Những cú nhấp chuột lừa đảo là gì mà làm cho Google mất hàng tỉ USD?

Tháng 2 năm 2007, Google đã tiết lộ số lượng những cú nhấp chuột gian lận ( Click Fraud ) hiện thời của mình cho chương trình quảng cáo của công ty.
Trong những năm gần đây, Google đã gặp phải sự chỉ trích và vài vụ kiện cáo có liên quan tới phản ứng của công ty về cú nhấp chuột gian lận, mà cơ bản là cú nhấp chuột vào một quảng cáo không phải là kết quả của bất kỳ hứng thú nguyên gốc nào mà quảng cáo đó đề nghị. Những công cụ tìm kiếm khác và những công ty quảng cáo trực tuyến cũng gặp phải vấn đề này, nhưng sự nổi trội của Google trong ngành công nghiệp làm cho nhiệm vụ kiểm soát kỹ lưỡng trở thành một nhiệm vụ lớn hơn nhiều. 99% tổng thu nhập của Google là từ quảng cáo, và những cú nhấp chuột gian lận gây ra sự tăng lên thu nhập từ quảng cáo .

 

 

Cú nhấp chuột gian lận là một trong những khái niệm có vẻ phi lý mà thỉnh thoảng xuất hiện với những lợi ích mới  của một công nghệ có sẵn. Trong trường hợp này, chúng ta đang nói tới sự mở rộng của quảng cáo trực tuyến, nơi mà cái nhấp chuột nào cũng đáng tiền, vào lĩnh vực của công nghệ tìm kiếm, nơi mà một cú nhấp chuột chỉ là một cú nhấp chuột mà thôi. Trong trường hợp của việc tìm kiếm dựa trên quảng cáo của Google, những quảng cáo mà chúng ta đang nói tới ở đây về cơ bản thuộc hai loại: một loại cho thấy mặt tốt của nhứng kết quả tìm kiếm được với Google, và một loại mà bạn thấy trong trang kết quả tìm kiếm hàng loạt những trang Web dẫn tới những quảng cáo của Google. Khi bạn nhấp chuột vào bất kỳ quảng cáo nào, Google sẽ bắt công ty quảng cáo đó trả tiền trước cho mỗi lần nhấp chuột.

 

Vậy thì, khi nào một cú nhấp chuột không phải là một cú nhấp chuột thực sự? Có thể là một ai đó ngồi trước máy vi tính và nhấp chuột hết lần này đến lần khác một cách  không chủ định vào một quảng cáo của Google, hay một chương trình vi tính hoặc do virút làm công việc trên. Cú nhấp chuột gian lận, cơ bản nhất mà nói, là về mục đích của cái nhấp chuột đó. Đó là điểm mà khái niệm cú nhấp chuột gian lận trở nên mơ hồ. Làm thế nào để bạn biết được mục đích của một cái nhấp chuột để biết được rằng có ai đó đang thực hiện một cú nhấp chuột gian lận hay không? Và, tại sao ai đó lại làm như vậy?

 

Câu hỏi thứ hai dễ trả lời hơn câu thứ nhất. Đó là trường hợp hoặc là hành động chống lại xã hội ngu ngốc thúc đẩy những người viết virút hoặc là vì tiền. Thường thì vì tiền mà họ làm như vậy.

 

Sự tiếp thị dựa trên tìm kiếm trực tuyến là một ngành kinh doanh khổng lồ. Nó khiến cho những công cụ tìm kiếm làm ra tiền; nó làm cho những trang Web dẫn tới quảng cáo cho công cụ tìm kiếm thu được tiền; và nó mang tiền về cho những nhà quảng cáo khi ai đó tìm thấy chúng qua một sự tìm kiếm. Nhưng đó không phải loại hình quảng cáo cũ kiểu như " Để khẩu hiệu quảng cáo của tôi ở đây" -  mà nó là một trang Web có nhiều bước giao dịch. Vì vậy để hiểu được tại sao một cú nhấp chuột gian lận lại là một vấn đề lớn đến như thế - được biết hàng năm nó tốn của Google khoảng một tỷ đô la trong tổng thu nhập mất đi, và nó có thể khiến những nhà quảng cáo trong thời gian ngắn bị loại khỏi thương trường -- thật hữu ích khi có những hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của loại hình quảng cáo này.

 

Trước hết, khi một quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm từ Google, đó là bởi vì nhà quảng cáo đó đã trả cho từ hay cụm từ mà bạn đã đánh vào thanh tìm kiếm. Vì thế, ví dụ như, nếu bạn đang tìm một cái máy vi tính mới, và bạn đánh từ "máy vi tính" vào thanh tìm kiếm của Google, thì những quảng cáo xuất hiện ở phía trên bên phải trong danh sách kết quả tìm kiếm sẽ phải trả tiền vì có chứa cụm từ "máy vi tính".

 

 

 

\"\"

 

 

Nếu bạn nhấp chuột vào một trong những quảng cáo của các công ty này, thì Google sẽ bắt các công ty này trả tiền cho mỗi lần kích chuột. Đó là hệ thống "trả tiền cho mỗi lần kích chuột"(hay còn gọi là CPC Cost-Per-Click), và có những cú nhấp chuột tốn nhiều hơn những cú nhấp chuột khác. Những từ khoá khác nhau sẽ cho những số lượng khác nhau tuỳ vào giá trị của chúng. Ví dụ như "máy vi tính" là một từ khoá chắc chắn có giá trị cao. Rất nhiều người cũng đang tìm kiếm nó, và những ai nhấp chuột vào quảng cáo có liên quan tới "máy vi tính" chắc chắn đang xem xét một cuộc mua bán đáng giá nhiều tiền. Ví dụ, một nhà quảng cáo "máy vi tính" có thể sẽ phải trả cho Google 40 đôla cho một lần nhấp chuột, trong khi một công ty sẽ chỉ phải trả 5 xu cho từ khoá "lạc đà không bướu".

 

Đó là cách cài đặt cơ bản. Mọi việc sẽ phức tạp hơn khi những nhà xuất bản thuộc tầng thứ hai gia nhập vào bức tranh này. Người chủ của quảng cáo là trang Web thực sự nơi mà quảng cáo đó xuất hiện. Đôi khi Google là người chủ, đôi khi không. Ví dụ ABC là một nhà xuất bản thuộc tầng thứ hai. Khi bạn thực hiện một cuộc tìm kiếm sử dụng công cụ tìm kiếm của ABC, cùng với kết quả mà bạn có được với ABC bạn cũng nhận được một vài "kết quả được tài trợ" được cung cấp bởi Google.

 

Hãng Google, những nhà quảng cáo của nó và những nhà xuất bản thuộc tầng thứ hai(thậm chí tầng thứ 3) tạo nên mạng lưới quảng cáo của Google. Nếu ai đó nhấp chuột vào một quảng cáo được cung cấp bởi Google mà xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với ABC cho từ khoá "máy vi tính", thì Google sẽ trả tiền cho ABC, và công ty quảng cáo sẽ trả Google cho cú nhấp chuột.

 

Có lẽ bạn đang dần hiểu là tại sao một người hay một công ty có thể phạm phải cú nhấp chuột gian lận. Mạng lưới cú nhấp chuột gian lận là loại hình phổ biến nhất. Khi một công ty phạm phải mạng lưới cú nhấp chuột gian lận, ý tưởng là để làm tăng lên một cách gian lận số tiền mà nó tạo ra như một phần của mạng quảng cáo của Google. Nếu một nhà xuất bản cộng sự  muốn tạo lập những cú nhấp chuột nhầm trong một quảng cáo, thì Google sẽ phải trả nhiều tiền hơn nếu nó đơn giản chỉ dựa trên  những cú nhấp chuột bởi những người thực sự quan tâm tới quảng cáo đó. Và trong khi có vẻ như Google cũng được lợi từ loại nhấp chuột gian lận này vì nhà quảng cáo trả cho Google cho mỗi lần nhấp chuột gian lận, kết quả tổng thể là bất lợi cho Google. Cú nhấp chuột gian lận làm giảm giá trị của mạng lưới quảng cáo của nó. Giá trị của một mạng lưới cơ bản không chỉ dựa vào khả năng phát ra những hình ảnh quảng cáo và nhấp chuột, mà còn dựa vào khả năng phát ra những cú nhấp chuột hữu ích. Càng nhiều cú nhấp chuột không mang lại sự mua bán hay thậm chí một yêu cầu, thì giá trị của mạng lưới đó và số tiền mà Google thu được cho những tù những từ khoá càng thấp. Google Google đã dính phải ít nhất một vụ kiện chống lại một nhà xuất bản cộng sự vì mạng lưới cú nhấp chuột gian lận được đưa ra.

 

Một loại hình chính khác của cú nhấp chuột gian lận thì hiểm độc hơn. Cú nhấp chuột cạnh tranh đưa ra mục tiêu là một công ty quảng cáo cụ thể, phát ra những cú nhấp chuột sai để làm tăng nhanh số tiền mà công ty đó phải trả cho Google. Ý tưởng này là để làm suy yếu nguồn ngân sách cho tiếp thị của công ty đối thủ. Nếu chúng ta quay trở lại lí thuyết CPC có giá trị 40 đôla , như vậy chỉ với 30 cú nhắp chuột lừa đảo trong một tháng - trung bình một cú nhấp chuột lừa trong một ngày - thì đã vất đi 1200 đôla vào trong toilet . Không một cú nhấp chuột chuột nào trong đó để tạo ra một tiềm nằng cho kết quả bán hàng . Đối với những công ty nhỏ mà kinh phí cho Marketing là giới hạn , thì 1200 USD / tháng cho cú nhấp chuột lừa đảo cũng đồng nghĩa với kết thúc việc quản cáo của họ hoặc thậm trí kết thúc luôn cả một cơ hội kinh doanh . Nếu có một sự phối hợp liên tiếp như vậy thì những đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh sẽ chiến thắng trên thương trường chỉ bằng những cú nhấp chuột lừa đảo .

 

Nhưng Google cũng có phương pháp để nhận ra cú nhấp chuột lừa đảo và không thu tiền đơn vị quảng cáo vì cú nhấp chuột lừa đảo đó . Google nói rằng họ dùng hệ thống cần ba bước để nhận ra và vô hiệu hoá cú nhấp chuột lừa đảo : Đầu tiên , tập hợp những bộ lọc tự động mỗi khi một cú nhấp chuột xảy ra , kiểm tra xem có phải đó là dấu hiện của lừa đảo bằng những mẫu theo thời gian và ngày và những vấn đề khác ; Tiếp theo phân tích tương tự xảy ra như vậy Offline , bằng những máy tính và những con người phân tích những cú nhấp chuột để chắc chắn chúng xuất hiện là hợp lệ ; Và cuối cùng , nếu nhà quản cáo thông báo nghi ngờ về cú nhấp chuột lừa đảo thì Google sẽ kiểm tra để tìm ra sự thật .

Theo họp đồng quảng cáo của Google , nếu tìm ra sự phàn nàn là hợp lệ , họ sẽ hoàn trả lại cho nhà quảng cáo những cú nhấp chuột tồi .

Do đó làm thế nào để bạn biết nếu như bạn là nạn nhân của những cú nhấp chuột lừa đảo . Đôi khi như kiểu bỗng nhiên hoá đơn thanh toán tiền quảng cáo của Google từ 200 USD một tháng lên tới 5000 USD một tháng . Nhưng lúc khác lại không rõ ràng như vậy . Có những công ty trên thực tế tích cực dò tìm những cú nhấp chuột lừa đảo . Một công ty có thể thuê một công ty khác để theo dấu tất cả quảng cáo của mình để tìm ra cú nhấp chuột lừa đảo .

Trong một trường hợp xảy ra ở Oregon năm 2004 , Scott Hendison , là chủ một công ty Tư vấn bảo hiểm dựa trên Web , nghi ngờ ông ta là nạn nhân của cú nhấp chuột lừa đảo . Ông ta điều tra trong công ty mình và thấy một số lượng lớn của cú nhấp chuột vào trong quảng cáo của ông ta xuất phát từ một địa chỉ IP . Hendison thuê một người trong công ty để ngăn chặn việc này với giá thành hàng trăm đôla một tháng . Công ty khắng định sự nghi ngờ địa chỉ IP , đã cung cấp dữ liệu của người mà đã nhấp chuột , và đã thiết lập quảng cáo của Hendison để mỗi khi cái người mà có địa chỉ IP đó thường nhấp chuột vào quảng cáo đó thì trên màn hình của anh ta xuất hiện dòng chữ nói rằng “ Hãy dừng lại , đồ con chồn ! Tao biết mày là ai và cho mày biết rằng sẽ có những hành động thích đáng cho mày “ . Về sau vấn đề đó đã được giải quyết .

 

Hendison đã thông báo điều này cho Google , và ông ấy nói rằng chỉ trả 50% do những cú nhấp chuột lừa đảo . Những lời phàn nàn nhiều nhất vì những cú nhấp chuột lừa đảo chính là liên quan tới việc mà Google không trả lại tiền tương ứng với những cú nhấp chuột lừa đảo mà họ phải gánh chịu . Vụ kiện cáo trong năm 2005 cáo buộc Google giấu thông tin liên quan tới những cú nhấp chuột lừa đảo ra công chúng . Google nói rằng ít hơn 10% những cú nhấp chuột liên quan tới quảng cáo là lừa đảo và họ phát hiện được hầu hết  những cú nhấp chuột này trước khi thu tiền khách hàng . Google tuyên bố chỉ có 0.02% của những quảng cáo mà hệ thống báo là hợp lệ lại là lừa đảo . Nó kết hợp với việc hoàn trả

0.02% và 10% của những cú nhấp chuột không tốt liên qua tới quảng cáo thì Google đã mất đi 1 tỉ USD một năm .
 
\"\"