Lược sử CPU: 31 năm tiến hóa x86 - phần cuối

Một cuộc cách mạng về bộ xử lý Media GX, Geode đã làm tiếp những gì Cyrix bỏ dở, nhưng không được lâu.
National Semiconductor Geode

Một cuộc cách mạng về bộ xử lý Media GX, Geode đã làm tiếp những gì Cyrix bỏ dở, nhưng không được lâu. Năm 2003, National Semiconductor bán Geode cho AMD, và hãng này tiếp tục cải tiến bộ xử lý này. Các phiên bản đầu tiên có thể tìm thấy trong một số máy tính dự án OLPC (Mỗi laptop cho một trẻ em), tuy nhiên bộ xử lý Geode mới nhất của AMD là Geode NX lại dựa trên nhân  Athlon XP Thoroughbred và có 256KB cache L2. Nó cũng có thể chạy với tốc độ lên tới 1GHz ở chế độ làm mát thụ động. 

Năm nay, AMD đã ngừng nghiên cứu dòng Geode. 

 \"\"

Ngày phát hành: 1999
Tốc độ xung nhịp: 166MHz - 1.4GHz

Bạn có biết?

Dự án OLPC ( One Laptop per Child - Mỗi laptop cho một trẻ em) sử dụng bộ xử lý Geode LX. 

Transmeta Crusoe và Efficeon

Tuy vẫn còn mới trên thị trường chip x86, bộ xử lý Crusoe của Transmeta ra mắt năm 2000 giữa sự kỳ vọng lớn. Crusoe được thiết kế nhằm tiết kiệm năm lượng, chỉ tiêu thụ từ 1W tới 3W ở chế độ bình thường. Sản xuất bằng quy trình 180nm (sau đó là 130nm), nó tiết kiệm điện chủ yếu nhờ một lớp mô phỏng phần mềm. Điều này cộng với việc thiếu mô phỏng tập lệnh SSE đã khiến nhiều chuyên gia phải nói: “bạn nên kiểm tra xem liệu chip Transmeta có tương thích x86 100% hay không.” 

Sau đó Transmeta đã cải tiến chip Crusoe của mình, nhưng việc chạy chậm hơn so với các sản phẩm cùng loại của AMD và Intel, cộng với khả năng quản lý điện năng hạn chế đã khiến thành công của Transmeta trong lĩnh vực CPU x86 không được lâu bền. Vì thế năm 2004, Transmeta lại phát hành thêm một chip x86 thứ hai mang tên Efficeon. Vi cấu trúc Efficeon mới được dựa trên VLIW (Very Long Instruction Word ) 256-bit chứ không phải 128-bit như Crusoe. Bằng phần mềm Morphing, chúng cũng tương thích x86 tốt hơn, trong đó có việc tương thích MMX, SSE và tập lệnh SSE.   

Nhờ vậy, Efficeon đã đạt tốc độ cao hơn hẳn Crusoe, có lúc lên tới 200%, nhưng nó lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía Intel và AMD trên thị trường thiết bị di động. Sau khi mất hàng trăm triệu đô sau vài năm hoạt động, Transmeta ngừng sản xuất chip và tập trung vào việc bán lại công nghệ của mình. Tháng 1 năm 2009, Transmeta được Novafora mua lại.

 \"\"

Ngày phát hành: 2000
Tốc độ xung nhịp: 300MHz - 2GHz

Bạn có biết?

Bộ xử lý Crusoe được đặt theo tên nhân vật Robinson Crusoe, người mà thành viên sáng lập Transmeta cho là “biểu tượng của tính linh hoạt.”   

VIA Cyrix III và C3

Cyrix lại một lần nữa được đổi chủ, lần này là bán lại cho  VIA năm 1999, hãng đã phát hành CPU Cyrix III x86 hồi đầu năm 2000 cho bo mạch chủ Socket 370. Trước đó Cyrix đã nghiên cứu Cyrix III, nhưng một số vấn đề về thiết kế đã buộc VIA phải sửa lại nhân và giảm số lượng Transistor từ 22 triệu xuống còn 11 triệu. Nhờ vậy, Cyrix III có khả năng đạt tốc độ xung nhịp cao hơn.

Tuy vậy một phiên bản khác mang mật danh Samuel 2 còn thêm vào 64KB cache L2 và chuyển từ quy trình sản xuất 180nm sang 150nm, giúp đẩy tốc độ lên cao hơn nữa. Sau đó VIA cũng đổi tên Cyrix III thành C3 bởi công nghệ Cyrix không còn là một phần của cấu trúc đó nữa.  

 \"\"

Ngày phát hành: 2000
Tốc độ xung nhịp: 350MHz - 1.4GHz

Bạn có biết?

Chip C3 bán lẻ được đựng trong một hộp kim loại hình trụ màu sắc sặc sỡ. C3 cũng rất tiết kiệm điện và tiêu thụ chưa đến 10 watt. 

AMD Duron

Việc chạy đua về tốc độ chỉ là một phần của cuộc chiến, vì thế năm 2000 AMD đã phát hành bộ xử lý Duron để cạnh tranh với Celeron của Intel và giành lại thị trường giá rẻ. Bản chất là một Athlon Thunderbird thu nhỏ, các bộ xử lý Duron đời đầu có bus chỉ 100MHz, và cũng như hầu hết các chip giá rẻ khác, Cache hạn chế. Duron chỉ có 64KB cache L2 vào thời điểm mà 256KB và 512KB đang trở nên phổ biến. Chúng có tốc độ dao động từ 600MHz tới 950MHz. 

Duron thế hệ thứ hai thì dựa trên cáu trúc Athlon XP và hỗ trợ SSE, còn bản Duron cuối cùng thì dựa trên Thoroughred Athlon XP và có FSB nhanh hơn nhiều (133MHz) cộng thêm tốc độ xung nhịp tới 1.8GHz.   

\"\"

Ngày phát hành: 2000
Tốc độ xung nhịp: 600MHz to 1.8GHz

Bạn có biết?

Dân overclock đã phát hiện ra rằng có thể biến dòng Duron đời đầu thành Athlon XP nếu có đủ Cache 256KB . 

Intel Pentium 4

Đôi khi thay đổi là một điều tốt, nhưng cũng nhiều khi lại là một điều xấu – như trong trường hợp này chẳng hạn. Nhưng tệ hơn nữa là mặc dù ai cũng biết có điều gì đó tồi tệ đang xảy ra nhưng họ cũng chẳng làm gì để thay đổi nó suốt một thời gian dài. Đó chính là bộ xử lý Pentium 4 và cấu trúc NetBurst mới của Intel. 

Pentium III thành công từ một thiết kế vô cùng hiệu quả mà nếu được Intel tiếp tục phát triển thì AMD sẽ không thể có cơ hội chen chân vào thị trường người dùng chuyên nghiệp. nhưng thay vào đó, Intel lại để ngỏ cửa cho AMD bằng cách chỉ chú tâm vào tốc độ thật cao – một mục tiêu họ dự định đạt được bằng cách sử dụng Pipeline dài trong Pentium 4. Tuy đúng là cách làm này sẽ tạo ra tốc độ rất cao nhưng nó cũng đồng nghĩa với hiệu suất làm việc lại giảm đi vì để thực hiện được một lệnh nó lại phải đi qua một đoạn đường quá dài. Cứ tưởng tượng việc đặt tất cả các mảnh của một chiếc xe hơi lên một dây chuyền lắp ráp, để rồi cuối cùng phát hiện ra chiếc kính chắn gió không lắp vừa. Nhưng thay vì việc đặt làm một cái kính chắn gió mới, bạn sẽ phải tháo tung chiếc xe ra và làm lại từ đầu. 

Pentium 4 thực ra không tệ đến vậy, nó đã đem đến cả tập lệnh SSE2 và SSE3. Kết hợp với HyperThreading, Pentium 4 rất xuất sắc trong các ứng dụng media và tạo nội dung cũng như tối ưu hóa mã cho nhân mới. Và khi card đồ họa 3D ngày càng trở nên mạnh mẽ, một chip P4 sẽ đem đến nền tảng tuyệt vời cho các game thủ. Đặc biệt giới overclock rất quan tâm tới nhân Northwood phát hành năm 2002. Với một bo mạch chủ và RAM đủ mạnh, ngay cả những người mới tập overclock cũng có thể đạt tới 1GHz khi sử dụng giải pháp tản nhiệt thông thường . 

Tuy nhiên để có thể tỏa sáng, Pentium 4 vẫn cần tăng tốc độ xung nhịp lên hơn nữa. Intel dự định sẽ thực hiện điều này bằng nhân Prescott đang rất được mong đợi – loại chip đầu tiên sản xuất bằng quy trình 90nm. Nhưng Prescott lại tỏa quá nhiều nhiệt mà tốc độ không cao hơn là mấy, tóm lại là không đạt được như mong đợi và nhanh chóng bị AMD vượt mặt trong các bài kiểm định game. 

\"\"

Ngày phát hành: 2000
Tốc độ xung nhịp: 1.40GHz - 3.8GHz

Bạn có biết?

Việc overclock "Northwood" Pentium 4 quả là một cơn ác mộng, bởi việc dùng điện thế làm việc trên 1.7V sẽ nhanh chóng giết chết CPU do quá nóng – một hiện tượng vẫn được nhắc tới với cái tên Hội chứng cái chết bất ngờ Northwood.

AMD Athlon XP

Vẫn thuộc dòng Athlon, bản XP của chip có thêm tập lệnh SSE và được tiếp sức bằng một chiến dịch marketing hùng hậu. XP là viết tắt của eXtreme Performance – tốc độ cực đại và có liên hệ với hệ điều hành Windows XP của Microsoft, nhưng nó không dừng lại ở đó. Hệ thống đánh giá PR của AMD đã được dùng để nâng tốc độ chip XP lên tương đương với nhân Thunderbird, vì thế trên lý thuyết AMD Athlon XP 1800+ sẽ có tốc độ bằng Thunderbird:1.8GHz (1,800MHz). Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lại lầm tưởng rằng PR có nghĩa là Đánh giá theo Pentium của Intel. 

Nhưng một phiên bản khác -- Thoroughbred, hay T-Bred – lại được phát hành và chuyển từ quy trình sản xuất 180nm xuống còn 130nm. Các bản tiếp theo có FSB tăng từ 100MHz (Thunderbird) và 133MHz (XP) lên 166MHz (T-Bred).

Nhưng Athlon Socket A phổ biến nhất là loại được xây dựng quanh nhân Barton. Chip Barton xuất hiện vào đầu năm 2003 và có giá trị rất lớn đối với giới chuyên nghiệp và overclock. Đặc biệt là các bộ xử lý Barton 2500+ đầu tiên với phần tỉ lệ nhân tần không khoá . Khi nâng tỉ số này, hầu hết các chip Barton 2500+ đều có thể dễ dàng chuyển thành model 3200+ của AMD. CPU Barton không chỉ có giá cả phải chăng mà cả các bo mạch chủ cao cấp của nó - Asus A7N8X Deluxe and Abit NF7-S Rev2 - cũng vậy. Khi AMD bắt đầu khóa tỉ lệ nhân tần , chỉ cần điều chỉnh FSB là các bo mạch chủ này và các bo mạch chủ cao cấp khác đều có thể cho phép 2500+ chạy như 3200+. 

Từ góc độ kỹ thuật thì nhân Barton đã tăng gấp đôi cache L2 lên 512KB và tăng số lượng transistor từ khoảng 37 triệu (tùy vào từn nhân) lên 54.3 triệu. 

 \"\"

Ngày phát hành: 2001
Tốc độ xung nhịp : 650MHz - 2.25GHz

Bạn có biết ?

Athlon XP dành cho thiết bị di động rất được ưa thích nhờ khả năng overclock (có thể lên đến 3.1GHz) và chạy cực kì ổn định khi dưới tốc độ chuẩn của nó , một điều lý tưởng cho máy tính gia đình kiểu Home Theater . 

AMD Sempron

Làm tiếp công việc dang dở của Duron, nhãn hiệu Sempron của AMD đã thay thế Duron và trở thành loại chip giá rẻ đối thủ của Celeron. Và cũng như Duron, Sempron đã giảm bớt cache L2. Ngoài việc đổi tên ra thì Sempron cũng không thay đổi gì mấy, bản chất là chip Athlon XP với một phần cache vô hiệu hóa. Tuy nhiên, Sempron 3000+ lại chứa 512KB cache L2 chạy với tốc độ 2.0GHz và FSB 166MHz. Thực sự Sempron 3000+ giống như một Barton 2700+, nếu như có tồn tại loại chip có tên như vậy. Nó chứa đúng lượng cache L2 như Barton, tốc độ FSB vẫn vậy, và có tốc độ ở khoảng giữa, từ Barton 2600+ (1.9MHz) đến 2800+ (2.08GHz).

Sempron sẽ còn tiếp tục phát triển thêm trong dòng bộ xử lý của AMD và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 

 \"\"

Ngày phát hành : 2004
Tốc độ xung nhịp : 1.4GHz -  2.3GHz

Bạn có biêt ?

Bộ xử lý Athlon XP được đánh giá tương đương như gia đình Pentium 4, còn Semprons thì tương đương như Celeron giá rẻ.   

AMD Athlon 64

Nếu bạn là khách hàng trung thành của AMD thì có thể bạn đã rất hài lòng với gì đang diễn ra khi ấy. Bởi đỉnh điểm của AMD diễn ra cùng với việc phát hành serie Athlon 64, bộ xử lý 64 bit đầu tiên nhằm vào thị trường chính dòng. Trong khi Intel đang bận rộn tăng tốc bộ xử lý P4 nền tảng NetBurst thì AMD lại nhanh chóng vượt lên bằng một cấu trúc hiệu quả hơn và Mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp bên trong CPU . 

Sau một vài khó khăn ban đầu, A64 ra mắt với bo mạch chủ Socket 754 – thiếu hỗ trợ bộ nhớ Dual-Channel, và Socket 940, một socket dành cho máy chủ cần RAM đệm. Nhưng Socket 939 đã xuất hiện mang theo hỗ trợ bộ nhớ Dual-Channel , PCI-E, và một phương pháp nâng cấp giúp AMD trở thành nhà vô địch về hiệu suất xử lý.   

Tuy A64 có hỗ trợ 64 bit nguyên bản nhưng nó cũng tương thích ngược với mã 32-bit mà không gặp trở ngại đáng kể nào về tốc độ. Đây là một điều tuyệt vời dành cho người dùng Windows, những ai vẫn đang sống trong một thế giới 32-bit (cho đến giờ điều này vẫn đúng, mặc dù Vista 64-bit đã đi sau XP 64-bit một vài năm ) .   

 \"\"

Ngày phát hành : 2004
Tốc độ xung nhịp : 1.0GHz - 3.2GHz

Bạn có biết ?

Athlon 64 được thiết kế dành cho trên 5 Socket, trong đó có 754, 939, 940, AM2, và Socket F (có 1207 chân ). 

Intel Pentium D

Cấu trúc NetBurst ốm yếu xuất hiện lần cuối cùng dưới mác Pentium D của Intel. Bộ xử lý Pentium D có chứa hai lõi CPU đơn nhân được hàn lại thành một module đa chip. Tuy không thanh lịch như thiết kế 2 nhân của AMD nhưng Pentium D có tốc độ xử lý đa nhiệm khá tốt, tốc độ overclock cao và giá thành khá thấp. Pentium D là một giải pháp thay thế tốt đối với những khách hàng trung thành của Intel không muốn quay sang AMD. 

 \"\"

Ngày phát hành : 2005
Tốc độ xung nhịp : 2.66GHz - 3.73GHz

Bạn có biết ?

Loại chip 965 mang nhãn Pentium D là CPU có tốc độ cao nhất của Intel: 3.73GHz (có thể overclock lên 4.26GHz), tuy về mặt kỹ thuật nó như là CPU Pentium Extreme Edition. 

AMD Athlon 64 X2

Tiếp tục thống trị máy tính để bàn, dòng Athlon 64 X2 của AMD  chứa hai nhân CPU trên cùng một khuôn chia sẻ kết nối chéo với nhau và nối chúng với mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp. Các kết nối dữ liệu nội bộ có tốc độ rất cao so với cấu hình 2 nhân của Intel do không cần truyền dữ liệu qua FSB bị chia sẻ cho nhiều nhiệm vụ khác . Tập lệnh SSE3 đã được đưa vào serie X2, nhưng quan trọng nhất là AMD vẫn giữ được chip này trên Socket 939. Tuy không phải tất cả các bo mạch chủ đều tương thích nhưng nhiều Socket 939 vẫn nâng cấp được lên X2 chỉ bằng nâng cấp BIOS.

\"\"

Ngày phát hành : 2006
Tốc độ xung nhịp : 1.0GHz - 3.2GHz

Bạn có biết ?

Athlon 64 4000+ là model Single-Core cuối cùng trong serie Athlon 64, nhưng Athlon Single-Core vẫn tiếp tục tồn tại đến dòng FX. 

Intel Core 2

Thoát khỏi thời kỳ Netburst tăm tối, Intel lại làm khuấy đảo thế giới CPU bằng cấu trúc Core 2. Thay vì chỉ tập trung vào tốc độ cao, giờ đây Intel đã chuyển sang cải tiến Pipeline hiệu quả hơn. Tức là tốc độ xung nhịp sẽ phải giảm xuống, nhưng hiệu quả chung lại tăng lên. Sau khi Prescott không đạt được kỳ vọng, giới truyền thông trở nên nghi ngờ việc Core 2 sẽ làm được những gì mà Intel đã hứa. Nhưng cuối cùng, Core 2 lại đạt thành công rực rỡ hơn bao giờ hết. 

Những CPU Core 2 Duo đầu tiên ra lò với 167 triệu transistor, quy trình sản xuất 65nm, 2MB cache L2 và FSB 1,066MHz. Tuy ban đầu chỉ có tốc độ 1.86GHz và 2.13GHz (E6300 và E6400), nhưng hiệu suất làm việc lại vô cùng ấn tượng và với chính sách giá rẻ cùng những gì Core 2 mang lại, nó trở nên đặc biệt hấp dẫn.

Sau này Core 2 chuyển sang quy trình 45nm với bản Penryn, 820 triệu transistor, 4 nhân và tốc độ tối đa 3.2GHz.

\"\"

Ngày phát hành : 2006
Tốc độ xung nhịp : 1.8GHz - 3.2GHz

Bạn có biết ?

Intel sản xuất chip Core 2 Single-Core cho dòng thiết bị di động, dựa trên thiết kế Merom và Penryn.   

Intel Pentium Dual-Core

Có vẻ kỳ lạ khi đến đây chúng ta lại nhắc đến cái tên Pentium, nhưng đây đúng là những gì Intel đã làm. Pentium Dual-Core sản xuất dựa trên công nghệ Core của Intel chứ không phải các chip Pentium trước đó, cũng không phải một phiên bản của Pentium D.

Những bộ xử lý Pentium Dual-Core đầu tiên nhằm vào thị trường notebook trước khi chuyển sang thị trường máy tính để bàn. Nhiệm vụ của chúng là lấp đầy khoảng trống giữa hai serie Celeron và Core 2.  

\"\"

Ngày phát hành : 2006
Tốc độ xung nhịp : 1.4GHz - 2.8GHz

Bạn có biết ?

"Dual Core" chỉ là một cách gọi khác của một gói bộ xử lý với hai lõi CPU thực. Như vậy cả xét về đặc điểm kỹ thuật thì Pentium D cũng nằm trong nhóm này. 

AMD Phenom

Để giành được ngôi vị vô địch tốc độ từ cấu trúc Core 2 của Intel, AMD lạc quan rằng điều đặc biệt cũng sẽ xảy ra với Barcelona, mật danh của Phenom sau này. Nhưng cuối cùng việc hoãn ngày phát hành Phenom đã báo trước những điều không may xảy ra sau đó. 

Khi Phenom cuối cùng cũng được phát hành, nó đã không giữ được ngôi vô địch tốc độ mặc dù Core 2 đã phát hành được cả một năm. Các bản Phenom ban đầu còn chứa lỗi khiến mọi nỗ lực overclock đều thất bại. Nhưng xui xẻo không dừng lại ở đó, cấu trúc Nehalem của Intel lại sắp sửa ra mắt. 

Thực ra xét về bản chất thì Phenom không phải là một cấu trúc tồi. Nó chứa một số tập lệnh SIMD, trong đó có MMX, Enhanced 3DNow!, SSE, SSE2, SSE3, và SSE4a, có 4 nhân và hiệu suất tổng thể thì rất tuyệt vời. Chỉ có điều nó vẫn không theo kịp loại chip mới nhất của Intel, nhất là với chính sách giá rẻ ‘tàn bạo’ của công ty này. 

 \"\"

Ngày phát hành: 2007
Tốc độ xung nhịp: 1.8GHz - 3.0GHz

Bạn có biết?

Chip 4 nhân Phenom của MAD là loại chip 4 nhân nguyên khối đầu tiên, đặc điểm này đã được dùng trong CPU Core i7 của Intel . 

Intel Core i7

Sự xuất hiện của Core i7 trên thị trường máy để bàn không gì khác hơn là một điềm gở cho AMD, một công ty vẫn đang cố gắng bắt kịp cấu trúc Core 2 trước đó của Intel. Trong khi đó Core i7 (trước đó mang tên Nehalem) không găp bất kỳ vật cản nào.

Tệ hơn, Intel còn bắt chước AMD và gỡ bỏ FSB truyền thống để thay bằng QuickPath, tương đương với HyperTransport của AMD. Liên kết nối từ điểm tới điểm này cho phép tốc độ kết nối cao hơn giữa CPU và các hệ thống phụ, đồng thời giới overclock cũng phải học lại cách overclock, trong đó có việc học một số thuật ngữ mới.   

Hiện giờ mới chỉ có 3 bộ xử lý Core i7 -- Core i7-920, Core i7-940, và Core i7-965 – tất cả đều sản xuất bằng quy trình 45nm với 731 triệu Transistor và 8MB cache L2. 

 \"\"

Ngày phát hành: 2008
Tốc độ xung nhịp: 2.66GHz - 3.2GHz

Bạn có biết?

Kích thước khuôn Core i7 có diện tích 263 mm2, so với của  Core 2 là 143mm2. -

AMD Phenom II

Nhiều người cảm thấy Phenom II mới chính là bản Phenom đích thực. Với gấp 3 lần cache L3 (6MB so với 2MB), hỗ trợ DDR3 và việc loại bỏ giới hạn overclock, Phenom II đã chấm dứt khoảng cách giữa nó và dòng Core 2 của Intel. Vấn đề ở đây là khi đó Intel đã chuyển sang Core i7, mà cả chip tốt nhất của AMD cũng chưa đạt đến tốc độ này.  

Do không thể cạnh tranh về tốc độ nên AMD buộc phải đặt giá sản phẩm của mình thấp hơn giá phải có. Tuy chip Athlon 64 X2 có giá khá cao nhưng Phenom II X4 940 lại chỉ có $215, thấp hơn nhiều so với mức $1,000 của các bộ xử lý cao cấp .

\"\" 



Ngày phát hành: 2008
Tốc độ xung nhịp: 2.5GHz - 3.0Ghz

Bạn có biết?

Serie 3 nhân Phenom II thực ra chỉ là chip 4 nhân với 1 nhân bị vô hiệu hóa.   

Intel Atom

Có thể bạn đã nhận thấy rằng chúng ta bỏ qua một số bộ xử lý dành cho thiết bị di động mà chỉ đưa chúng ra khi thích hợp. Nhưng không thể bỏ qua serie Atom của Intel – động lực lớn trên mảng thị trường netbook và nettop. Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Đó là bởi bất chấp cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới, doanh số PC vẫn tăng đều đều, một phần nhờ vào sự bùng nổ của netbook, mà một phần lớn trong đó nhờ bộ xử lý Atom của Intel. 

Về mặt phần cứng, các chip tiết kiệm điện này chi có 47 triệu transistor, 512KB cache L2, và tốc độ xung nhịp tối đa 1.86GHz. Có cả bản 2 nhân dành cho desktop, nhưng không dùng cho máy tính xách tay. 

 \"\"

Ngày phát hành: 2008
Tốc độ xung nhịp: 800MHz - 2GHz

Bạn có biết?

Gần 15 triệu netbook dùng Atom đã được bán trong năm 2008, và năm 2009 dự tính sẽ còn tăng. 

VIA Nano

Tuy dòng Atom của Intel có vẻ đã dính chặt lấy thị trường máy tính giá rẻ, nhưng bạn cũng đừng quên kể đến VIA. Dòng Nano của VIA có thể không đạt được doanh số như Atom, nhưng xét về xung nhịp thì một số bài kiểm định cho thấy Nano có tốc độ cao hơn, tuy tiêu thụ điện cũng nhiều hơn một chút.   

Với tốc độ từ 1GHz cho tới 1.8GHz với FSB 533MHz tới 800MHz nhưng Nano của VIA lại có tới 1MB cache L2. Nó cũng hỗ trợ nhiều tập lệnh, trong đó có MMX, SSE, SSE2, SSE3, và SSSE3.

Ngoài ra, bên cạnh sức hấp dẫn của Nano còn là lời hứa về phiên bản 2 nhân sẽ ra mắt vào năm 2010 hướng tới thị trường netbook. Nếu sản phẩm này đánh bại Intel thì hẳn Nano sẽ làm thay đổi hẳn thế trận cuộc chiến – mà nhiều dấu hiệu cho thấy điều này chắc chắn sẽ xảy ra.  

\"\" 

Ngày phát hành: 2008
Tốc độ xung nhịp: 1GHz - 1.8GHz

Bạn có biết?

Trong khi Atom được xây dựng với mức tiêu thụ điện thấp và chủ yếu hướng đến thị trường netbook, Nano lại nhằm vào yếu tố kích cỡ nhỏ gọn và thân thiện với môi trường.   

 

 \"\"\"\"