Tại sao công nghệ 3D chưa thể cất cánh trong năm 2010

Bộ phim 3D bom tấn mang tên Avatar của James Cameron đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim trên toàn thế giới. Bên cạnh hình ảnh tuyệt vời và cốt truyện hấp dẫn (tuy không có gì mới), bộ phim này còn nổi tiếng với chất lượng hình ảnh 3D tuyệt hảo.

Mặc dù một nhà phê bình mới đây đã phát biểu rằng các hiệu ứng 3D trong phim khiến ông “buồn nôn,” nhưng gần như mọi người đều bị ấn tượng mạnh. Một số ít khán giả sẽ có cảm giác buồn nôn thực sự. Và nhiều người dự đoán rằng Avatar sẽ mở đường cho công nghệ 3D xâm chiếm các rạp chiếu phim. 

Nhiều ngành công nghệ -- truyền hình, phần mềm, PC, game và thậm chí cả điện thoại di động – cũng đang rục rịch chuẩn bị cho loạt sản phẩm 3D sẽ phát hành trong năm 2010. 

Nhưng bất chấp dự đoán đầy phấn khích – cộng thêm hàng tỉ đôla đầu tư – tôi cho rằng hầu hết các nỗ lực sẽ không đem lại kết quả gì. Và trong năm tới người dùng vẫn tiếp tục chối từ các sản phẩm 3D.

Tại sao phim 3D chưa từng cất cánh 

\"\"Khi còn nhỏ ở thập niên 70, khán giả đã được xem bộ phim kinh dị 3D "House of Wax" sản xuất năm 1953 tại rạp  Chinese Theater ở Hollywood. Khi đó bộ phim này cũng đã cũ, nhưng đã đặt tiêu chuẩn cho công nghệ 3D với các cảnh quay những đối tượng ngẫu nhiên bay về phía khán giả.   

Như vậy 3D đã gây phấn khích từ 56 năm trước rồi. 

Một trong những vấn đề với công nghệ 3D là nó lôi kéo đạo diễn thay đổi cảnh hành động, và thậm chí cả cốt truyện, để thu hút khán giả bằng những mẹo vặt 3D rẻ tiền. Họ đã làm vậy trong phim "A Christmas Carol" có Jim Carrey đóng chính. Và có thể sẽ lặp lại trong bộ phim "Alice In Wonderland" sắp tới.

Vấn đề với phim 3D là Hollywood đang lẫn lộn giữa sự sáng tạo và sức hấp dẫn lâu bền. Rồi khán giả sẽ nhanh chóng phát chán các hiệu ứng 3D cầu kỳ -- cũng như việc đeo những cặp kính bằng giấy ngớ ngẩn. 

Và hiện tại, khi mà 3D sắp xuất hiện trong một loạt sản phẩm điện tử gia dụng, các công ty đã ngửi thấy tiền, nhưng họ vẫn không nắm được 3D. 

"Chúng tôi đi từ độ phân giải tiêu chuẩn tới độ phân giải cao, và 3D là bước tiếp theo.” Chủ tịch HDlogix Jim Spinella cho biết, gói gọn hiểu biết vốn có của cộng đồng hâm mộ 3D truyền thống. 

Phát biểu này nghe thì có vẻ hợp lý. Nhưng vấn đề là ở chỗ 3D có nghĩa là gì. Nếu “3D” có nghĩa là những cặp kính ngớ ngẩn, thì bước đi tiếp theo của Hdlogix là đi từ việc không đeo kính sang việc có đeo kính. Như công nghệ của HDlogix đã chứng minh.

\"\"Mới đây một trận bóng bầu dục của Dallas Cowboys đã trình diễn “chương trình truyền hình trực tiếp 3D đầu tiên chiếu trên màn hình lớn tại một sự kiện thể thao” nhằm phô diễn công nghệ của HDlogix. Giữa giờ nghỉ, màn hình khổng lồ này chuyển sang mode 3D, và các khán giả được mời đeo kính 3D phát sẵn ở cửa vào sân vận động.   

Mục đích của họ là chiếu hiệp sau trận đấu bằng 3D. Nhưng nhiều khán giả nhất định không chịu đeo kính, và thế là họ được thưởng thức chất lượng hình ảnh mờ nhạt. Một số khác đeo kính lại cảm thấy buồn nôn. Cuối cùng đám đông la ó và sau vài phút lộn xộn, màn hình được chuyển về mode 2D như cũ. Và thế là đám đông lại reo hò. 

Thực tế phũ phàng về công nghệ 3D là thế đó. Mọi người hò reo khi bạn tắt nó đi. Thật tệ bởi vẫn có vài ngành công nghiệp đang đổ hàng đống tiền vào đó. 

\"\"* Tất cả các hãng sản xuất TV lớn đều đang nghiên cứu TV 3D để ra mắt vào năm 2010. Một giám đốc Sony mới đây cho biết một nửa số TV Sony bán ra trong năm 2012 sẽ xem được 3D. 

* Một dịch vụ TV thuê bao tại Anh mang tên British Sky Broadcasting đang dự định ra mắt kênh TV 3D đầu tiên tại châu Âu vào năm tới. 

* Hiệp hội đĩa Blu-ray đã hoàn tất codec tuần trước để tạo ra nội dung 3D Blu-ray 1080p đầy đủ. Format mới sẽ cần đến TV LCD hay plasma xem được 3D. 

* World Cup tháng 6 năm 2010 tại Nam Phi sẽ được ghi hình bằng 3D. Một số nội dung trong Olympics mùa đông cũng vậy.   

* "Toy Story 3" của Disney sẽ được phát hành lại tại các rạp IMAX trong bản 3D vào tháng 6 tới.   

* Sony dự tính làm tất cả các game trên 2010 PlayStation bằng 3D.

* Một sản phẩm giá $199 của Nvidia mang tên GeForce 3-D Vision Kit sẽ tạo hiệu ứng 3D effect trên màn hình PC hiện tại, và làm việc được với khoảng 400 game. 

Điện thoại và các sản phẩm gia dụng khác cũng đang thử nghiệm màn hình và phần mềm 3D. Hầu hết là để đáp ứng nguyện vọng của những người ủng hộ 3D. 

Nơi dành cho công nghệ 3D

\"\"Công nghệ 3D chỉ có thể giành được khách hàng một cách bền vững nếu đáp ứng được 3 yêu cầu. Thứ nhất, nó phải có chất lượng thật cao, không bị mờ hoặc có các hiệu ứng khó chịu khác. Thứ hai, 3D phải được dùng với đúng ứng dụng. Thứ ba: không có những cặp kính ngớ ngẩn! 

Vậy là vẫn còn hy vọng. Apple vừa đăng ký bản quyền cho một công nghệ 3D không kính, theo dõi vị trí của người dùng để tự điều hỉnh hiệu ứng 3D trên màn hình. Ngoài ra còn có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế và nhà sáng chế khác đang tìm ra cách để tạo ra hình ảnh 3D mà không cần kính. 

Và do 3D đột ngột xuất hiện ở quá nhiều nơi nên một số ứng dụng cũng sẽ thành công nhanh chóng. Một trong số đó là game: công nghệ 3D sẽ làm rung chuyển thế giới game khi nó trở thành một ưu điểm chiến lược trong game play. Khi 3D cho phép người chơi nghiêng người để nhìn ra phía sau các vật thể hoặc nhân vật khác, khi nó giúp người chơi tìm ra quái vật trốn trong bụi cây, các game thủ sẽ tìm đến nó. Nếu 3D đủ mạnh để tạo nên ưu thế này, các game thủ sẽ sẵn sàng đeo kính. 

\"\"Nhưng còn với đối tượng chủ đạo – TV, phim ảnh và những thứ tương tự thì 3D vẫn chưa sẵn sàng. Có thể dự đoán hầu hết các chương trình TV 3D sẽ chẳng có ai xem (nhiều người thậm chí còn không xem kênh HD trên TV HD của họ.) 

Giới lãnh đạo HDlogix đang háo hức thay đổi thế giới, và hẳn đang bị sốc hay kinh hoàng khi bị đám đông la ó tại buổi biểu diễn công nghệ 3D của họ. Thật không may bởi cảnh này sẽ còn lặp lại khi các sản phẩm 3D lần lượt bị dân chúng từ chối.   

Đúng vậy, rồi 3D cũng sẽ trở thành sản phẩm chủ đạo, nhưng phải trong tương lai xa.  

 \"\"