Sử dụng phần mềm lậu có nguy cơ nhiễm mã độc rất cao

Trước việc ngày càng có nhiều người mua phải phần mềm lậu cài sẵn Malware và gửi khiếu nại lên công ty, Microsoft đã công bố việc tiến hành một loạt chương trình giáo dục tại 70 quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về phần mềm lậu cũng như bảo vệ họ.
Microsoft tăng cường nỗ lực chống sao chép lậu giữa lúc số khiếu nại về phần mềm lậu tăng cao. 

 

Trước việc ngày càng có nhiều người mua phải phần mềm lậu cài sẵn Malware và gửi khiếu nại lên công ty, Microsoft đã công bố việc tiến hành một loạt chương trình giáo dục tại 70 quốc gia nhằm nâng cao nhận thức của người dùng về phần mềm lậu cũng như bảo vệ họ.   

Số lượng những khiếu nại này đã tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua, đạt đến con số 150,000.

"Những khách hàng mua phải phần mềm lậu có nguy cơ bị nhiễm Virus, mất thông tin cá nhân, đánh mất danh tính cũng như phí phạm thời gian và tiền bạc,” David Finn, nhà tư vấn của bộ phận Chống sao chép lậu toàn cầu tại Microsoft cho biết. “Công bố hôm nay chứng tỏ sự quyết tâm của chúng tôi đối với các đối tác, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, nhằm bảo vệ mọi người khỏi tác động xấu của phần mềm lậu.   

\"\"Microsoft cũng đang kêu gọi thực hiện chiến dịch chống sao chép lậu mang tên Consumer Action Day. Sự kiện này bao gồm cả các chương trình giáo dục về quyền sở hữu trí tuệ tại các trường học tại Trung Quốc, mở câu lạc bộ cho các nhà phân phối phần mềm ở Đức để cung cấp phần mềm hợp pháp, một khóa học về rủi ro phần mềm lậu do cơ quan bảo vệ khách hàng của Mexico cung cấp, tiến hành một chương trình bảo vệ trẻ em trên mạng tại Hy Lạp, và nghiên cứu về tác động của nạn sao chép lậu tại Argentina.

Microsoft cho rằng phần mềm giả đang ngày càng trở nên nguy hiểm. Một nghiên cứu năm 2006 của IDC cho thấy 25% số phần mềm lậu cố cài mã độc hại lên máy tính nạn nhân. Gần đây, hãng chống sao chép lậu của Đức Media Surveillance phát hiện thấy trong số vài trăm bản sao chép lậu hệ điều hành Windows, có tới 32% số bản chứa mã độc.   

Tuy nhiên nghiên cứu của IDC lại đưa cả mã không mong muốn – có thể không gây hại – vào cùng nhóm với mã độc, vì thế có thể đã làm trầm trọng hóa số lượng mã độc thực sự tồn tại. Tương tự, việc Media Surveillance đưa cả bản Hack vào báo cáo số lượng mã độc có thể đã làm tăng số lượng mã này so với con số thực tế. 

\"\"Nhưng dù vậy, Markus Schweitzer của Media Surveillance vẫn cho rằng phần mềm lậu đang bị lợi dụng để cài mã độc lên máy tính và biến thành một phần của botnet. 

Hiệp hội phần mềm doanh nghiệp, một tổ chức chống sao chép lậu, cho biết họ đã gửi 19000 lượt yêu cầu đến các website chứa phần mềm độc trong nửa đầu năm 2009, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2008.   

Các công ty sử dụng phần mềm không bản quyền hoặc phần mềm lậu có nguy cơ mất hoặc bị hủy dữ liệu hơn so với người dùng phần mềm hợp pháp tới 73%, cũng như có nguy cơ bị treo máy từ 24 giờ trở lên hơn 73%. 

 

 \"\"