3D hoạt động ra sao ?

Hiện bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại là một bộ phim 3D, và điều này cùng với sự xuất hiện của những chiếc TV 3D khổng lồ tại triển lãm CES 2010 là một dấu hiệu cho thấy hướng đi rõ ràng mà ngành công nghiệp này đang hướng tới.
Bạn đang di chuyển qua một chiều không gian khác, không chỉ là hình ảnh và âm thanh mà còn cả tiền bạc nữa. Hiện bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại là một bộ phim 3D, và điều này cùng với sự xuất hiện của những chiếc TV 3D khổng lồ tại triển lãm CES 2010 là một dấu hiệu cho thấy hướng đi rõ ràng mà ngành công nghiệp này đang hướng tới. 

 

Dựng hình 3D đã xuất hiện từ lâu và không để lại mấy ấn tượng, nhưng trong vài năm gần đây mọi thứ đã thay đổi. Sự hồi sinh của công nghiệp ảnh 3D số hóa, kết hợp với chất lượng cao và công nghiệp xem không nhòe cuối cùng cũng đảm bảo cho một ngành công nghiệp lớn mạnh và làm thay đổi quan điểm của người dùng. Hiện tại công nghiệp 3D mới chỉ tập trung vào những bộ phim như Avatar, nhưng nó sẽ dần lan tới game 3D, web 3D và nhiều lĩnh vực khác. Vậy công nghiệp 3D hoạt động ra sao? Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào? 

\"\"

Khả năng cảm nhận thế giới xung quanh ta theo 3 chiều dựa trên thực tế là chúng ta có 2 mắt đặt cạnh nhau. Khoảng cách này khiến cho hình ảnh được mắt thâu tóm sẽ có độ lệch tương đối so với mắt còn lại – nếu nhìn vào một cái cọc cắm trước một cái cọc thứ hai, mắt phải sẽ thấy cái cọc số 1 nằm lệch về phía bên phải hơn so với mắt trái. 

Dễ dàng nhận ra điều đó nếu nhìn vào thứ gì đó và nhắm một mắt lại. Vật thể ở càng gần thì độ lệch càng lớn. Bộ não người được “lập trình” để tự động nhận ra sự khác biệt này và đánh giá khoảng cách đến vật phụ thuộc vào độ lệch nó nhận ra.  

\"\"

Hai hình ảnh 3D stereo từ năm 1936.

Vì thế, những người bị hỏng mắt không thể cảm nhận được khoảng cách một cách chính xác, đó là lý do tại sao hình ảnh TV lại phẳng, bản thân hình ảnh không có các lớp chiều sâu và cả hai mắt đều cảm nhận nó như nhau. 

Với phim ảnh 3D, người chụp ảnh dùng 2 camera đặt cạnh nhau, cũng như mắt của chúng ta. Kết quả thu được là hai cuộn phim – một cho mắt phải và một cho mắt trái. 

\"\"

Tuy nhiên một số phim vẫn được quay bằng camera thường, nhưng sau đó chuyên gia đồ họa sẽ “chuyển” cuộn phim đó thành hai bằng cách cắt từng hình ảnh thành từng lớp rồi dùng một số thủ thuật để mô phỏng lại khoảng cách cần (như trên). Một số nhiếp ảnh gia 3D vẫn cùng một camera bình thường, chụp một tấm hình, chuyển camera sang góc độ khác, rồi chụp tấm tiếp theo. Cách làm này đã được sử dụng từ nhiều năm nay, và nếu ghé thăm Bảo tàng bay, bạn sẽ thấy các hình ảnh 3D được chụp theo cách này trong thời thế chiến II.   

Phần khó khăn nhất là chiếu lại các hình ảnh này. Ý tưởng ở đây là đưa tấm phim bên trái sang mắt trái, và tấm phim bên phải sang mắt phải.

Có rất nhiều cách nhưng cách phổ biến nhất là dùng cặp kính xanh-đỏ thường gặp, dựa vào kỹ thuật tô màu hình ảnh bên trái và bên phải rồi đặt chồng chúng lên nhau. Sau đó tấm kính sẽ dùng bộ lọc màu để lọc hình ảnh ứng với từng mắt. Như vậy não bộ sẽ có hai hình ảnh rời cho từng mắt, và kết hợp lại để đem đến cho chúng ta cảm giác 3D. 

\"\"

Vấn đề ở đây là bộ lọc màu kiểu này không chính xác lắm, vì thế mỗi mắt sẽ nhìn thấy một “bóng ma” mờ mờ của hình ảnh dành cho mắt bên kia. Do đó hình ảnh nhận được có màu sắc không được nét  và có các vùng màu đỏ và xanh rõ ràng. Có những bộ phim cũng dùng cách này nhưng với màu khác, như phim Coraline dùng màu vàng và màu lục lam, nhưng đây vẫn chưa phải là giải pháp tốt. 

\"\"

Vài năm trước, một phương pháp trình chiếu mới ra đời, dựa trên kính phân cực. Kỹ thuật này dựa vào thực tế rằng ánh sáng có phân cực. Hãy tưởng tượng sóng hình di chuyển giống như cánh máy bay, tức là theo phương ngang. Nếu chiếc máy bay nhào lộn sang hai bên, cánh máy bay có thể chuyển sang phương thẳng đứng. Ánh sáng thường là tập hợp của các loại sóng cả ngang và dọc cùng với nhiều góc độ khác, nhưng khi dùng một bộ lọc đặc biệt, bạn có thể khóa được các sóng này. Đây được gọi là bộ lọc phân cực, và khi nhìn vào sự vật qua bộ lọc này, chỉ những ánh sáng có góc độ nhất định mới lọt qua được. 

Với phim 3D, bộ lọc này sẽ được áp dụng với hai góc độ lên hai tấm phim, rồi chồng chúng lên nhau. Mắt thường sẽ chỉ nhận thấy hình ảnh mờ nhạt, nhưng sau khi đeo một cặp kính có bộ lọc tương ứng lên, ánh sáng từ hình ảnh bên trái sẽ đi theo một góc độ nhất định, còn ánh sáng từ hình ảnh bên phải sẽ đến từ một góc khác. Cả hai góc này đều đến được cả hai mắt, nhưng bộ lọc bên trái chỉ cho phép ánh sáng có góc độ số 1 lọt qua, còn bộ lọc bên phải chỉ cho phép ánh sáng có góc độ số 2 lọt qua. Kết quả cũng tương tự -- mỗi mắt chỉ nhìn thấy hình ảnh tương ứng với nó. Các bộ lọc này đều màu xám nên không có hiện tượng nhiễu màu, và việc lọc rất chính xác nên hình ảnh được chia tách rõ ràng và người xem không nhận thấy “bóng ma” nào cả.   

\"\"

Một kỹ thuật thứ 3 đang được một số loại TV 3D gia đình sử dụng lại khai thác kính hoạt động đồng bộ, dựa trên thực tế là hình ảnh trên TV được Refresh ở tốc độ cao. Như đã biết, mỗi bộ phim là một loạt hình ảnh được chiếu rất nhanh, tạo ra ảo giác về chuyển động. Với 3D, chuỗi hình ảnh này được chuyển động không ngừng – một ảnh cho bên trái, một ảnh cho bên phải, rồi lại chuyển sang trái. Người xem sẽ đeo một cặp kính điện tử được thiết kế để đồng bộ với TV. Trong quá trình chiếu ảnh bên trái, mắt phải không nhìn được, và ngược lại. Tốc độ chiếu đủ nhanh để người dùng không nhận thấy khoảng trống, mặc dù một số người gặp phải ứng phụ là đau đầu hoặc chóng mặt. Một nhược điểm nữa là các cặp kính này rất cồng kềnh và đắt tiền, vì thế hãy chuẩn bị dành kha khá tiền nếu muốn chơi game 3D.

\"\"Kỹ thuật thứ 4 thì đặt một thấu kính đặc biệt lên màn hình TV, chia màn hình thành nhiều thanh thẳng đứng, tương tự như các hình ảnh 3D dạng hạt vẫn thấy trên quảng cáo trên giấy. Từng hình ảnh trong số 2 hình ảnh được cắt thành các dài nhỏ, rồi, tấm chắn thấu kính sẽ chiếu các dải bên trái cho mắt phải, và ngược lại. Kết quả thật tuyệt vời bởi bạn không cần đeo kính, nhưng vấn đề là tầm nhìn bị hạn chế. Cứ thử di chuyến sang bên phải hoặc trái, bạn sẽ thấy hình ảnh bị phá vỡ, thậm chí cả cảm giác chóng mặt nữa.   

Vậy kỹ thuật nào sẽ chiến thắng? Thật khó để dự đoán bởi hiện có rất nhiều bộ phim 3D dùng kính bằng bìa giấy để xem, và có thể xem trên bất kỳ chiếc TV nào, nhưng loại kính phân cực cũng rất rẻ và là một giải pháp tốt. Rất có thể những chiếc TV tương lai sẽ hỗ trợ cùng lúc nhiều kỹ thuật, bởi động lực của chúng là rất lớn. Một kỹ thuật nữa cũng có khả năng trở nên phổ biến là phần mềm máy tính đặc biệt có khả năng chuyển các hình ảnh phẳng sang dạng 3D. Kết quả không thể hoàn hảo, nhưng với nhiều bộ phim thì thế cũng là quá tốt! 

 \"\"