Công nghệ “đám mây” là gì? - Cloud Computing

Hãy giả dụ bạn đang là giám đốc điều hành của một công ty lớn , trong số rất nhiều công việc bạn phải đảm đương có việc đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên của bạn được trang bị đủ thiết bị, cả phần cứng lẫn phần mềm để thực hiện công việc của họ.

Bạn ­không chỉ cần mua cho mỗi người một chiếc máy tính mà còn phải mua cả bản quyền phần mềm cùng toàn bộ các công cụ cần thiết khác. Chưa hết, mỗi khi thuê thêm người mới, bạn lại còn phải mua thêm phần mềm (nếu bản quyền phần mềm bạn đang dùng không cho phép thêm 1 người dùng nữa). Công việc căng thẳng quá mức khiến bạn không thể ngon giấc hằng đêm trên đống tiền của mình. 

\"\"
Một hệ thống “đám mây” điển hình  

Nhưng đừng lo, đã có giải pháp cho những người bận rộn như bạn. Thay vì phải đi đến từng máy tính để cài từng bộ phần mềm, bạn chỉ cần tải một ứng dụng duy nhất. Ứng dụng này sẽ cho phép nhân viên đăng nhập vào một dịch vụ web có chứa toàn bộ những chương mình mà người đó cần cho công việc cua rminhf. Trong khi máy tính của một công ty khác ở cách đó hàng nghìn dặm có thể chạy mọi thứ, từ ứng dụng mail tới chương trình xử lý văn bản và phần mềm phân tích dữ liệu. Đây chính là công nghệ đám mây, một thứ có thể thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính.  

Cô độc như một đám mây

Tuy công nghệ đám mây là một lĩnh vực khoa học máy tính mới nổi, nhưng ý tưởng này đã xuất hiện từ vài năm trước. Sở dĩ nó có cái tên ngộ nghĩnh như vậy là bởi các ứng dụng và dữ liệu đều tồn tại trong một “đám mây” gồm nhiều máy chủ web. 

 

Trong một hệ thống tính toán “Cloud - mây,” sự phân công công việc có sự chuyển dịch đáng kể. Các máy tính địa phương không cần phải làm tất cả những việc nặng nhọc bằng ứng dụng của mình nữa. Thay vào đó mạng lưới máy tính làm nên “đám mây” sẽ quản lý việc này. Do vậy, yêu cầu về phần cứng và phần mềm bên phía người dùng cũng sẽ giảm đi. Thứ duy nhất mà máy tính người dùng cần có là phần mềm giao diện của hệ thống đám mây, một thứ cũng đơn giản như trình duyệt web, sau đó mạng lưới mây sẽ lo liệu mọi thứ còn lại. 

Rất có thể chính bạn cũng đã sử dụng một dạng thức nào đó của công nghệ đám mây. Nếu bạn đang sở hữu một tài khoản email trên một dịch vụ mail trực tuyến như Hotmail, Yahoo! Mail hay Gmail thì bạn đã có kinh nghiệm trong việc làm việc với “đám mây.” Tức là thay vì phải chạy ứng dụng mail trên máy, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản email từ xa. Phần mềm mail và toàn bộ dữ liệu thư từ đều không được lưu lại trên PC của bạn – nó nằm trong đám mây của nhà cung cấp dịch vụ.

Nhưng điều gì làm nên một hệ thống mây? Hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Cấu trúc đám mây

Khi nói về một hệ thống mây, ta nên chia nó ra thành hai phần riêng biệt: mặt trước ( Front End )mặt sau ( Back End ) kết nối với nhau qua một mạng , thường là mạng Internet. Mặt trước là máy tính người dùng, hay còn gọi là máy khách ( máy Client ) . Còn mặt sau chính là phần “đám mây” của hệ thống. 

Mặt trước gồm có một máy tính Client và một ứng dụng cần cho việc truy cập hệ thống mây. Không phải tất cả các hệ thống mây đều sử dụng cùng một giao diện. Các dịch vụ như ứng dụng mail thì nằm ngay trong trình duyệt web như Internet Explorer hay Firefox. Còn các hệ thống khác thì có ứng dụng riêng giúp máy khách truy cập mạng lưới. 

Máy chủ ảo

Máy chủ hầu như không bao giờ chạy hết công suất. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng năng lượng xử lý sẽ bị lãng phí. Nhưng bạn có thể lừa máy chủ rằng thực ra bản thân nó gồm nhiều máy chủ, mỗi máy sử dụng một hệ điều hành độc lập. Công nghệ này mang tên ảo hóa máy chủ. Bằng cách tối đa hóa số lượng máy chủ cá nhân, công nghệ này sẽ giúp giảm nhu cầu về máy chủ thực tế. 

 


Mặt sau của hệ thống bao gồm nhiều máy tính, máy chủ và hệ thống lưu trữ dữ liệu gộp thành “đám mây” các dịch vụ web. Về lý thuyết, một hệ thống mây có thể bao gồm bất kỳ chương trình nào, từ trình xử lý dữ liệu tới trò chơi điện tử. Thường thì mỗi ứng dụng sẽ có máy chủ riêng của nó. 

Hệ thống được điều hành bởi một máy chủ trung tâm chuyên điều phối băng thông và câu lệnh máy khách gửi đến để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi. Máy chủ này hoạt động theo một tập hợp các quy luật gọi là giao thức và sử dụng một loại phần mềm đặc biệt mang tên middleware. Middlewarecho phép các máy tính trong mạng liên lạc được với nhau. 

Nếu một công ty quản lý công nghệ đám mây có quá nhiều khách hàng, họ sẽ phải đối phó với nhu cầu rất cao về không gian lưu trữ. Một số công ty cần đến vài trăm thiết bị lưu trữ số. Và để lưu được toàn bộ thông tin máy khách, các hệ thống mây cần ít nhất gấp đôi số lượng thiết bị lưu trữ đó để phòng trường hợp hỏng hóc. Một  hệ thống mây cần copy lại toàn bộ thông tin máy khách rồi lưu nó vào các thiết bị khác. Bản copy này sẽ giúp máy chủ trung tâm truy cập được vào máy sao lưu để phục hồi dữ liệu trong trường hợp khó khăn. 

Lưới, đám mây và tiện ích 

Công nghệ đám mây có liên quan mật thiết tới công nghệ lưới công nghệ tiện ích. Trong một hệ thống lưới, một máy tính có thể truy cập và sử dụng tài nguyên trên tất cả các máy tính khác trong hệ thống. Còn trong một hệ thống mây thì điều này chỉ xảy ra với mặt sau của hệ thống. Công nghệ tiện ích là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty trả tiền cho một công ty khác để được phép truy cập ứng dụng máy tính hoặc kho lưu trữ dữ liệu. 

 

Vậy những ứng dụng nào có thể sử dụng công nghệ này? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo. 

Ứng dụng đám mây 

Thực ra ứng dụng của công nghệ đám mây là vô giới hạn. Chỉ cần có một middlewarephù hợp là một hệ thống mây có thể xử lý tất cả các chương trình như bất kỳ một máy tính bình thường nào khác. Tất cả các loại phần mềm, từ trình xử lý văn bản tới ứng dụng tin học tùy biến được thiết kế cho một công ty cụ thể nào đó đều có thể tự do hoạt động trong “đám mây.”   

Các ông lớn về công nghệ đám mây

Một số công ty đang nghiên cứu công nghệ đám mây chính là những người khổng lồ trong ngành máy tính. Microsoft, IBM và Google đều đang đầu tư hàng triệu đôla vào việc nghiên cứu. Một số người còn nghĩ rằng Apple cũng sẽ tìm hiểu khả năng sản xuất phần cứng giao diện dành cho hệ thống công nghệ này. 

 

Tại sao nhiều người lại muốn gửi gắm ứng dụng và dữ liệu của mình cho một hệ thống máy tính ngoài? Dưới đây là một trong số những lý do chính: 

\"*\"       Khách hàng muốn truy cập vào các ứng dụng và dữ liệu của mình từ mọi nơi và vào mọi thời điểm. Họ có thể truy cập vào hệ thống mây từ bất kỳ máy tính nào nối mạng Internet. Dữ liệu của họ không còn bị giới hạn trong ổ cứng nữa mà có thể mở rộng ra thậm chí ngoài mạng nội bộ công ty. 

\"*\"       Công nghệ này giúp giảm chi phí phần cứng, khách hàng không cần thiết phải lắp đặt những thiết bị đắt tiền, mua những chiếc máy tính nhanh nhất với bộ nhớ lớn nhất nữa, bởi hệ thống mây sẽ lo liệu mọi việc này cho bạn. Vì vậy bạn chỉ cần sắm cho mình một chiếc máy đầu cuối rẻ tiền gồm có một màn hình, một bàn phím, một chuột và vừa đủ khả năng xử lý để chạy phần mềm middleware mà thôi. Bạn cũng chẳng cần đến một ổ cứng lớn bởi bạn đã có hẳn một chiếc máy tính từ xa chuyên lưu dữ liệu cho mình. 

\"*\"       Các công ty hoạt động chủ yếu trên máy tính cần đảm bảo rằng họ đã trang bị đúng loại phần mềm cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Hệ thống mây cho phép những công ty này tự do truy cập các ứng dụng cần thiets mà không cần mua bản quyền cả một bộ phần mềm cho từng nhân viên. Họ chỉ cần trả một lượng phí định kỳ cho công ty cung cấp dịch vụ đám mây mà thôi. 

\"*\"       Máy chủ và các thiết bị lưu trữ khác cũng rất tốn diện tích. Một số công ty thậm chí phải thuê chỗ chứa máy chủ bởi họ không có đủ không gian cần thiết. Với công nghệ đám mây, các công ty này đã có thể lưu dữ liệu trên thiết bị của người khác, chuyển gánh nặng về không gian lên mặt sau của hệ thống mây. 

\"*\"       Công nghệ đám mây giúp các công ty không phải chi tiền cho đội hỗ trợ IT. Theo lý thuyết thì cả những thiết bị phần cứng chuyên dụng cũng ít gặp vấn đề hơn so với một mạng lưới gồm những máy tính và hệ điều hành giống hệt nhau. 

\"*\"       Nếu mặt sau của hệ thống mây là một hệ thống lưới thì khách hàng còn tận dụng được toàn bộ khả năng xử lý của mạng lưới. Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu vẫn thường phải làm việc với những phép tính phức tạp đến nỗi các máy tính đơn lẻ phải mất hàng năm trời mới giải quyết xong. Còn trên hệ thống lưới, người dùng chỉ cần gửi phép tính đó lên cho đám mây xử lý. Đám mây sẽ thu hút toàn bộ năng lượng xử lý của các máy tính sẵn có ở mặt sau, từ đó đẩy nhanh quá trình tính toán.  

Vẫn như ngày xưa

Công nghệ đám mây có thể biến máy tính gia đình thành những giao diện đầu cuối đơn giản. Xét từ một khía cạnh nào đó thì đây thực ra là một bước lùi. Bởi các máy tính “cổ xưa” thường có thiết bị đầu cuối nối dây. Mỗi máy đầu cuối có một màn hình và một bàn phím, nhưng chỉ có vai trò làm giao diện cho máy tính chính. Bạn không thể lưu thông tin trên máy đầu cuối nội bộ được.

 

\"\"

Tuy những lợi ích của công nghệ đám mây có vẻ rất thuyết phục, nhưng liệu nó có bất lợi gì không? Hãy đến với phần tiếp theo. 

Những lo ngại xung quanh công nghệ đám mây

Có lẽ mối lo lớn nhất của người dùng đối với công nghệ đám mây chính là tính an ninhriêng tư. Nhiều người không dám giao phó những dữ liệu quan trọng cho một công ty khác. Các giám đốc điều hành cũng ngần ngại khi đề cập đến công nghệ đám mây bởi khi đó họ không thể bảo vệ thông tin mật của mình bằng két sắt và chìa khóa được. 

Tuy nhiên, nhiều người phản đối quan điểm này cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ đám mây tồn tại nhờ danh tiếng của họ. Việc đảm bảo sự an toàn cho khách hàng đã làm nên lợi nhuận cho những công ty này. Nếu không họ sẽ mất tất cả khách hàng đang có. Khi sử dụng những công nghệ tối tân nhất để bảo vệ dữ liệu khách hàng, các công ty cung cấp đang bảo vệ lợi ích của chính mình. 

\"\"

Nhưng vấn đề riêng tư lại là chuyện khác. Nếu một khách hàng có thể đăng nhập vào ứng dụng và dữ liệu của mình từ bất cứ địa điểm nào thì cũng rất có thể tính riêng tư của họ cũng không còn nữa. Và các công ty cung cấp dịch vụ đám mây cần tìm cách để bảo vệ sự riêng tư cho khách hàng. Một trong số những cách này là sử dụng công nghệ nhận dạng như username và password, hoặc dùng định dạng cấp phép – mỗi người dùng chỉ được phép sử dụng các dữ liệu và ứng dụng liên quan đến công việc của mình.   

Cẩn thận, bạn đang bị theo dõi!

Giới tin tặc thường dùng một số cách đột nhập có thể khiến những công ty sử dụng “đám mây” hết sức đau đầu. Một trong số các cách này là key logging (theo dõi bàn phím). Một chương trình key logging sẽ ghi lại toàn bộ những gì người dùng đã gõ từ bàn phím. Vì thế nếu cài được chương trình key logging lên máy tính nạn nhân, tin tặc có thể biết được nạn nhân đã gõ username và password nào. Tất nhiên, nếu máy tính của người dùng chỉ là một chiếc máy đầu cuối đã được phân luồng, tin tặc sẽ không thể cài được chương trình này. 

 

Một số câu hỏi liên quan đến công nghệ đám mây lại mang đầy tính triết lý, như: liệu người dùng hoặc công ty đăng ký dịch vụ đám mây có được sở hữu dữ liệu không? Hay chính công ty cung cấp dịch vụ mới là người sở hữu chúng? Liệu một hãng cung cấp “mây” có quyền không cho khách hàng đăng nhập vào chính dữ liệu của mình hay không? Nhiều công ty, hãng luật và trường đại học đang tranh cãi sôi nổi về vấn đề này cũng như nhiều câu hỏi khác liên quan tới công nghệ đám mây. 

Và liệu công nghệ đám mây sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác như thế nào? Ngay trong giới IT nhiều người cũng đang lo ngại về tác động của công nghệ đám mây lên ngành sửa chữa và bảo trì máy tính. Còn nếu một công ty chuyển sang sử dụng hệ thống máy phân luồng, nhu cầu về IT của họ cũng giảm đi. Theo một số chuyên gia trong ngành thì nhu cầu việc làm IT có thể sẽ chuyển sang mặt sau của hệ thống mây. 

Hệ thống máy tính tự trị

Trong cộng đồng khoa học máy tính có tồn tại một lĩnh vực nghiên cứu mang tên công nghệ tự trị. Hệ thống máy tính tự trị có khả năng tự quản lý và tự tiến hành những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và khắc phục vấn đề. Hiện tại hệ thống này vẫn đang ở dạng lý thuyết. Nhưng nếu nó trở thành thực tế, rất nhiều nhân viên bảo trì máy tính sẽ mất việc.   

 

\"\"