Luật của Moore với CPU trong 10 năm từ 1998-2008 - Phần cuối

Trong khi chúng ta tập trung với nền tảng x86 và hai người tham gia chính bao gồm Intel và AMD nhưng thế giới bộ vi xử lí với nhiều nhà sản xuất khác nhau không phải chi có hai đối thủ
Một thế giới không phải của AMD và Intel

 Trong khi chúng ta tập trung với nền tảng x86 và hai người tham gia chính bao gồm Intel và AMD nhưng thế giới bộ vi xử lí với nhiều nhà sản xuất khác nhau không phải chi có hai đối thủ . Tuy nhiên cũng không cần thiết phải xem xét tất cả mà chúng ta chỉ đề cập tới những điều quan trọng xảy ra trong 10 năm qua mà thôi .

Đầu tiên vi cấu trúc PowerPC của IBM đã chịu mất một thị phần đáng kể khi mà Apple thông báo về việc những máy Mac sẽ chuyển sang sử dụng bộ vi xử lí Core 2 của Intel . Kể từ năm 1994 , những máy tính của Apple đều dùng Chip PowerPC và trong khi ấy có thể nó không phải là nhà cung cấp PC lớn nhất thế giới nhưng Apple lại là một thương hiệu mạnh . Những máy tính của Apple chuyển sang nền tảng Intel được thực hiện một cách nhanh chóng và hoàn tất vào năm 2006 . Điều này hoàn toàn khó tránh vì cả IBM và Motorola , là hai người tham gia chính trong cấu trúc PowerPC , đều đang gặp vấn đề trong khâu sản xuất để thay đổi chuyển sang chế tạo với công nghệ xử lí thấp hơn và việc đẩy mạnh tốc độ xung nhịp cho PowerPC cũng quá chậm . IBM trong lúc khó khăn đã nhanh chóng chuyển những phương án với PowerPC sang những máy Game Video ( Console ) . Mặc dù vi cấu trúc PowerPC vẫn còn thích hợp nhưng hầu như chỉ còn tìm thấy trong những máy tính tích hợp và những ứng dụng tính toán có hiệu suất cao .

 \"/\"

Trong thời gian này IBM đã có sáng kiến kết hợp với Sony và Toshiba để phát triển vi cấu trúc mới cho máy PlayStation 3 . Dựa trên cấu trúc của PowerPC , bộ vi xử lí Multi-Core Cell ra đời mà không hẳn là dựa trên những bộ vi xử lí x86 đang tồn tại mà nó có xu hướng xử lí những tính toán song song đặc biệt tương tư như ATI và NVIDIA đã làm với những Card màn hình . Thành phần xử lí chính của nó có 08 SPU ( Synergistic Procesing Unit ) mà có thể thực hiện những luồng dữ liệu song song với nhau và được tối ưu hoá với những phép tính dấu phảy động .

Bên cạnh việc sử dụng trong PlayStation 3 trong năm 2006 , cả IBM và Toshiba có kế hoạch đưa Cell ứng dụng vào trong những tính toán có hiệu suất cao , Mainframe và những thiết bị giải trí trong gia đình . Hiện tại Cell tạo ấn tượng hiệu suất tốt nhất trong PlayStation 3 và trong dự án tính toán phân chia như Folding@Home .

Những mốc thời gian

1998

Vào tháng Tư 1998 , Intel chào hàng bộ vi xử lí rẻ tiền Celeron và hơn 10 năm sau cái tên thương mại sản phẩm này vẫn còn tồn tại trong thị trường dòng máy tính rẻ tiền .

Celeron đầu tiên là sự rút bớt những thành phần bên trong của Pentium II với dung lượng bộ nhớ Cache ít hơn và hoàn toàn không có Cache L2 . Intel dự định Celeron để cạnh tranh chống lại những sản phẩm rẻ tiền của những đối thủ khác như AMD và Cyrix vào thời gian đó . Tuy nhiên những phiên bản Celeron về sau cung cấp nhiều giá trị tuyệt vời nhất là khi chạy Overclock . Ví dụ như Celeron 300A được nhiều người yêu mến khi  tốc độ ngầm định ban đầu là 300MHz và FSB là 66MHz nhưng lại dễ dàng chạy Overclock lên tới 450MHz thậm trí còn nhanh hơn nhưng vẫn ổn định .

 \"/\"

Bộ vi xử lí tuyệt hảo Athlon của AMD được phát hành năm sau và kèm theo đó AMD đưa ra bộ vi xử lí giá rẻ có tên là Duron . Cũng theo nguyên tắc tương tự như đối với Celeron nên Duron nhanh chóng đã trở thành đối thủ nặng kí cũng dựa trên cấu trúc bộ vi xử lí tương ứng .

Trong năm 2000 khi chạy kiểm nghiệm Duron 750MHz mạnh hơn cả so với Celeron 900MHz của Intel . Điều đó cho thấy những bộ vi xử lí Duron có tốc độ MHz thấp hơn so với Celeron nhưng chạy vẫn hiệu quả hơn hẳn .

Hai năm sau đó những bộ vi xử lí của AMD mạnh hơn hẳn so với những bộ vi xử lí của Intel dựa trên cấu trúc NetBurst với cùng tốc độ xung nhịp và AMD đã tung ra chiến dịch Marketing của mình với những hệ thống không theo tốc độ xung nhịp của CPU .

1999

Đối với AMD , 1999 là năm có ý nghĩa vô cùng to lớn bằng việc tung ra thị trường vi cấu trúc K7 mới được mọi người đánh giá rất cao . Với phương thức xử lí lệnh RISC mới , với kỹ thuật OOO ( Out-of-Order ) có Bus nhớ tốc độ tăng gấp đôi , bộ phận xử lí những phép tính dấu phảy động linh hoạt , Athlon nhanh hơn nhiều so với những Model Pentium III hiện thời của Intel . Kết quả việc kinh doanh Athlon rất phát đạt và nó đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho những người ham mêm công nghệ .

 \"/\"

Trong năm này AMD tiếp tục cho ra mắt bộ vi xử lí Athlon dựa trên lõi ThunđerBir và những bộ vi xử lí Intel Pentium III khong thể cạnh tranh được thậm trí cả với lõi Coppermine mới hơn cũng như vậy .  

Ưu thế thuộc về AMD không thể chối cãi được kéo dài cho tới năm 2001 cho tới khi Intel phát hành bộ vi xử lí Intel Pentium 4 .

2000

Bộ vi xử lí Pentium III đang phải vật lộn để cạnh canh với Athlon K7 thì Intel đã để mắt tới một vi cấu trúc mới có tên là NetBurst với Pipeline sâu ( 31 tầng ) và có khả năng chạy được với tốc độ xung nhịp cao . Intel dự định sử dụng cấu trúc này để gây áp lực cạnh tranh với AMD , nhưng những bộ vi xử lí Pentium 4 đầu tiên ( có tên mã Willamette ) dựa theo cấu trúc này vẫn còn chạy chậm hơn so với những bộ vi xử lí Athlon . Trên thực tế mọi người đều nhất trí cho rằng nó cải tiến thiện không nhiều so với Pentium III .

Tuy nhiên trong Pentium 4 đã có thêm tập lệnh SSE2 để hỗ trợ một số ứng dụng phù hợp .

 \"/\"

Tóm lại những CPU Pentium 4 ban đầu có mặt trong năm 2000 không hề có chút giá trị gì nhiều ngoài việc giá thành quá cao , nhiệt độ quá lớn và mức tiêu thụ điện năng cũng quá cao . Những Pentium 4 ( Willamette ) đầu tiên có tốc độ đạt ít nhất là 1.5 GHz nhưng thực sự hiệu suất làm việc của Athlon Thunderbird lại hiệu quả cao hơn .  

2001

Đó là năm mà Intel Pentium 4 thực hiện một số cách để cố gắng đạt được hiệu suất gần bằng với những CPU Athlon . Tuy nhiên Pentium 4 của Intel không có cách nào và thậm trí cũng không còn nhanh hơn cả so với Pentium III khi chạy cùng với tốc độ xung nhịp .

Bên cạnh đó bộ vi xử lí AMD Duron cũng mạnh hơn cả Intel Celeron trong thị trường CPU giá rẻ .

Vi cấu trúc K7 đã xứng đáng được khen ngợi và làm mưa làm gió trong thời gian này , kéo dài cho tới cưối năm và thêm 02 tháng tiếp của năm 2002 . Lõi Pentium III mới , Tualatin đã được phát hành , nó đã nâng cao được hiệu quả sử dụng điện năng và hiệu suất làm việc của nó đạt gần tới Athlon . Tualatin đã là sự lựa chọn tốt để thay thế cho những bộ vi xử lí Ảthlon K7 của AMD quá tiêu tốn điện năng . Nhưng không hiểu sao mà Tualatin lại không được sử dụng rộng rãi và trong thời gian đó Intel vẫn tiếp tục chế tạo những bộ vi xử lí Pentium 4 có tốc độ cao hơn nhưng vẫn chưa thống trị được thị trường tuy nhiên nó vẫn được sự quan tâm của người dùng .

2002

 AMD đã để mắt tới những Pentium 4 tốc độ cao bằng việc đưa ra thị trường những bộ vi xử lí Athlon mới sử dụng lõi Palomino vào cuối năm 2001 . 2002 là năm mà sự cạnh tranh giữa Intel và AMD vô cùng mạnh mẽ khiến cho cả Pentium 4 và Palomino đều bán được hàng . AMD cuối cùng chịu áp lực cạnh tranh về mặt tốc độ xung nhịp với Pentium 4 bằng cách cố gắng đẩy cao tốc độ xung nhịp của mình . Kể từ đó lõi Palomino của AMD đã được đổi tên thành Athlon XP kèm theo PR ( Performance Rating ) mới và không công khai tốc độ thực của CPU như đã làm với những bộ vi xử lí Athlon trước kia . Thay vào đó PR mới của Athlon XP lại được so sánh với hiệu suất làm việc của 1.4 GHz ThunderBird để cạnh tranh với những bộ vi xử lí của Intel có tốc độ xung nhịp cao hơn . Hệ thống theo chỉ số PR vẫn được AMD sử dụng cho tới ngày nay ngay cả khi họ đã thay đổi vi cấu trúc khác nhau .

Lõi Palomino tiêu thụ điện năng ít hơn so với lõi ThunderBirrd và có hiệu suất làm việc được cải thiện . AMD đã tuyên bố Palomino bao gồm hỗ trợ cả những tập lệnh SSE của Intel và tập lệnh 3DNow! của riêng mình .  Palomino cũng có phiên bản hỗ trợ MP có nghĩa là hỗ trợ 02 bộ vi xử lí cùng gắn trên một Motherboard .

Về phía Intel , 2002 là năm Pentium 4 bắt đầu có cuộc bứt phá về tốc độ . Phiên bản Norhwood cải tiến đã đạt tốc độ 2GHz và sau đó là 3GHz . Điều này đạt được nhờ sự giúp sức khi Intel đang chuyển sang công nghệ xử lí trong sản xuất 130nm và họ giới thiệu công nghệ Hyper-Threading những bộ vi xử lí cho người tiêu dùng với Model 3.06 GHz . Không có gì là nghi ngờ lúc đó lõi Northwood 2.53GHz Pentium 4 đã đạt vương niệm về hiệu suất làm việc .

Như đã đề cập 3.06 Pentium 4 hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading đã xử lí được nhiều luồng dữ liệu bằng cách làm cho hệ điều hành nghĩ rằng trên hệ thống đang có 02 lõi bộ vi xử lí đang hoạt động .

 \"/\"

Hyper-Threading được coi là công nghệ mang tính sáng tạo cho những bộ vi xử lí trong máy để bàn , nhờ đó mà dần dần hình thành ý tưởng cho những bộ vi xử lí Dual-Core , Quad-Core .

Tuy nhiên trong những bộ vi xử lí Dual-Core và Quad-Core công nghệ Hyper-Threading lại không được coi trọng . Tuy nhiên bộ vi xử lí Intel Single-Core Atom mới cho những thiết bị di động tiêu thụ điện năng thấp lại quay trở lại với Hyper-Threading . Công nghệ này lại được phục hồi trong những bộ vi xử lí Nehalem thế hệ sau này nhờ đó nó cho phép hệ thống có thể xử lí được tới 08 lõi ảo .

2003

Đó là năm hy vọng bằng việc AMD phát hành phiên bản chỉnh sửa cuối cùng của bộ vi xử lí Athlon . Với dung lượng bộ nhớ Cache L2 lớn hơn ( 512KB ) , lõi Barton mới được chế tạo dựa trên công nghệ 130nm và có chỉ số PR lên tới 3200+ . Nhưng thật không may tốc độ xung nhịp không thể cao hơn những Athlon trước kia và chỉ đạt được 2.33GHz mà thôi . Trong năm 2002 Athlon XP đã không theo kịp Intel về tốc độ xung nhịp và hiệu suất làm việc .

Khi chạy kiểm nghiệm Barton 3000+ ( Athlon 3000+ ) đã cạnh tranh được với 3.06 GHz Pentium 4 trong một số Benchmark và có vẻ như AMD bắt đầu lấy lại phong độ trong cuộc đua về mặt hiệu suất làm việc . Tuy nhiên AMD cũng nhận thấy rằng cuối cùng cũng nên kết thúc những bộ vi xử lí dựa trên cấu trúc K7 .

Sự kiện lớn nhất trong năm 2003 của AMD đó là việc giới thiệu Vi cấu trúc K8 mới . Bộ vi xử lí K8 cho ra mắt đầu tiên là giành cho thị trường máy chủ , Ỏpteron . Đó là bộ vi xử lí 64-bit và phần mở rộng AMD64 ISA để chạy phù hợp được những ứng dụng 32-bit mà khong ảnh hưởng bất kì tới vấn đề gì liên quan tới hiệu suất . Opteron mới được giới thiệu có nhiều sự đổi mới như sử dụng HyperTransport , công nghệ SOI ( Silicon-on-Insulator ) , Bộ phận điều khiển bộ nhớ và nó đã trở thành “sự kiện lớn trong kỉ nguyên tính toán hiện đại “ .

 \"/\"

Kể từ khi ấy Opteron hoàn toàn thay thế được những hệ thống máy chủ đang sử dụng nền tảng Intel Xeon và đó là thời kì cực thịnh . Những nhà sản xuất máy chủ và máy trạm lớn như HP , Dell đã nhanh chóng đưa ra những hệ thống dựa trên nền tảng Opteron mới . Chỉ trong một thời gian ngắn Opteron đã chiếm 25% thị phần máy chủ .

Phiên bản bộ vi xử lí dựa trên cấu trúc K8 cho máy để bàn Athlon 64 tiếp theo sau Opteron có mặt trên thị trường vào tháng Chín 2003 . Tuy nhiên khi ấy những bộ vi xử lí giá rẻ Athlon XP vẫn tiếp tục làm mưa làm gió trên thị trường , thậm chí nó lại chính là sự ưu tiên hàng đầu vì khi ấy Pentium 4 2.8C không mạnh hơn nhiều mà lại phải trả quá nhiều tiền .

Athlon 64 mới cùng sự đổi mới tương tự như trong Opteron và lập lại được vị thế cạnh tranh về hiệu suất làm việc với Pentium 4 cao cấp .

Cũng năm này AMD giới thiệu bộ vi xử lí cao cấp Athlon 64 FX-51 cho Game thủ và cho những ứng dụng đồ hoạ chuyên nghiệp .

 \"/\"

2004

Đầu năm 2004 là sự trỗi dậy của Intel bằng việc giới thiệu lõi 90nm mới , Prescott . Lõi Prescott có số lượng Transistor gấp đôi so với lõi Northwood 130nm thế hệ trước và lại có kích thước lõi nhỏ hơn vì sử dụng công nghệ xử lí nhỏ hơn . So với những lõi cũ hơn , Prescott có nhiều Cache L1 và L2 hơn , Pipeline có nhiều tầng hơn và có thêm lệnh SSE3 cùng với sự cải tiến trong công nghệ xử lí trong chế tạo CPU .

Tuy nhiên cái mà Prescott mang lại đó là mức độ tiêu thụ điện năng tăng lên quá cao mặc dù hiệu suất làm việc không hề tạo ra một sự ấn tượng nào so với những Pentium 4 sử dụng lõi Northwood .

 \"/\"

Bên cạnh đó AMD cũng đưa ra bộ vi xử lí cao cấp tốc độ cao Athlon 64 FX-53 để cạnh tranh với bộ vi xử lí Pentium 4 3.4 GHz Extreme Edition .

2005

Đó là năm những bộ vi xử lí Dual-Core của AMD và Intel bắt đầu xuất hiện . Thậm trí trước đó Intel đã phải đối mặt với việc chưa thể giải quyết được việc những lõi Pentium 4 tiêu thụ điện năng quá lớn nhất là khi làm việc với tốc độ xung nhịp cao . Mặc dù như thế nhưng Intel vẫn giới thiệu bộ vi xử lí Dual-Core Pentium 4  có tên gọi Pentium D . Bên trong nó có lõi mới với tên mã Smithfield và được phát hành vào tháng Năm 2005 .

Bản chất của Smithfiled là 02 lõi Prescott được đặt cạnh nhau trong một vỏ và chúng có tính năng như của Pentium 4 , mỗi lõi có 1MB Cache L2 và có thêm tính năng EM64T của Intel . EM64T chính là phiên bản tương tự với cấu trúc tập lệnh 64-bit mà AMD đã thực hiện bên trong những bộ vi xử lí Athlon 64 .

 \"/\"

Những bộ vi xử lí Pentium D có FSB thấp hơn nên có băng thông ít hơn so với những bộ vi xử lí Pentium 4 đã phát hành và nó không mang lại nhiều ấn tượng về hiệu suất làm việc . Tuy nhiên Intel cũng đã khuấy động phong trào Multi-Core và với ít thông tin tới tay người tiêu dùng nên nhiều người nhầm lẫn cho rằng càng nhiều lõi thì CPU có tốc độ xử lí càng nhanh .

Trong năm 2005 , AMD cũng có bộ vi xử lí Dual-Core Athlon nhưng muộn hơn so với Pentium D . Athlon 64X2 cũng tương tự như Pentium D vì cũng có 02 lõi Athlon 64 được gắn trên cùng một vỏ . Tuy nhiên cấu trúc K8 phù hợp hơn trong môi trường Multi-Core và những đặc điểm của nó như tích hợp Bộ phận điều khiển bộ nhớ bên trong và những liên kết HyperTransport làm việc hiệu quả hơn những bộ vi xử lí Intel Dual-Core khi đó . Mặc dù có những lợi thế như vậy nhưng Athlon 64X2 vẫn có tốc độ xung nhịp kém hơn so với những bộ vi xử lí của Intel , Athlon 64X2 4800+ có tốc độ xung nhịp 2.4 GHz có hiệu suất làm việc bằng với Pentium D 3.2 GHz .

 \"/\"

Kỉ nguyên những bộ vi xử lí Multi-Core cho người tiêu dùng đã bắt đầu với Pentium D và Athlon 64X2 , nhưng chúng lại không trợ giúp gì nhiều về thiếu những phần mềm hỗ trợ đa luồng xử lí . Tuy nhiên sự có mặt của những bộ vi xử lí Dual-Core là rất cần thiết , cả AMD và Intel đang phải đối mặt với việc tăng tốc độ xung nhịp cho Vi cấu trúc của họ mặc dù công nghệ chế tạo đã được cải tiến .

2006

 Không có gì là nghi ngờ khi mà 2006 là năm đáng nhớ nhất cho vi cấu trúc Core thế hệ tiếp theo của Intel . Tại diễn đàn phát triển IDF mùa Xuân 2006 , Intel đã giới thiệu bộ vi xử lí 65nm Core mới có hiệu quả làm việc và hiệu quả sử dụng điện năng cao hơn so với Pentium D . Intel cũng tiết lộ về sự thay đổi về Vi cấu trúc theo hướng Multi-Core . Họ cho biết về việc sẽ chế tạo những bộ vi xử lí tiêu thụ điện năng ít hơn , có tốc độ những lõi làm việc thấp hơn trên cùng một miếng Silicon mà vẫn vượt qua được hiệu suất làm việc so với những bộ vi xử lí Single-Core tốc đọ cao hơn và tiêu thụ quá nhiều điện năng . Tất nhiên Vi cấu trúc Core không chỉ liên quan tới việc hiệu quả sử dụng điện năng . Những cải tiến trong thiết kế lõi cho phép hiệu suất làm việc cao hơn hẳn so với những bộ vi xử lí trước kia như tối ưu hoá thực hiện lệnh bằng công nghệ như Intel Wide Dynamic Execution .

Những bộ vi xử lí cao cấp nhất của AMD kém xa những bộ vi xử lí Core 2 Duo mức độ tiêu thụ điện năng .  Vi cấu trúc Core đã tiến xa hơn nữa bằng việc cuối năm đó Intel đã cho ra mắt bộ vi xử lí Quad-Core . Cũng tương tự như Pentium D , Quad-Core này là 02 bộ vi xử lí Core 2 Duo được gắn trên cùng một vỏ và nó chạy mạnh hơn bất kì bộ vi xử lí nào của AMD trên thị trường .

 \"/\"

Với hiệu suất làm việc cao trong vi cấu trúc Core vì thế không có gì là ngạc nhiên khi có quá nhiều sự quan tâm tới những bộ vi xử lí loại này .

Vào tháng 11 / 2006 , Intel cho ra mắt bộ vi xử lí Quad-Core Kentsfiled Core 2 Extreme QX6700 . Nó là bộ vi xử lí Quad-Core cho người tiêu dùng đầu tiên và những kiểm nghiệm Benchmark khẳng định nó mạnh hơn trong mọi ứng dụng nhờ vào sức mạnh của Quad-Core . Core 2 Extreme QX6700 là niềm mơ ước của những Game thủ và của những chuyên gia ham mê công nghệ khi đó . Tất nhiên những bộ vi xử lí Quad-Core sẽ mạnh hơn nếu như có càng nhiều ứng dụng hỗ trợ đa luồng xử lí .

 \"/\"

Cho tới giờ , hơn hai năm trôi qua Core 2 Extreme vẫn tồn tại và có một điều khó khăn mà chưa được giải quyết đó là chưa đủ những ứng dụng chạy đa luồng xử lí nhất là trong Game .

2007

Những bộ vi xử lí Intel sử dụng cấu trúc Core vẫn chiếm vị trí độc tôn trên bảng xếp hạng nhưng mọi người đều đang hy vọng về vi cấu trúc K10 sắp có mặt của AMD . Trước trước khi K10 được phát hành thì Intel lại đưa ra một chiến lược “Tick-Tock” mới được minh hoạ bằng việc trình diễn những bộ vi xử lí 45nm Penryn , nó là những bộ vi xử lí Core 2 thu gọn từ 65nm thành 45nm , có kích thước bộ nhớ Cache L2 lớn hơn và tiết kiệm điện năng hơn .

Trong công nghệ 45nm , đặc biệt nhất chính là chất điện môi High-K và thiết kế Transistor cổng kim loại . nhờ đó mà những CPU được chế tạo theo công nghệ này đã có mức tiêu thụ điện năng giảm đi đáng kể .Theo dự đoán ban đầu thì 2008 sẽ có mặt những bộ vi xử lí 45nm , nhưng trong tháng 10/2007 Intel đã cho ra mắt bộ vi xử lí 45nm Core 2 Extreme QX9650 trước cả kế hoạch của AMD phát hành bộ vi xử lí mới theo cấu trúc K10 .

Bộ vi xử lí 45nm Quad-Core mới của Intel được xem như chính là bản rút gọn chuyển từ 65nm Conroe cũ sang 45nm mà thôi , nhưng cho thấy Intel đã đi đầu trong công nghệ chế tạo và xử lí trong sản xuất . Khi đó AMD cần phải tung ra những bộ vi xử lí K10 hoàn hảo để hy vọng thu hẹp khoảng cách với Intel .

Thật không may mắn , những lõi Barcelona của AMD dựa trên cấu trúc K10 lại không xuất hiện để đáp trả . Phiên bản Opteron cho máy chủ của vi cấu trúc mới chỉ được phát hành trong tháng Chín rất khó để chống lại những CPU mới nhất của Intel cả về hiệu suất làm việc và điện năng tiêu thụ . Barcelona chỉ mạnh hơn trong giao dịch với bộ nhớ nhưng hiệu suất tổng thể của Intel vẫn mạnh hơn .

Nhiều vấn đề phiền muội tiếp theo đã xảy ra với AMD . Phiên bản cho máy để bàn Phenom X4 của AMD đã được phát hành trong tháng 11 đã bị phát hiện có lỗi TLB ảnh hưởng tới độ ổn định trong một số mức độ nào đó . AMD vội vàng phát hành bản vá bằng cách nâng cấp BIOS nhưng điều đó đã làm cho hiệu suất làm việc của bộ vi xử lí này giảm đi tới 10% . Mãi cho tới tháng 3/2008 , AMD mới phát hành bản Phenom X4 B3-Stepping đã được sửa lỗi TLB nhưng hình ảnh của Phenom X4 đã bị ảnh hưởng vì vụ việc này .

2008

Như trên đã đề cập tới tháng 3 , AMD với phát hành lại Phenom X4 B3-Stepping đã sửa lỗi TLB và sự chậm trễ này cũng như hiệu suất làm việc không đạt được nhiều ấn tượng khiến cho Intel làm mưa làm gió trên thị trường này . Những Model Core 2 mới hơn đã có mặt trên thị trường khi mà Phenom được phát hành trong khi ấy những Model Core 2 cũ hơn lại hạ giá . Như vậy Phenom X4 vẫn có thể tồn tại và hấp dẫn hơn nếu như có giá thành hạ . Nói tóm lại người mau rất khó để lựa chọn Phenom trừ trường hợp là người rất hâm mộ của AMD mà thôi .

Trong cùng thời gian đó AMD đã dùng thủ thuật nhỏ bằng cách sử dụng lại những Phenom X4 lỗi TLB nhưng chỉ kích hoạt 03 nhân làm việc và giới thiệu bộ vi xử lí Phenom X3 . Tất nhiên Intel thực sự không quan tâm tới Phenom X3 và X4 vì họ đã có những bộ vi xử lí mạnh hơn trong phân đoạn thị trường này và chỉ cần giảm giá là đã thu hút được khách hàng .

 \"/\"

Giữa năm 2008 , tại Computex một dòng CPU mới của Intel đã được giới thiệu với mục tiêu cho những thiết bị di động và giá rẻ . Bộ vi xử lí Atom được cho là sứ giả trong kỉ nguyên tính toán mới mà những máy kiểu Sub-NetBook trở nên thông dụng như Asus Eee PC . Tất nhiên Intel có rất nhiều tham vọng cho phân khúc thị trường này và NetBook đã trở thành tên những thiết bị tinh toán di động .

Thiết bị này mà dựa trên nền tảng Intel bao gồm có bộ vi xử lí Atom kèm theo Chipset 945GM và Chip SouthBridge ICH-7M . Bộ vi xử lí Atom dựa trên vi cấu trúc cũ hơn của Intel và chỉ có Single-Core và sự quay trở lại của Hyper-Threading và quan trọng hơn cả nó chỉ tiêu thụ điện năng có 4W mà thôi .

 \"/\"

Trong năm 2008 , AMD có kế hoạch thu gọn những bộ vi xử lí K10 của mình theo công nghệ chế tạo 45nm bằng việc giới thiệu bộ vi xử lí Shanghai Opteron . Phiên bản của Shanghai cho người tiêu dùng sẽ có tên là Phenom II và sẽ được cho ra mắt lần đầu tại CES 2009 . Cũng như 45nm Opteron việc chuyển từ công nghệ chế tạo 65nm sang 45nm cho phép những bộ vi xử lí của AMD nhỏ gọn hơn , có nhiều bộ nhớ Cache hơn và như thế sẽ tạo điều kiện cho AMD theo kịp với Intel .

Cũng trong thời gian này Intel cũng xúc tiến việc giới thiệu vi cấu trúc mới có tên gọi Nehalem với mục đích thay thế dần vi cấu trúc Core . Bộ vi xử lí cho người tiêu dùng có tên thương mại Core i7 có 08 lõi Logic ( 04 lõi vật lí ) , tích hợp Bộ phận điều khiển bộ nhớ bên trong , hỗ trợ bộ nhớ DDR3 . Vi cấu trúc Nehalem cho thấy số lượng lõi vẫn là trận chiến của nền tảng x86 trong tương lai gần .

Đã có những phương án của bộ vi xử lí 06 , 08 lõi sẽ được phát hành vào cuối năm 2009 cho máy chủ .

\"\"\"\"