GPU làm cho Password không còn giá trị

Những nhà khoa học vừa mới tuyên bố những bộ vi xử lí đồ họa cao cấp ngày càng trở nên thông dụng thì những Password thông thường không còn đủ sức mạnh để bảo vệ .

Cảnh báo này đưa ra khi mà việc ứng dụng GPU vào các công việc tinh toán khác nhày càng tăng không đơn thuần chỉ phục vụ trong những mcụ đích chơi Game như trước kia .

Nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu , Richard Boyd , thuộc trường đại học Georgia Tech Research , cho biết “ Chúng tôi đã dùng những GPU thông thường để kiểm tra mức độ bảo vệ của các Password thông thường . Chúng tôi có thể tự tin nói rằng Passowrd có 07 kí tự chẳng có nghĩa lí gì để bảo vệ và sức mạnh của GPU lại càng tăng lên thì mối đe dọa cũng sẽ ngày càng tăng lên “.

Theo những nhà nghiên cứu , những GPU cao cấp có thể xử lí gần 2 TeraFLOPS thông tin , một con số mà không nghe thấy 10 năm trước trong những máy tính cá nhân .

Quay trợ lại năm 2000 , siêu máy tính nhanh nhất mà liên kết nhiều máy lại với nhau đạt tới hiệu suất cao nhất chỉ hơn 7 TeraFLOPS .

Những nhà khoa học khẳng định những GPU đã nhanh chóng bẻ khóa bởi vì chúng được thiết kế như là những máy tính song song , khác với cách thức làm việc đã có những vấn đề của lõi bộ vi xử lí .

Khi phát hành Kit phát triển phần mềm cho những Card màn hình của họ , NVIDIA đã cung cấp cho những nhà lập trình các viết trực tiếp tới GPU bằng ngôn ngữ C , mang lại khả năng mới trong đó có cả việc bẻ khóa Password .

Joshua Davis là nhà nghiên cứu của Georgia Tech thì việc bẻ khóa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhất là chúng chỉ dùng những chữc cái không viết hoa “ Chiều dài của Password hiện nay được dùng để chống lại việc bẻ khóa . Bàn phím máy tính có 95 kí tự và mỗi lần bạn thêm một kí tự khác thì khả năng bảo vệ của bạn được tăng lên tới 95 lần “.

Christian Brindley , quản lí kỹ thuật của VeriSSign Authentication nói rằng “ Nhiều người nghĩ rằng họ đã có Passowrd mạnh , dài hơn 12 kí tự bao gồm sự kết hợp giữa chữ cái , số và chữ hoa để tăng sức mạnh . Tuy nhiên ngày nay Password không đủ mạnh để bảo vệ các thông tin nhạy cảm của họ . “.

 \"\"\"\"