Tại sao Linux lại an toàn hơn Windows

Khi Windows đang quay cuồng trong công cuộc tìm kiếm các phương pháp bảo mật tân tiến nhất thì những người dùng Linux lại có thể ngồi thảnh thơi.

Phần mềm độc quyền an toàn hơn nhờ đó mà nó an toàn hơn. Nếu các Hacker không thể nhìn thấy mã chương trình thì sẽ khó khai thác để xâm nhập vào nó hơn.

Nhưng thật không may mắn đối với những người sử dụng Windows, bằng chứng là cuộc diễu hành của các bản vá không bao giờ kết thúc sắp sửa ra mắt của Redmond. Thực tế, một trong số rất nhiều lợi thế của Linux so với Windows đó là an toàn hơn rất nhiều. Đối với những doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức khác mà không có một đội ngũ chuyên viên an ninh tận tụy thì lợi thế này có thể là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Dưới đây là 5 yếu tố chủ yếu giúp Linux trở nên rất an toàn.

1.     Đặc quyền

Hệ điều hành Linux chắc chắn không thể không hỏng nhưng một trong những lợi thế chính của nó đó là những đặc quyền về tài khoản. Trong Windows, nói chung, những người sử dụng được mặc định truy cập vào hệ thống quản trị, điều này có nghĩa là họ có thể truy cập vào mọi thứ trong hệ thống, thậm chí cả những phần quan trọng nhất. Do đó mà có thể tạo ra Virus. Nó giống như việc bổ nhiệm một kẻ khủng bố vào chức vị cao trong chính phủ.

Ngược lại, với Linux, những người sử dụng thường không có được những đặc quyền “cao nhất” ấy mà họ được cung cấp những tài khoản mức độ thấp hơn. Điều này có nghĩa là cho dù hệ điều hành Linux có bị nguy hại thì Virus cũng sẽ không thể truy cập được vào để lây lan sang toàn hệ thống; mà nhiều khả năng là chỉ có các tệp tin và chương trình của người sử dụng mới bị ảnh hưởng.

2.     Kỹ thuật xã hội

Những kẻ xấu thường lan truyền virus và sâu máy tính bằng việc thuyết phục những người sử dụng làm một điều gì đó mà họ không nên, chẳng hạn như mở những tệp đính kèm chứa virus và sâu. Đây được gọi là Kỹ thuật xã hội và nó quá dễ thực hiện trên Windows. Chỉ cần gửi một email với một file đính kèm độc hại và dòng chủ đề chẳng hạn như “Hãy nhìn những chú chó đáng yêu này!” – hoặc những dòng chữ khiêu dâm – và một số người đã nhấn vào mà không hề suy nghĩ. Và hậu quả là gì? Lối vào phần mềm độc hại được đính kèm đã mở ra với hàng chuỗi những hậu quả tai hại tiềm ẩn ảnh hưởng tới toàn hệ thống.

Nhờ có thực tế là hều hết những người sử dụng Linux không thể truy cập được vào các phần gốc ( root ) , nhưng nó vẫn khó để gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với hệ điều hành Linux bằng việc thuyết phục người dùng làm những điều ngu ngốc. Trước khi có bất cứ sự nguy hại nào có thể xảy ra, người sử dụng Linux sẽ phải đọc email, lưu các file đính kèm, cho phép nó hoạt động và chạy phần mềm đó. Nói cách khác là khả năng bị nhiễm Virus sẽ ít hơn.

3.     Những ảnh hưởng của độc quyền

Tuy nhiên nếu bạn muốn nói về con số chính xác thì không có gì nghi ngờ rằng Microsoft Windows vẫn sẽ chiếm lĩnh hầu hết các máy tính trên thế giới. Về cả email lẫn Outlook và Outlook Express. Và nếu xét về một vấn đề: chẳng hạn như độc quyền, thì nó là một điều tốt với tự nhiên hơn là với công nghệ. Cũng như đa dạng gen di truyền là một điều tốt đối với tự nhiên bởi vì nó giảm thiều được những tác hại của Virus chết người, vì thế đa dạng môi trường máy tính có thể giúp bảo vệ những người sử dụng.

May mắn thay, đa dạng môi trường máy tính chính là một lợi ích khác của Linux. Linux đã có Ubuntu, Debian, Gentoo và nhiều bản khác. Linux thậm chí còn có thể chạy trên nhiều cấu trúc máy tính khác ngoài Intel. Vì vậy việc một con Virus có thể dễ dàng tấn công những người sử dụng Windows hơn vì tất cả họ đều sử dụng cùng một công nghệ thay vì thiết kế để tấn công được một số nhỏ những người dùng Linux là rất khó.

4.     Diện tích lây nhiễm lớn

Cũng giống như những ảnh hưởng của độc quyền, không có gì quá ngạc nhiên khi phần lớn các Virus đều nhằm vào Windows và những desktop cũng theo hệ điều hành này thì cũng không phải là ngoại lệ. Hàng triệu người đang sử dụng cùng một phần mềm chính là một mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công nguy hiểm.

5.     Các nhà phát triển

Theo luật của Linus – được đặt tên theo người sáng tạo ra Linux là Linus Torvalds – cho rằng: “nếu nghiên cứu kỹ thì các lỗi sẽ hết”. Điều này có nghĩa là càng có nhiều nhóm phát triển và các nhà kiểm tra làm việc về một loạt mã code thì nhiều khả năng các lỗi sẽ được phát hiện và sửa chữa nhanh chóng hơn. Nói cách khác, nó trái ngược với lập luận “bảo mật do khó hiểu”.

Với Windows, chỉ có một số giới hạn những nhà phát triển được trả lương để tìm kiếm những vấn đề về code. Họ tuân thủ theo những lịch trình riêng của mình và thường không nói cho bất cứ ai về những vấn đề đó cho tới khi tạo ra được giải pháp. Các doanh nghiệp sẽ không thể thấy thoải mái vì cứ phải phụ thuộc vào công nghệ này.

Trái lại, trong thế giới của Linux, vô số những người sử dụng có thể thấy được mã code bất kỳ lúc nào, giúp một ai đó có thể tìm thấy lỗi sớm hơn. Không chỉ vậy mà người dùng có thể tự sửa lỗi cho chính mình. Microsoft có thể tập hợp được một nhóm những nhà phát triển nhưng ít khả năng nhóm này có thể so sánh được với đội ngũ các nhà phát triển trên khắp toàn cầu của Linux. Chỉ có thể có thêm người nghiên cứu thì mới có thể được củng cố được độ an toàn.

Một lần nữa, không ai có thể nói rằng Linux không bao giờ hỏng; không có một hệ điều hành nào làm được điều đó. Và chắc chắn có những bước mà người sử dụng Linux có thể làm để bảo đảm an toàm cho hệ thống của họ, chẳng hạn như bật tường lửa, giảm thiểu việc sử dụng những đặc quyền cơ bản và luôn đảm bảo hệ thống được cập nhật. Để đảm bảo hơn, người dùng có thể sử dụng những phần mềm quét virus có sẵn trong Linux như ClamAV. Đây là những biện pháp tốt đối với các doanh nghiệp nhỏ mà thậm chí có thể gặp nhiều rủi ro hơn cả những người dùng cá nhân.

Cũng cần lưu ý rằng công ty bảo mật Secunia gần đây đã công bố rằng các sản phẩm của Apple không bảo đảm an toàn hơn bất cứ sản phẩm nào khác kể cả của Microsoft.

Tuy nhiên, cho dù thế nào, cứ hễ nhắc đến bảo mật thì người sử dụng Linux cũng không cần phải lo lắng nhiều.

\"\"\"\"