Tại sao ứng dụng của Android lại an toàn hơn so với iPhone.

Tính bảo mật trong ứng dụng gần đây đã trở thành tâm điểm của một loạt sự chú ý trong thế giới di động, phần lớn bởi vì một số sự kiện được công bố gần đây đã ảnh hưởng tới một trong số những nền hệ thống chính.

Tất nhiên về phía iPhone có công cụ JailbreakMe có thể bẻ khoá được hệ điều hành của các thiết bị, mà xét về một khía cạnh nào đó nó có thể được mô phỏng cho các ứng dụng độc hại.

Tuy nhiên mặc dù rõ ràng rằng chẳng có một hệ thống di động nào có được tính bảo mật hoàn hảo và cũng không thể có, thì Android lại có một số lợi thế hấp dẫn giúp nó trở nên an toàn hơn so với các ứng dụng của iPhone.

1.     Quyền hạn của ứng dụng

Trên hệ thống Android của hệ điều hành Linux, mỗi ứng dụng chạy trên một phần riêng và theo mặc định thì chúng không thể đọc, viết dữ liệu hay ghi mã cho các ứng dụng khác. Liên kết giữa các ứng dụng rời nhau này chính là một bộ định dạng đặc biệt và một thiết lập tương ứng nhằm kiểm soát chính xác các ứng dụng đặc biệt được phép truy cập và hoạt động.

Do vậy, xét về mặc định, các ứng dụng Android bị hạn chế giống như là việc ngưởi sử dụng Linux không có các ưu tiên "gốc" với khả năng liên kết để gây nguy hại cho toàn hệ thống. Nói các khác, khi Linux giảm thiểu các thiệt hại do virus ảnh hưởng tới người sử dụng cá nhân gây ra trên desktop thì Android cũng hạn chế những nguy hiểm tiềm tàng mà môt ứng dụng độc hại có thể tạo ra.

Để các dữ liệu được chia sẻ qua các ứng dụng của Android, úng dụng này phải được thực hiện rõ ràng và phải thông báo cho người sử dụng. Cụ thể là trước khi cài đặt một cái gì, ứng dụng này phải thông báo khả năng của điện thoại hay dữ liệu mà nó sẽ sử dụng- ví dụ như GPS - và người sử dụng phải cho phép làm điều đó. Việc này không có ngoại lệ đối với cả các ứng dụng hình nền. Vì vậy, nếu người dùng thấy khi cài đặt một ứng dụng hình nền đơn giản mà lại đòi hỏi truy cập vào danh sách hoặc địa chỉ liên lạc của mình thì hãy cân nhắc trước khi tiếp tục.

Trái lại, trên iPhone lại là một chuyện khác. Tất cả các ứng dụng đều được coi ngang nhau và mặc định là có thể truy cập vào nhiều nguồn mà không hề báo trước cho người sử dụng. Vì vậy nếu trên Android, bạn sẽ có thể thấy một ứng dụng bị nghi ngờ là độc hại ngay khi bạn đang cài đặt nó thì trên hệ điều hành iPhone, bạn sẽ không hề biết tới chúng cho tới khi thiết bị của bạn bị nguy hại.

2.     Thị trường ứng dụng

Trái với việc Android giúp người sử dụng kiểm soát các phần mềm độc hại bằng việc đánh giá một yêu cầu ứng dụng trước khi cài đặt nó, thì Apple lại luôn tự kiểm soát chính mình. Thay vào đó, giống như một bậc phụ huynh quá quan tâm tới con cái, nó đòi hỏi phải chấp thuận đối với mỗi ứng dụng hoặc tất cả các ứng dụng trước khi nó được đưa vào App Store - đây chính là một phần trong chiến lược duy trì an ninh của hệ thống iPhone.

Tất nhiên, Android Market, không có những hạn chế như thế, nó phụ thuộc vào người sử dụng đánh giá các ứng dụng mà họ sẽ cài đặt.

Trong khi một số phương pháp của Apple có thể được coi như an toàn hơn đối với người sử dụng thì quá trình không minh bạch này của nó lại khiến chúng ta không biết rõ được công ty này kiểm tra điều gì ở ứng dụng tiếp theo. Do số lượng các ứng dụng ngày càng tăng nên dường như Apple - hay bất cứ một hãng nào khác - không thể xác minh được danh tính của nhà phát triển và đảm bảo các ứng dụng thực hiện đúng theo những gì hãng này hứa hẹn. Do đó mà sẽ rất dễ dàng cho bất kỳ một nhà phát triển nào bổ sung mã độc hại sau khi một ứng dụng được phê duyệt.

Nhưng cho dù bằng cách nào thì rõ ràng rằng vẫn có rất nhiều ứng dụng của Apple được phát hiện có lỗi sau khi đã hiệu chỉnh. Mới gần đây, công ty nghiên cứu an ninh Lookout đã thấy rằng các ứng dụng trên Android nhìn chung ít khả năng bị truy cập vào danh sách liên lạc cá nhân của một người hay xây dựng lại được vị trí của chúng hơn là các ứng dụng của iPhone. Họ cũng thấy rằng gần gấp đôi các ứng dụng của iPhone có thể truy cập được vào dữ liệu liên lạc của người sử dụng.

3.     Độ mở

Mặc dù hệ thống Android không có độ mở được như nhiều hệ thống khác nhưng không thể phủ nhận được rằng nó mở hơn nhiều so với iPhone của Apple. Trong rất nhiều những lợi ích của độ mở chính là mã nằm dưới nền hệ thống có sẵn giúp người dùng và các nhà sản suất trên toàn thế giới giám sát. Có thể không bận tâm tới có bao nhiêu người sử dụng Apple bởi con số này không thê có cách nào để cạnh tranh với điều trên. Kết quả là gì? Việc thêm nhiều người cùng quan tâm để nghiên cứu về các mã cũng có nghĩa là vấn đề được nắm bắt nhanh hơn.

Trong thời đại này, chúng ta đều tin rằng độ mở và sự kiểm soát của người dùng chính là những yếu tố cần thiết để nhanh chóng mở rộng thị trường di động. Mặc dù vẫn có khả năng xảy ra nhưng dường như không một công ty riêng lẻ nào có thể giúp người dùng tránh khỏi mọi nguy hại. Và quả thực, cũng không nên để một công ty riêng lẻ nào chịu trách nhiệm một việc như vậy. Một cách tốt hơn chính là hãy để người sử dụng kiểm soát an ninh cho chính họ và đó chính là cách mà Android đã làm.

 \"\"\"\"