 Thêm vào đó, IPv6 cũng có thể kiểm soát tốt hơn việc các phương tiện truyền thông và các ứng dụng quan trọng hoạt động trên một mạng , và cho phép sự chuyển đổi nhanh hơn trên các mạng VPN. IPv6 cũng có thể thúc đẩy VoIP hoặc những dịch vụ truyền thông thống nhất bởi lẽ nó có thể cải thiện được chất lượng của dịch vụ (QoS) mà cho phép một số loại lưu lượng mạng nào đó, đặc biệt là những loại ít bị gián đoạn, được ưu tiên trong quá trình sử dụng mạng. Ví dụ như một cuộc đàm thoại VoIP hay những đoạn Video truyền trực tiếp trên mạng sẽ là những ưu tiên hàng đầu khi chuyển dữ liệu.

Những bước đầu tiên

Các nhà phân phối và cung cấp dịch vụ sẽ phải làm hết sức mình để bắt đầu cho công cuộc thay đổi này. Những ISP sẽ hướng dẫn các khách hàng, trong khi đó, các tập đoàn lớn sẽ có những đội ngũ có chuyên môn giúp cho sự chuyển đổi. Những doanh nghiệp nhỏ sẽ phải đảm bảo rằng tất cả các thiết bị mạng và phần mềm đều sẵn sàng, được cập nhật và sử dụng cùng lúc khi IPv6 đến. Việc vạch sẵn các kế hoạch sẽ giúp ngăn chặn những gián đoạn không đáng có đối với những kết nối quan trọng thông qua đường truyền Internet. Đồng thời cũng sẽ giúp bạn mua trước các thiết bị và dịch vụ với giá cả thương lượng, hợp lý hơn là mua vào những trường hợp khẩn cấp.

Việc thiết lập một danh sách kiểm tra tất cả các phần của thiết bị mạng và tìm hiểu khả năng IPv6 của nó là một trong những bước đi đầu tiên. Hãy đặc biệt thận trọng khi chú ý tới những hệ thống có khả năng chuyển sang địa chỉ IPv6 với những thiết bị được hỗ trợ đầy đủ các tính năng của IPv6 mà bạn sẽ muốn sử dụng lâu dài.

Nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn sử dụng Internet hầu hết chỉ vì mục đích gửi và nhận email hay những tin nhắn thì bạn phải đảm bảo đủ thiết bị tương thích với IPv6. Mặt khác, nếu doanh nghiệp của bạn bắt đầu xây dựng những ứng dụng hay có những liên kết đối với các ứng dụng của nhà cung cấp, đối tác, khách hàng thông qua Internet; hoặc có mối quan hệ đối với các nhà cung cấp và các khách hàng lớn thì việc lập kế hoạch ngay từ bây giờ có thể giúp bạn ngăn chặn những mối nguy hiểm cho Internet doanh nghiệp sau đó.

Khi chuyển hướng doanh nghiệp của mình sử dụng IPv6, những điểm cần quan tâm chính là ISP của bạn; cơ sở hạ tầng mạng; máy chủ, máy trạm hay những thiết bị cầm tay của người sử dụng. Những thông tin về ISP rất quan trọng nhưng phần lớn bạn không biết đến. Khi ISP và cơ sở hạ tầng mạng có thể sử dụng IPv6 thì máy chủ và máy trạm cũng có thể sử dụng được. Những thông tin tại máy chủ, máy trạm hay thiết bị hầu hết đều được xử lý bởi hệ điều hành Windows, Linux và Mac, nên có thể sử dụng địa chỉ IPv6 và mạng. Ví dụ như Windows 7, bao gồm IPv6 như một giao thức cơ bản, được thiết lập và có cấu hình giống như IPv4. Đây chính là cơ sở hạ tầng mạng mà hầu hết các doanh nghiệp đều có thể sử dụng.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng Internet IPv6

Khi mà ngày càng có nhiều hãng và ISP bắt đầu sử dụng địa chỉ cũng như dịch vụ của IPv6 thì chúng ta sẽ khẳng định được rằng việc chuyển đổi sang IPv6 là đúng đắn, đồng thời đây cũng là lúc thông tin về cơ sở hạ tầng sẽ cần được quan tâm nhiều hơn.

Nếu trong 2 năm trước công ty bạn mua thiết bị đầy đủ cho mạng bao gồm : Router, switch, các thiết bị an ninh, máy in, máy photocopy hay máy fax thì có lẽ nó sẽ sử dụng được IPv6. Nếu thiết bị đó từ 2 đến 5 tuổi rồi thì nó có thể có khả năng dùng IPv6. Tuy nhiên, nếu thiết bị đó đã trên 5 năm, thậm chí khi nó đã sẵn sàng bị hỏng thì việc có thể chuyển đổi sang IPv6 chính là một lý do chính đáng để nâng cấp thiết bị này.

Nhưng thật là không may mắn khi không có một chương trình gắn nhãn “IPv6-Ready” nào dành cho phần cứng. Bạn sẽ phải kiểm tra một chương trình điều hành của sản phẩm và tìm kiếm những tính năng IPv6, hoặc yêu cầu người phân phối nâng cấp lên những tính năng của IPv6 và nếu cần thiết, nên bắt đầu đặt hàng những bản cập nhật phần mềm hay firmware.

Thậm chí nếu cơ sở hạ tầng hay ISP của bạn không thể sử dụng IPv6 thì nó vẫn có thể bắt đầu sử dụng địa chỉ IPv6 nhờ những nơi làm việc hay máy chủ sử dụng những loại giao thức chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 (bao gồm 6to4, Teredo, 6over4 và ISATAP) có sẵn trên hệ điều hành chính. Mỗi một giao thức trên, ở dạng này hoặc dạng khác, sẽ bọc lấy địa chỉ IPv6 trong gói IPv4; điều này rất tốt cho quá trình chuyển đổi nhưng lại không phải là một biện pháp lâu dài vì tính an toàn và ổn định.

Nếu bạn đang sử dụng một loại thiết bị chỉ có IPv4 thì một ngày nào đó, nó sẽ không thể kết nối được với phần còn lại của mạng vì 2 địa chỉ khác nhau đang cùng hoạt động.

Bạn phải kiểm tra tường lửa, hệ thống ngăn chặn xâm nhập, DNS, và những ứng dụng an ninh, dịch vụ khác tương thích với IPv6. Tường lửa cũng có thế dễ dàng khoá giao thức IPv6, và máy chủ DHCP sẽ phải hỗ trợ IPv6 để dùng với những địa chỉ IPv6.

Một khi công ty bạn sử dụng IPv6 thì bạn cũng có thể dùng Website hay những dịch vụ nào đó giúp nhận biết kết nối IPv6. Ví dụ như cả Google (ipv6.google.com) và YouTube (ipv6.youtube.com) đều có thể tìm kiếm giao thức mới này, đồng thời cũng đơn giản hoá việc ghi nhớ khả năng của IPv6 từ mạng của bạn. Đây là một phần kiểm tra khá đơn giản. Bạn chỉ cần gõ IPv6 đằng trước một tên miền (ví dụ: ipv6.google.com) và một Website xuất hiện, như vậy, bạn có kết nối IPv6. Còn nếu không thì chứng tỏ không có kết nối.

Mặc dù sự chuyển đổi này không miễn phí và suôn sẻ đối với các công ty nhưng lợi ích của Internet IPv6 thì còn lớn hơn nhiều so với giá trị của nó. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, hãy kiểm kê lại rồi sau đó lập kế hoạch chuyển đổi, nhờ đó, công ty của bạn sẽ có thể đạt được bước IP tiếp theo mà không gặp nhiều trở ngại.  

 \"\"\"\"